Tâm lý học trường học Đại học Sư phạm Hà Nội

I. ĐỊA CHỈ ĐƠN VỊ

Địa chỉ: Trường Đại học Sư phạm, số 20 - Đường Lương Ngọc Quyến, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Điện thoại: 02083 856 841.

Email:

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐƠN VỊ

Vào mùa thu năm 1966, tại huyện Đại Từ - một vùng chiến khu xưa của tỉnh Thái Nguyên, trường Đại học Sư phạm Việt Bắcđược ra đời. Lúc này đất nước đang trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ rất khốc liệt. Miền Bắc vừa hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Trước tình hình đó, sự ra đời của một trường Đại học Sư phạm là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng. Trường gồm 7 khoa: Văn, Sử, Địa, Toán, Lý, Hoá, Sinh và một tổ bộ môn chung trực thuộc trường, trong đó có bộ môn Tâm lý - Giáo dục. Đến năm 1970, trường dời từ huyện Đại Từ về khu Mỏ Bạch, TP Thái Nguyên.

Từ ngày đầu thành lập, trong suốt những năm tháng chiến tranh, cán bộ giảng dạy tổ bộ môn Tâm lý - Giáo dục đã cố gắng vượt bậc, vượt qua khó khăn gian khổ, tham gia tốt vào hoạt động đào tạo của nhà trường. Các thế hệ sinh viên lần lượt trưởng thành. Những tri thức về lĩnh vực Tâm lý - Giáo dục trở thành một phần của "hành trang" nghề nghiệp, giúp họ thành công trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

Ngày 26 tháng 03 năm 1996, Ban Giám đốc Đại học Thái Nguyên ra quyết định thành lập Khoa Tâm lý - Giáo dục thuộc trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, đánh dấu một chặng đường phát triển mới của khoa Tâm lý - Giáo dục.

Từ năm 1996 đến nay khoa Tâm lý - Giáo dục ngày một lớn mạnh. Cùng với việc góp phần đào tạo đội ngũ giáo viên phổ thông và hệ cử nhân thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của trường và Đại học Thái Nguyên, khoa Tâm lý - Giáo dục đã đào tạo được nhiều cán bộ giảng dạy chuyên ngành Tâm lý - Giáo dục cho các trường Cao đẳng và Đại học, đào tạo cán bộ có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ thuộc các lĩnh vực Quản lý giáo dục, Giáo dục học. Khoa Tâm lý - Giáo dục nói riêng, trường ĐH Sư phạm nói chung đã cống hiến cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của nước nhà nhiều nhà Giáo dục, Quản lý Giáo dục, cán bộ khoa học tâm huyết và giàu năng lực, nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị

Suốt 53 năm qua, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, nhờ sự quan tâm sâu sát của các cấp lãnh đạo trường và Đại học, đặc biệt nhờ sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của các thế hệ thầy trò khoa Tâm lý - Giáo dục, Khoa đã thực sự góp phần vào quá trình phát triển chung của trường ĐH Sư phạm, đồng thời góp phần thực hiện tốt sứ mệnh của nhà trường trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC

Khoa Tâm lý - Giáo dục ngày đầu thành lập [3/1996]

