Tăng lương tối thiểu vì sao kinh tế vĩ mô

Nguồn: “Why some economists oppose minimum wages“, The Economists, 22/01/2014.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người lao động tại các quốc gia giàu có đã phải chịu đựng mức tiền lương trì trệ trong nhiều thập kỷ qua, cả trong thời điểm [nền kinh tế] tốt lẫn xấu. Các chính phủ đang nỗ lực phản ứng mạnh hơn bằng cách gia tăng mức lương tối thiểu. Chính quyền các bang và địa phương tại Hoa Kỳ đang thông qua chính sách tăng lương, còn Barack Obama thì ủng hộ tăng lương tối thiểu liên bang từ 7,25 USD/giờ lên 10,10 USD/giờ. Chính phủ mới của bà Angela Merkel đã đưa ra tín hiệu về việc ủng hộ một mức lương tối thiểu quốc gia mới; và vào ngày 16/01, George Osborne, Bộ trưởng Tài chính Anh, đã bày tỏ ủng hộ một mức tăng cao hơn lạm phát cho mức lương tối thiểu. Một mức lương tối thiểu cao hơn dường như là một cách đơn giản và hợp lý để cải thiện đời sống của người lao động. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế chống lại điều đó: chẳng hạn, các viện kinh tế hàng đầu của Đức đã thúc đẩy bà Merkel chống lại các yêu cầu về một mức lương tối thiểu. Vậy tại sao các nhà kinh tế thường phản đối mức lương tối thiểu?

Trong lịch sử, sự hoài nghi của các nhà kinh tế được bắt nguồn từ lo ngại rằng mức lương tối thiểu sẽ dẫn tới giảm việc làm. Các công ty sẽ thuê tất cả các nhân viên khi thấy cần thiết ở mức lương hiện hành, và với lập luận đó, bất cứ mức lương tối thiểu nào buộc các công ty phải trả nhiều tiền hơn cho các nhân viên hiện có sẽ khiến những công việc này trở nên không còn hiệu quả kinh tế, từ đó dẫn đến việc sa thải.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế đã buộc phải xem xét lại quan điểm của họ trong những năm đầu thập niên 1990, khi David Card và Alan Krueger của Văn phòng Quốc gia về Nghiên cứu Kinh tế Hoa Kỳ đưa ra bằng chứng rằng các mức tăng lương tối thiểu trong quá khứ đã không có tác động tới việc làm như được dự kiến. Họ phát hiện ra rằng sự gia tăng mức lương tối thiểu của New Jersey dường như không làm chậm tốc độ thuê mướn nhân công của các nhà hàng thức ăn nhanh ở New Jersey trong tương quan với bang láng giềng Pennsylvania.

Một số nhà kinh tế dự đoán rằng, một lời giải thích có thể là các công ty trước đây đã trả cho người lao động mức lương thấp hơn mức mà họ có thể trả bởi vì các nhân viên gặp phải trở ngại trong việc tìm kiếm công việc lương cao hơn do các chi phí liên quan đến thay đổi công việc. Điều đó có nghĩa là khi tiền lương bị buộc tăng lên, các công ty đã có thể hấp thu thêm các chi phí mà không phải sa thải bất cứ ai.

Các học giả tiếp tục trao đổi các nghiên cứu về việc liệu mức lương tối thiểu có phải đánh đổi bằng việc làm hay không. Một khảo sát gần đây của các nhà kinh tế tại Đại học Chicago đã chỉ ra rằng chỉ một số ít người được hỏi tin rằng việc gia tăng mức lương tối thiểu lên 9 USD/giờ của Hoa Kỳ sẽ khiến những người lao động nghèo “khó khăn hơn một cách đáng kể” trong việc tìm được việc làm. Tuy nhiên, cũng có một số ít nghĩ rằng việc tăng lương tối thiểu sẽ chẳng đáng nếu xét đến lợi ích của những người có thể tìm được việc làm.

Sự phản đối của các nhà kinh tế đối với các mức tăng cụ thể về lương tối thiểu đôi khi là do lo ngại rằng các chính trị gia sẽ áp đặt những mức lương tối thiểu cao một cách thiếu thận trọng, khiến các doanh nghiệp có thể sẽ thấy khó hấp thụ được nếu không sa thải nhân viên. Một số nhà kinh tế lập luận rằng có một phương án thay thế tốt hơn là trợ cấp tiền lương, điều sẽ gây ra chi phí cho chính phủ nhưng sẽ không làm ảnh hưởng xấu đến tình hình việc làm.

