Tàu voyager 2 đang ở đâu

Tàu voyager 2 đang ở đâu

Hình minh họa tàu vũ trụ Voyager - Ảnh: NASA

Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết hôm 18-5 (giờ địa phương), trong khi tàu Voyager 1 vẫn hoạt động bình thường, các dữ liệu từ hệ thống kiểm soát và kết nối với Trái đất của con tàu - viết tắt là AACS - lại không khớp với chuyển động của con tàu. Tàu vũ trụ này dường như đang nhầm lẫn một cách bí ẩn về vị trí của nó trong không gian.

Hệ thống AACS rất cần thiết để tàu Voyager gửi cho NASA dữ liệu về môi trường giữa các vì sao xung quanh nó, và ăng ten của tàu luôn hướng ngay về Trái đất.

Theo tạp chí Business Insider, bà Suzanne Dodd, người quản lý dự án Voyager 1 và 2 tại phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của NASA, cho biết: "Cả hai tàu vũ trụ đều đã gần 45 tuổi, vượt xa những gì các nhà hoạch định sứ mệnh dự đoán". 

NASA cho biết con tàu song sinh của tàu thăm dò Voyager 1, tàu Voyager 2, đang hoạt động bình thường.

Được phóng vào năm 1977 để khám phá các hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời, tàu Voyager 1 hiện cách Trái đất 23,3 tỉ km, trở thành vật thể xa nhất do con người tạo ra. Lâu nay nó vẫn hoạt động như mong đợi và tiếp tục gửi thông tin về hành trình quay trở lại Trái đất của nó cho đến ngày 18-5.

Các kỹ sư của NASA cho biết hệ thống kiểm soát và kết nối với Trái đất của con tàu đang gửi dữ liệu được tạo ngẫu nhiên, không "phản ánh những gì đang thực sự xảy ra trên tàu".

Bà Dodd và nhóm kỹ sư hy vọng sẽ tìm ra nguyên nhân khiến con tàu gửi những dữ liệu kỳ lạ như vậy. Một vấn đề chính đặt ra, thông điệp của NASA mất 20 giờ 33 phút để đi đến vị trí hiện tại của tàu Voyager 1. Do đó, một thông điệp khứ hồi giữa NASA và Voyager 1 mất hai ngày.

Tàu voyager 2 đang ở đâu
Tàu Voyager 1 sắp ra khỏi Hệ Mặt trời

GIA MINH

Voyager 2 đã đi đến vùng Interstellar sau 41 năm du hành vũ trụ

Tàu voyager 2 đang ở đâu

Sau 41 năm du hành trong vũ trụ thì đến ngày hôm qua ông Nicola Fox, giám đốc mảng vật lý Thái dương học NASA, thông báo tàu vũ trụ Voyager 2 đã chính thức đi vào vùng Interstellar, là vùng ranh giới phân định hệ mặt trời của chúng ta với phần còn lại của thiên hà Milky Way.

Trước đó đã có tàu Voyager 1, là anh em song sinh với Voyager 2 đã vượt qua làn ranh giới này vào năm 2012 và cũng đang chu du vào vô tận. Cả 2 tàu đều được phóng vào năm 1977 với mục đích đi vòng quanh các hành tinh trong hệ Mặt trời, đo đạc các thông số trong vũ trụ để truyền về Trái đất và sau đó là đi ra xa hơn, tiến vào dải ngân hà Milky Way.

Hiện tại tàu đang ở rìa ngoài của mớ bong bóng khí quyển được tạo ra bởi Mặt trời bao quanh hệ Mặt trời chúng ta, và theo các nhà khoa học thì nó đang ở giữa 2 luồng gió, 1 là từ phía Mặt trời, 1 từ phía vùng liên sao Interstellar.

Tàu voyager 2 đang ở đâu

Một hình minh họa hành trình của Voyager 1 để anh em hình dung lộ trình của cả 2 chiếc tàu này


Tàu voyager 2 đang ở đâu

Vị trí của 2 tàu Voyager vào thời điểm hiện tại​

Vào thời điểm các nhà khoa học phóng 2 tàu Voyager lên vũ trụ họ cũng không dám chắc sẽ phải mất bao nhiêu thời gian để 2 tàu đi ra khỏi hệ mặt trời, cũng như không biết với các vật liệu như vậy tàu có thể tồn tại ở trong điều kiện như những giờ chúng đang trải qua không. Rất may mắn là các thông tin được gửi về vẫn rất đều đặn cho thấy cả 2 tàu Voyager vẫn ở trạng thái khỏe mạnh, vẫn còn đủ sức chinh chiến một thời gian dài nữa.

Theo bà Suzanne Dodd, giám đốc của dự án, thì bà mong là cả 2 tàu sẽ đạt đến ngưỡng 50 năm tuổi thọ vào năm 2027. Và dần dần các thiết bị trên tàu sẽ phải tắt bớt dần bởi lõi năng lượng làm từ plutonium sẽ tan ra dần và giảm 4W mỗi năm. Các nhà khoa học dự đoán trong vòng 300 năm tới, Voyager 2 sẽ đến vùng mây Oort, một vùng xa của các sao chổi bay quanh Mặt trời. Và cuối cùng theo lý thuyết thì sẽ mất 30,000 năm Voyager sẽ rời khỏi vùng mây Oort và chính thức ra khỏi hệ Mặt trời...