1. Thời kỳ tiền thân của Khoa Tâm lý - Giáo dục
Vào mùa thu năm 1966, tại huyện Đại Từ - một vùng chiến khu xưa của tỉnh Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc được ra đời. Lúc này đất nước đang trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ rất khốc liệt. Miền Bắc vừa hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước tình hình đó, sự ra đời của một trường Đại học Sư phạm là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng. Trường gồm 7 khoa: Văn, Sử, Địa, Toán, Lý, Hóa, Sinh và một số tổ bộ môn chung trực thuộc trường, trong đó có bộ môn Tâm lý - Giáo dục [tiền thân của Khoa Tâm lý - Giáo dục ngày nay]. Năm học đầu tiên Tổ chỉ có 2 cán bộ trong biên chế và một cán bộ biệt phái. Tổ trưởng đầu tiên là thầy Phùng Đức Hải. Từ năm 1966 1975, cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Cũng như các khoa khác trong Trường, Tổ Tâm lý- Giáo dục đã trải qua những chặng đường sơ tán về vùng nông thôn đầy gian khổ. Chính trong thời gian ấy Tổ đã trưởng thành, vững bước đi lên, phấn đấu dạy tốt, làm tốt công tác dân vận,bám lớp, bám dân trong tình yêu thương, đùm bọc của bà con huyện Đại Từ [tỉnh Thái Nguyên]. Cũng chính trong thời gian này, Tổ đã biên soạn nhiều tài liệu giảng dạy, học tập về Tâm lý học, Giáo dục học. Một số công trình nghiên cứu về đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số, lý luận dạy học, giáo dục hướng nghiệp cũng được triển khai. Cùng với nhiệm vụ chính là giảng dạy và nghiên cứu khoa học, Tổ đã cử một số cán bộ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài. Một số thầy cô sau này trở thành các nhà khoa học đầu ngành như thầy Đặng Danh Ánh, thầy Nguyễn Văn Hộ Sau năm 1975, hòa cùng không khí thống nhất hai miền Nam Bắc, Tổ Tâm lý Giáo dục tích cực giảng dạy, góp phần vào hoạt động đào tạo chung của Trường; tiếp tục cử cán bộ đi học tập và bồi dưỡng chuyên môn ở nước ngoài nhằm phát triển và kiện toàn đội ngũ. Năm 1991, do có sự đổi mới về giáo dục, trường Cao đẳng Sư phạm Việt Bắc được sáp nhập vào trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, Tổ Tâm lý Giáo dục được bổ sung thêm số cán bộ của Tổ Tâm lý - Giáo dục trường Cao đẳng Sư phạm Việt Bắc.
2. Thời kỳ thành lập Khoa [từ năm 1996 đến nay]

Tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Tâm lý - Giáo dục [20/11/2015]

Đáp ứng yêu cầu phát triển, ngày 26 tháng 3 năm 1996, Ban Giám đốc Đại học Thái Nguyên ra quyết định thành lập Khoa Tâm lý - Giáo dục thuộc Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, đánh dấu một chặng đường phát triển mới. Trưởng Khoa đầu tiên là thầy Phan Hữu Tham. Từ năm 1996 1998, Khoa tập trung xây dựng chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Tâm lý Giáo dục. Năm học 1999 2000 là năm khởi đầu của hệ đào tạo 4 năm đối với sinh viên chuyên ngành của Khoa. Trong những năm đầu này, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo hệ cử nhân của Trường, Khoa đã liên kết với khoa Tâm lý Giáo dục học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội mở lớp đào tạo thạc sĩ Tâm lý học và Giáo dục học nhằm phát triển chuyên môn cho đội ngũ cán bộ trẻ của Khoa. Từ năm 2000 2012, để đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng phát triển của Trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên trong thời kỳ mới, Khoa Tâm lý Giáo dục nỗ lực xây dựng chương trình đào tạo sau đại học và đã thành công trong việc mở mã ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ thuộc 2 chuyên ngành Giáo dục học và Quản lý giáo dục. Năm 2004, với sự thành công trong việc mở mã ngành đào tạo tiến sĩ Giáo dục học, Khoa Tâm lý Giáo dục trở thành một trong những khoa đầu tiên của Trường có đào tạo trình độ tiến sĩ. Đây cũng là thời kỳ Khoa đã có những thay đổi đáng kể trong công tác đào tạo do Trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên chuyển đổi từ phương thức đào tạo theo niên chế sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Từ năm 2012 đến nay, để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học, cùng với việc tích cực thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, Khoa Tâm lý Giáo dục tập trung xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo hệ cử nhân sư phạm Tâm lý Giáo dục theo định hướng POHE đào tạo gắn với việc làm; chương trình đào tạo thạc sĩ theo 2 hướng: Nghiên cứu và ứng dụng; chương trình bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ Quản lý giáo dục dành cho cán bộ quản lý các cấp, bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên, bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ công tác Đoàn, Đội Mặt khác, Khoa đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển đội ngũ. Số cán bộ trẻ bảo vệ thành công luận án tiến sĩ được nâng lên, góp phần quan trọng vào sự lớn mạnh và trưởng thành của Khoa. Năm học 2015 - 2016, để kiện toàn tổ chức, nhằm đáp ứng yêu cầu của Trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên trong thời kỳ mới, Khoa Tâm lý - Giáo dục được cơ cấu lại và hình thành 2 bộ môn: Khoa học Giáo dục và Tâm lý học. Hiện tại, cùng với việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học, Khoa đang hoàn thiện và từng bước triển khai chương trình đào tạo hệ cử nhân theo hướng rẽ nhánh: chương trình Sư phạm Tâm lý Giáo dục và Giáo dục Công tác xã hội
Cùng với việc góp phần đào tạo đội ngũ giáo viên phổ thông và hệ cử nhân thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của Trường và Đại học Thái nguyên, Khoa Tâm lý Giáo dục đã đào tạo được nhiều cán bộ giảng dạy chuyên ngành Tâm lý Giáo dục cho các trường Cao đẳng và Đại học; đào tạo cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ thuộc các lĩnh vực: Quản lý giáo dục, Giáo dục học. Suốt 50 năm qua, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quan tâm sâu sát của các cấp lãnh đạo Trường và Đại học Thái Nguyên, đặc biệt nhờ sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của các thế hệ thầy trò, Khoa Tâm lý - Giáo dục đã không ngừng lớn mạnh, góp phần vào quá trình phát triển chung của trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên.