Những cuộc tranh luận về mức lương tối thiểu gần đây đã bị làm cho phức tạp thêm bởi bối cảnh kinh tế vĩ mô bất thường hiện nay. Khi nền kinh tế bị làm cho đình trệ bởi lượng cầu thấp, một tình cảnh mà các quốc gia giàu có phải trải qua kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008, các công ty có thể sẽ trở nên nhạy cảm hơn với mức lương tối thiểu. [Những người khác thì lập luận rằng lợi nhuận dương của doanh nghiệp cho thấy rằng các công ty có rất nhiều dư địa để chấp nhận việc tăng lương.] Các công nghệ mới cũng có thể khuếch đại hiệu ứng việc làm của việc tăng lương. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều cơ hội cho tự động hóa, các doanh nghiệp có thể lấy mức lương tối thiểu như một cái cớ để tổ chức lại sản xuất và cắt giảm việc làm. Nhưng quan điểm của các nhà kinh tế vẫn đang bị chia rẽ [và các nghiên cứu vẫn mâu thuẫn], bởi vì hầu hết mức tăng lương tối thiểu gần đây là tương đối khiêm tốn.

Phóng viên: Ông có thể cho biết quan điểm của ILO về đề xuất mức tăng lương tối thiểu 6,5% cho năm 2018 của Việt Nam?

Tiến sĩ Chang-Hee Lee: Đây là quyết định chung của Chính phủ, người sử dụng lao động và công đoàn thông qua Hội đồng Tiền lương quốc gia, và ILO hoàn toàn tôn trọng điều đó. Tôi chắc chắn rằng quá trình đi đến đồng thuận không hề đơn giản bởi mỗi bên đứng từ những lập trường và lợi ích riêng.

Có thể có nhiều luồng quan điểm về mức tăng 6,5%. Người lao động và công đoàn cho rằng mức đó không đủ để bảo đảm mức sống tối thiểu, trong khi người sử dụng lao động cho rằng sức cạnh tranh của họ bị ảnh hưởng nếu lương tối thiểu cứ tiếp tục tăng. Đây là cuộc tranh luận mà bạn có thể nghe thấy ở hầu hết mọi nơi trên thế giới.

Dựa vào số liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam, một số người có thể cho rằng mức tăng lương tối thiểu 6,5% là ở trong khoảng hợp lý. GDP [tổng sản phẩm quốc nội] của Việt Nam tăng 6,2% và CPI [chỉ số giá tiêu dùng] tăng 4,74% trong năm 2016. Năm nay, dự kiến tăng trưởng GDP sẽ ở mức 6,5% và CPI tăng 4%.

Tuy nhiên, lương tối thiểu có thể tác động khác nhau lên các nhóm khác nhau. Doanh nghiệp ở đáy của chuỗi cung ứng toàn cầu có thể cảm thấy lợi thế cạnh tranh về giá của họ phải chịu nhiều sức ép vì lương và lương tối thiểu liên tục tăng trong những năm gần đây. Nhưng xin đừng quên vế bên kia của phương trình. Chẳng hạn, trong gần một thập kỷ qua, giá gia công [hay còn gọi là giá CMT - gồm cắt, may, ủi] cho một chiếc áo sơ-mi hoặc quần jeans mà các nhà cung cấp của Việt Nam nhận được từ các công ty đa quốc gia vẫn hầu như không thay đổi, thậm chí còn thấp hơn trong một số trường hợp. Điều này giải thích vì sao những người sử dụng lao động trong các ngành xuất khẩu thường xuyên bị sức ép phải cải thiện hiệu quả của nhà máy, giảm chi phí sản xuất bằng cách giữ chi phí lao động thấp để duy trì biên lợi nhuận. Vì thế, các công ty đa quốc gia cần đối thoại với các nhà cung cấp Việt Nam và công đoàn để bảo đảm sự phân chia công bằng của các thành quả kinh tế và trách nhiệm xã hội. Chúng ta đều biết, nhiều nhãn hàng và công ty đa quốc gia đã cam kết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nhằm bảo đảm tuân thủ đầy đủ mức lương tối thiểu quốc gia, và tôn trọng nguyên tắc tự do liên kết và thương lượng tập thể.

Mặt khác, chúng ta cần nhìn vào những tác động tích cực mà mức lương tối thiểu mới có thể giúp tăng cầu nội địa. Lương tối thiểu không chỉ ảnh hưởng đến người lao động có mức lương sát mức sàn này, mà còn tác động đến cả những người nhận lương cao hơn thông qua việc điều chỉnh bậc lương trong doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là lương tối thiểu tăng có thể giúp cải thiện thu nhập của đa số người lao động, tăng tiêu thụ nội địa, đóng góp cho tăng trưởng GDP.

