Tên công ty của tiến sĩ brief là gì

Oa-sing-tơn, ngày 16 tháng 4 năm 2012 – Hôm nay, các Giám đốc Điều hành đã họp để lựa chọn Chủ tịch mới của Nhóm Ngân hàng Thế giới. Ban Giám đốc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự lãnh đạo xuất sắc và sự cống hiến của ông Robert B. Zoellick trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở các quốc gia thành viên, nhiệm vụ trọng tâm của Nhóm Ngân hàng Thế giới.

Các Giám đốc Điều hành tuân thủ một quy trình lựa chọn mới được thông qua năm 2011, theo đó, lần đầu tiên trong lịch sử Ngân hàng Thế giới, quy trình lựa chọn chấp nhận nhiều đề cử cho chức Chủ tịch Ngân hàng Thế giới. Theo quy trình mới này, bất kỳ Giám đốc Điều hành hoặc Thống đốc nào cũng có thể giới thiệu ứng cử viên mang quốc tịch thuộc các quốc gia thành viên của Ngân hàng Thế giới, công bố tên của các ứng viên. Sau đó, các Giám đốc Điều hành phỏng vấn các ứng viên và đưa ra lựa chọn cuối cùng cho vị trí Chủ tịch.

Các Giám đốc Điều hành đã lựa chọn Tiến sỹ Jim Young Kim vào vị trí Chủ tịch nhiệm kỳ 5 năm bắt đầu từ 1/7/2012. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới là Chủ tọa của Ban Giám đốc điều hành của Ngân hàng Quốc tế cho Tái thiết và Phát triển [IBRD] và Hiệp hội Phát triển Quốc tế [IDA]. Chủ tịch cũng là Chủ tọa của Ban Giám đốc điều hành của Công ty Tài chính Quốc tế [IFC], Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương [MIGA], và Hội đồng Hành chính của Trung tâm Quốc tế Giải quyết các Tranh chấp Đầu tư [ICSID].

Các Giám đốc Điều hành bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới tất cả các ứng viên, ông Jim Yong Kim, ông José Antonio Ocampo và bà Ngozi Okonjo-Iweala. Tất cả các ứng viên đã làm phong phú thêm quá trình thảo luận về vai trò của Chủ tịch và hướng phát triển tương lai của Nhóm Ngân hàng Thế giới. Việc cả ba ứng viên của vòng cuối cùng này đều nhận được sự ủng hộ của nhiều nước thành viên đã chứng tỏ năng lực xuất sắc của họ. Các Giám đốc Điều hành đều rất mong đợi sẽ được làm việc với Tiến sỹ Kim khi ông bắt đầu nhiệm kỳ của mình tại Ngân hàng Thế giới.

Tiến sỹ Jim Yong Kim hiện là Hiệu trưởng của Đại học Dartmouth. Là một công dân Mỹ, Tiến sỹ Kim là đồng sáng lập tổ chức Đối tác Y tế [PIH] và cựu giám đốc của Cục HIV/AIDS thuộc Tổ chức Y tế Thế giới. Trước khi trở thành Hiệu trưởng của Đại học Dartmouth, Tiến sỹ Kim là giáo sư của Trường Y và Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Harvard. Ông cũng từng là Trưởng khoa Y tế Toàn cầu và Y khoa Xã hội thuộc Trường Y Harvard, Trưởng Ban Bình đẳng Y tế toàn cầu tại Brigham và Bệnh viện Phụ nữ, và giám đốc của Trung tâm Y tế và Quyền con người François Xavier Bagnoud tại Trường Y tế Công cộng Harvard.

Tiến sỹ Kim từng được nhận học bổng MacArthur “Genius” [2003], được vinh danh một trong 25 nhà lãnh đạo xuất sắc nhất nước Mỹ do tạp chí US News & World Report bình chọn [2005], và được tạp chí TIME bầu chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới [2006]. Năm 2004, ông cũng được bầu vào Viện Y học thuộc Viên Hàn lâm Khoa học Quốc gia – một trong những danh hiệu cao quý nhất trong lĩnh vực y tế cho những thành tựu chuyên môn và sự cam kết phục vụ cộng đồng. Các nghiên cứu của ông đã được xuất bản rộng rãi trong hai thập niên qua, ông là tác giả hoặc đồng tác giả của các bài báo trên những tạp chí y khoa và khoa học hàng đầu, bao gồm Tạp chí Y khoa New England, Lancet, và Science.

Sinh năm 1959 tại Sơ-un, Hàn Quốc, Tiến sĩ Kim cùng gia đình chuyển đến Hoa Kỳ khi ông được năm tuổi, và lớn lên ở Muscatine, Iowa. Năm 1982, Tiến sy Kim đã tốt nghiệp hạng ưu của Đại học Brown. Ông đã lấy bằng tiến sĩ y khoa từ Đại học Y Harvard vào năm 1991 và bằng Tiến sĩ Nhân chủng học của Đại học Harvard vào năm 1993. Ông kết hôn với Tiến sĩ Younsook Lim, một bác sĩ nhi khoa, và vợ chồng ông có hai con trai.