IV. SỨ MẠNG - TẦM NHÌN

1. Sứ mạng
Khoa Tâm lý Giáo dục có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng các chuyên gia giảng dạy, nghiên cứu, tư vấn và tham vấn tâm lý, nhân viên công tác xã hội, cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng, nghiên cứu và ứng dụng Tâm lý học, Khoa học giáo dục phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Tầm nhìn
Đến năm 2030, Khoa Tâm lý Giáo dục là cơ sở đào tạo hàng đầu trong cả nước về Tâm lý học và Khoa học giáo dục, nghiên cứu về chương trình đào tạo và ứng dụng khoa học giáo dục đạt trình độ ngang tầm với các cơ sở khác trong khu vực Đông Nam Á; có môi trường học tập, nghiên cứu chuyên nghiệp và đặc trưng vùng,đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng với nền giáo dục phát triển.

V. CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ

1. Chức năng
- Đào tạo Đại học; Sau đại học [Thạc sỹ, Tiến sỹ].
- Bồi dưỡng Nghiệp vụ Sư phạm; Nghiệp vụ Quản lý giáo dục; Nghiệp vụ Công tác Đoàn - Đội.
- Nghiên cứu khoa học.
2. Nhiệm vụ
* Đào tạo, bồi dưỡng
- Đào tạo giảng viên giảng dạy Tâm lý học, Giáo dục học cho trường Cao đẳng, Đại học và các cơ sở giáo dục khác.
- Đào tạo cán bộ nghiên cứu Tâm lý học, Giáo dục học cho các cơ sở nghiên cứu; chuyên gia tư vấn, tham vấn tâm lý - giáo dục; nhân viên công tác xã hội trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác.
- Đào tạo cán bộ, chuyên viên trong các tổ chức đoàn thể, các cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.
- Tham gia thực hiện nhiệm vụ đào tạo giáo viên các cấp của Trường Đại học Sư phạm -Đại học Thái Nguyên.
- Đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ các chuyên ngành: Giáo dục học, Quản lý giáo dục.
- Bồi dưỡng Nghiệp vụ Sư phạm cho giáo viên các trường Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, giảng viên các trường Cao đẳng, Đại học; bồi dưỡng Nghiệp vụ Quản lý cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp; bồi dưỡng Nghiệp vụ Công tác Đoàn - Đội cho sinh viên, giáo viên, cán bộ, chuyên viên...
* Nghiên cứu khoa học
- Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học các cấp thuộc lĩnh vực: Tâm lý học, Giáo dục học, Quản lý giáo dục... nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
- Nghiên cứu xây dựng, phát triển chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ hoạt động đào tạo đại học, sau đại học, chương trình bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp.
- Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.
- Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo khoa học nhằm phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu khoa học vào công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục đào tạo hiện nay.
* Các hoạt động đáp ứng nhu cầu xã hội
-Tư vấn, tham vấn tâm lý - giáo dục cho các tổ chức, trường học, cá nhân có nhu cầu.
- Thực hiện công tác xã hội trong trường học và cộng đồng.
3. Đội ngũ cán bộ, giảng viên

Hiện tại Khoa có 21 cán bộ, trong đó:
- Có 01 cán bộ, giảng viên có học hàm Giáo sư
- Có 04cán bộ, giảng viên có học hàm Phó giáo sư
- Có 05cán bộ, giảng viên có học vị Tiến sĩ
- Có 12cán bộ, giảng viên có học vị Thạc sĩ
-Số cán bộ có chức danh giảng viên cao cấp: 05
- Số cán bộ có chức danh giảng viên chính: 02
- Số cán bộ đang đi học nghiên cứu sinh: 05.