Bởi vậy, khi điều chỉnh lương tối thiểu, cần nhìn vào nhiều tác động mà sự thay đổi này có thể dẫn tới ở các ngành khác nhau, các doanh nghiệp xuất khẩu và hướng tới thị trường nội địa, và toàn bộ nền kinh tế.

Phóng viên: Tuy nhiên, tổ chức Công đoàn lại cho rằng lương tối thiểu cần bảo đảm mức sống tối thiểu cho người lao động và gia đình họ. Ông nghĩ gì về nhận định này?

Tiến sĩ Chang-Hee Lee: Tất cả công đoàn trên thế giới đều có cùng mục tiêu bảo đảm mức sống tối thiểu cho người lao động và gia đình họ. Mức sống tối thiểu là một khái niệm mang tính tương đối về thời gian và tùy theo quốc gia. Chẳng hạn, ba bữa cơm mỗi ngày và một chiếc xe đạp thế có lẽ đã là đủ ở thời điểm 20 năm trước, nhưng không còn đủ trong bối cảnh hiện nay.

Theo Công ước về Xác lập tiền lương tối thiểu của ILO, nhu cầu của người lao động và gia đình họ cần phải được tính đến khi xác lập tiền lương tối thiểu; đồng thời các yếu tố kinh tế, trong đó có thể bao gồm sức cạnh tranh và ổn định về giá, cũng cần được xét tới.

Mục đích bao trùm của chính sách tiền lương tối thiểu là nhằm bảo vệ người lao động không bị trả lương quá thấp.Nhưng khi được sử dụng hợp lý và kết hợp với các công cụ chính sách khác, nó cũng có thể giúp giảm chênh lệch tiền lương và tăng bình đẳng giới.

Để lương tối thiểu có hiệu quả trong việc xác lập mức sàn bảo vệ người lao động ở dưới đáy của thang lương trong khi vẫn bảo đảm môi trường kinh doanh để phát triển doanh nghiệp bền vững, Việt Nam cần phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động tốt hơn. Lương tối thiểu nên được xác lập dựa trên bằng chứng về tình hình kinh tế và thị trường lao động. Đồng thời, cần tăng cường hơn nữa năng lực chuyên môn của Ban Thư ký của Hội đồng Tiền lương quốc gia, để có thể cung cấp những phân tích sâu sắc về số liệu kinh tế và thị trường lao động,giúp đại diện của Chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động đàm phán dựa trên bằng chứng.

Phóng viên: Thực tế, lương tối thiểu chỉ đặt ra mức sàn trong khi tiền lương cần được quyết định thông qua đàm phán giữa người sử dụng lao động và người lao động. Theo ông, Việt Nam nên làm gì để cải thiện chất lượng của thương lượng tập thể?

Tiến sĩ Chang-Hee Lee: Là một công cụ chính sách xã hội, lương tối thiểu tác động tới những người lao động ở dưới đáy của thang lương trong thị trường lao động Việt Nam. Nhưng hiện tại, nhiều người lao động không có kỹ năng hoặc kỹ năng thấp ngay cả ở các doanh nghiệp lớn trong ngành công nghệ cao cũng chỉ nhận mức lương tối thiểu hoặc nhỉnh hơn một chút, và phải làm thêm giờ [thường với thời gian vượt quá pháp luật cho phép] để bù lại. Đó là do thương lượng tập thể kém phát triển.

Thành quả kinh tế của doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp FDI lớn trong ngành điện tử, cần phải được chia sẻ công bằng hơn. Có thể đạt được mục tiêu này thông qua thương lượng tập thể hiệu quả. Thương lượng tập thể hiệu quả cần có tổ chức của người lao động hiệu quả, độc lập với người sử dụng lao động. Rất tiếc, hiện các nơi làm việc tại Việt Nam thường chưa làm được điều đó.

Nếu muốn đạt được mục tiêu phát triển bền vững, trong đó người lao động có thể được hưởng một cách công bằng những thành tựu của tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần cải thiện khả năng đại diện của công đoàn và thương lượng tập thể.

Như Chính phủ đã cam kết, Việt Nam cần cải tổ pháp luật lao động và quan hệ lao động để phù hợp với Công ước của ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động. Điều này sẽ giúp đặt nền tảng cho tăng trưởng toàn diện thông qua quan hệ lao động hiệu quả.

Trân trọng cảm ơn ông.

NHẬT ANH

Video liên quan

Chủ Đề