Lúc đó loài người đang ở đâu nhỉ? Anh em có thể xem các hình ảnh Voyager chụp được trong chuyến du hành của mình dưới đây


NASA công bố Voyager 2 đã đi vào vùng Interstellar​


Tham khảo NASA

Tàu voyager 2 đang ở đâu

Tàu voyager 2 đang ở đâu

Âm thanh từ nơi xa nhất tàu vũ trụ đi tới

Tàu vũ trụ của NASA từ lâu đã vượt qua rìa của hệ mặt trời xuyên qua nhật quyển (heliosphere) - biên giới của hệ mặt trời với không gian giữa các vì sao - để đi vào môi trường liên sao.

Theo nghiên cứu do Đại học Cornell, Mỹ, dẫn đầu được công bố trên tạp chí Nature Astronomy, giờ đây, các thiết bị của tàu vũ trụ Voyager 1 đã phát hiện âm thanh không đổi của khí liên sao (sóng plasma).

Xem xét dữ liệu gửi từ từ trở lại Trái đất từ vị trí cách xa hơn 22,5 tỉ km, Stella Koch Ocker, nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành thiên văn học tại Đại học Cornell đã phát hiện ra phát xạ.

Tàu voyager 2 đang ở đâu
Tàu vũ trụ của NASA phát hiện âm thanh liên tục trong môi trường liên sao. Ảnh: NASA.

“Nó rất mờ nhạt và đơn điệu, bởi vì nó nằm trong một băng thông tần số hẹp. Chúng tôi đang phát hiện ra tiếng o o nhỏ và dai dẳng của khí liên sao" - học giả Ocker nói.

Công trình này cho phép các nhà khoa học hiểu cách môi trường liên sao tương tác với gió mặt trời, và cách bong bóng bảo vệ của nhật quyển của hệ mặt trời được môi trường liên sao định hình và điều chỉnh, Ocker nói thêm.

Tàu vũ trụ Voyager 1 được phóng vào vũ trụ tháng 9.1977. Tàu của NASA đã bay qua sao Mộc năm 1979 và sau đó là sao Thổ vào cuối năm 1980. Di chuyển với vận tốc khoảng 61.152 km/h, Voyager 1 đã vượt qua nhật quyển vào tháng 8.2012.

Tín hiệu ổn định, bền bỉ

Sau khi đi vào không gian liên sao, hệ thống sóng Plasma của tàu vũ trụ Voyager 1 đã phát hiện ra những nhiễu động trong khí. Tuy nhiên, giữa những nhiễu động kể trên vốn liên quan tới mặt trời, các nhà nghiên cứu phát hiện ra một tín hiệu ổn định, bền bỉ do khoảng không gian vũ trụ gần như chân không mong manh tạo ra.

“Môi trường liên sao giống như một cơn mưa nhẹ. Trong trường hợp có phun trào năng lượng mặt trời, nó giống như phát hiện một tia sét bùng lên trong cơn giông và sau đó nó tiếp tục quay lại là một cơn mưa nhẹ" - tác giả cấp cao James Cordes, giáo sư thiên văn học George Feldstein, cho biết.

Học giả Ocker tin rằng, có nhiều hoạt động ở mức độ thấp trong khí liên sao hơn các nhà khoa học từng nghĩ trước đây. Điều này giúp các nhà nghiên cứu theo dõi sự phân bố trong không gian của plasma, nghĩa là khi nó không bị nhiễu vì các tia sáng mặt trời.

Nhà khoa học nghiên cứu của Cornell, Shami Chatterjee, đã giải thích việc theo dõi liên tục mật độ của không gian liên sao quan trọng như thế nào.

Tàu voyager 2 đang ở đâu
Các mốc thời gian đáng chú ý của tàu vũ trụ Voyager 1 kể từ khi được phóng vào không gian vũ trụ hơn 4 thập kỷ. Ảnh: NASA.

"Chúng tôi chưa bao giờ có cơ hội để đánh giá nó. Bây giờ chúng tôi biết rằng chúng tôi không cần một sự kiện ngẫu nhiên liên quan đến mặt trời để đo plasma giữa các vì sao. Bất kể mặt trời đang làm gì, Voyager đang gửi lại thông tin chi tiết. Tàu vũ trụ đang nói kiểu: "Đây là mật độ mà tôi đang bay. Và đây là hiện tại". Voyager ở khá xa và sẽ làm việc này liên tục" - Shami Chatterjee giải thích.

Theo Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, để gửi một tín hiệu đến Trái đất, cần 22 watt. Tàu Voyager 1 có gần 70 kilobyte bộ nhớ máy tính và khi bắt đầu sứ mệnh có tốc độ dữ liệu là 21 kilobit/giây. Do khoảng cách 22,5 tỉ km từ Trái đất, tốc độ liên lạc của tàu vũ trụ này kể từ đó đã chậm lại còn 160 bit/giây.