VI. CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC HỌC, TÂM LÝ HỌC​

Tâm lý học, Giáo dục học đang được xem là ngành Hot và rất cần nhân lực trong một vài năm gần đây. Trên thực tế, với những kiến thức chuyên ngành được đào tạo, sinh viên tốt nghiệp ngành Giáo dục học có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

1. Nhà giáo: Giảng dạy Tâm lý học, Giáo dục học trong các Trường chuyên nghiệp; Bồi dưỡng nghiệp vụ cho giảng viên, cán bộ quản lý trong và ngoài Tỉnh; Giảng dạy Kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.
2. Nhà nghiên cứu: Các nhà tâm lý học làm việc tại các Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu, các trường đại họcvà cao đẳng; tham gia vào việc hoạch định các chính sách liên quan đến đời sống tâm lý được ứng dụng trong các hoạt động quản trị, kinh doanh v.v ; Tham gia vào các dự án, các chương trình của các tổ chức trong và ngoài nước, tổ chức phi chính phủ v.v

3. Nhà tư vấn học đường:Làm việc tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lý học đường, giúp cho học sinh có đời sống tinh thần tốt hơn. Công việc chính của họ là tham gia vào việc phòng ngừa hoặc hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh trong việc vận dụng kiến thức tâm lý học, giáo dục học để phòng ngừa, ngăn chặn sự phát triển không lành mạnh về sức khỏe tinh thần; Trực tiếp tìm hiểu, can thiệp sớm với những trường hợp mới chớm có dấu hiệu rối nhiễu; Là cầu nối hỗ trợ cha mẹ học sinh, chuyển học sinh đến những cơ sở trị liệu chuyên biệt hơn nếu cần thiết; Cung cấp thông tin hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, giúp học sinh dễ dàng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bản thân sau khi ra trường.
4. Nhà trị liệu tâm lý:Làm việc tại các bệnh viện, các trung tâm trị liệu tâm lý khác với vị trí trị liệu tâm lý, hỗ trợ cho các bác sỹ. Đôi khi họ có thể làm việc độc lập. Họ giúp cho người có nhu cầu trị liệu phân tích, hiểu và giải quyết những mâu thuẫn tâm lý bên ngoài [mâu thuẫn với người khác] cũng như những khó khăn tâm lý mang tính nội sinh. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành tâm lý còn có thể làm công việc phát hiện, can thiệp, trị liệu cho trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ có rối nhiễu tâm trí, trẻ rối loạn cảm xúc..
5. Chuyên viên tham vấn:Các chuyên viên tham vấn có môi trường làm việc rất rộng, tại các trung tâm tư vấn, các công ty, các đường dây tư vấn nóng như 1080, 1088, 1900 hoặc các dự án phi chính phủ v.v Công việc của các chuyên viên tư vấn thường liên quan đến các vấn đề nảy sinh trong các lĩnh vực tình yêu, hôn nhân, gia đình, các mối quan hệ xã hội... Công việc của họ thường là gặp gỡ, trò chuyện để giúp cho người có nhu cầu nhận thức được vấn đề của mình và tự tìm ra được cách giải quyết phù hợp nhất.
6. Nhà tư vấn tuyển dụng:Giúp các nhà quản lí trường học, quản lý doanh nghiệp đánh giá nhu cầu nhân lực của tổ chức, nghiên cứu để xác định các yêu cầu của vị trí tuyển dụng, lên kế hoạch và thực hiện phỏng vấn tuyển dụng các ứng viên có những đặc điểm phù hợp.
7. Nhân viên công tác xã hội:Tham gia cộng tác với các tổ chức, cơ quan trong và ngoài Tỉnh như: Hội Liên hiệp phụ nữ, Sở Lao động - Thươnng binh và xã hội, Đài phát thanh, Truyền hình

Video liên quan

Chủ Đề