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

Họ tên NCS: Lê Văn Khoa

Tên đề tài luận án: "Hiệu quả của bổ sung bánh tăng cường vi chất đến tình trạng dinh dưỡng và trí lực của trẻ 6 – 9 tuổi tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ"

Chuyên ngành: Dinh dưỡng - Mã số: 9720401

Người hướng dẫn: PGS. TS. Lê Bạch Mai [Viện Dinh dưỡng]; PGS.TS. Phạm Thị Tâm [Trường Đại học Y Dược Cần Thơ]

Tên cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng Quốc gia

PHẦN NỘI DUNG

ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Suy dinh dưỡng [SDD] và thiếu vi chất dinh dưỡng [VCDD] ở trẻ em là những vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng đáng quan tâm ở nhiều nước đang phát triển. Các vấn đề thiếu vi chất khác như thiếu vitamin A, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu selen,... cũng còn tương  đối trầm trọng  ở những nước đang phát triển, đặc biệt là nước nghèo. SDD ở lứa tuổi tiểu học và tiền dậy thì có ảnh hưởng không nhỏ đến giai đoạn phát triển dậy thì tiếp đó, nhất là về tăng trưởng chiều cao.

Tổ chức Y tế thế giới [WHO] và UNICEF đã khuyến cáo bổ sung vi chất dinh dưỡng nên là một giải pháp cần thiết trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Ngoài ra, trên thế giới và trong nước cũng đã có một số nghiên cứu về hiệu quả của can thiệp vi chất dinh dưỡng đối với trí tuệ của trẻ em nhưng cho các kết quả chưa thống nhất.

Việc nghiên cứu các giải pháp can thiệp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng và trí tuệ cho trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là vấn đề rất cần thiết vì trẻ chuẩn bị vào giai đoạn phát triển nhanh về thể chất [nhất là chiều cao] và dậy thì sau đó. Chính vì vậy, nghiên cứu thử nghiệm can thiệp tăng cường vi chất dưới dạng bánh sữa ở học sinh của 2 trường tiểu học tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ đã được tiến hành nhằm mục tiêu: Đánh giá hiệu quả can thiệp về nhân trắc ở học sinh 6 – 9 tuổi huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ sau 6 tháng ăn bánh được tăng cường vi chất; Đánh giá hiệu quả can thiệp về tình trạng vi chất dinh dưỡng ở học sinh 6 – 9 tuổi huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ sau 6 tháng ăn bánh được tăng cường vi chất; Đánh giá hiệu quả can thiệp về trí tuệ ở học sinh 6 – 9 tuổi huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ sau 6 tháng ăn bánh được tăng cường vi chất.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm đối chứng, mù đôi và đánh giá trước – sau can thiệp trên 557 trẻ 6 – 9 tuổi tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ năm 2012 – 2013. Tất cả người nghiên cứu và tham gia nghiên cứu không biết loại bánh nào được tăng cường vi chất cho đến khi phân tích xong số liệu Các trẻ tham gia nghiên cứu trong 6 tháng được chia làm 3 nhóm: nhóm I: 185 trẻ ăn bánh được tăng cường vi chất [gồm: Vitamin A, Vitamin D, Kẽm, Iốt và Canxi], nhóm II: 185 trẻ ăn bánh không được tăng cường vi chất, nhóm III: 187 trẻ không ăn bánh. Toàn bộ trẻ được khảo sát chỉ số nhân trắc lúc ban đầu và được tẩy giun 1 liều duy nhất Albendazol 400mg [cả 3 nhóm]; hỏi tiêu thụ thực phẩm 24 giờ qua của trẻ [3 nhóm]; làm Test Raven màu [3 nhóm] và xét nghiệm sinh hóa lần một [T0]: nhóm I và II. Mỗi trẻ được nhận một chiếc bánh mỗi ngày x 5 ngày/tuần. Sau 6 tháng [T6] sẽ khảo sát lại chỉ số nhân trắc và điều tra tần suất tiêu thụ thực phẩm 24 giờ qua của trẻ [3 nhóm]; làm Test Raven màu [3 nhóm];  xét nghiệm sinh hóa lần 2 [nhóm I và II].

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ: theo phân loại của WHO 2006 - Zscore cho trẻ 5 – 10 tuổi. Đánh giá trí tuệ: Sử dụng Bộ Test Raven màu khuôn hình tiếp diễn dùng cho trẻ em 5 – 10 tuổi. Nhóm các chỉ số sinh hóa: điểm ngưỡng đánh giá thiếu: nồng độ Hb < 115 g/L; Vitamin D huyết thanh < 50ng/mL; canxi toàn phần dưới 2,1 mmol/L [84mg/L]; Ferritin huyết thanh < 15 µg/L; trung vị iod niệu < 10 µg/dL. Xử lý và phân tích: Số liệu được nhập bằng phần mềm EpiData 3.1; số liệu về nhân trắc học được xử lý bằng phần mềm Anthro Plus của WHO 2006. Sau đó, tất cả số liệu được chuyển và phân tích bằng phần mềm Stata 10.0; trước khi sử dụng các phép thống kê, số liệu [các biến số] được kiểm định về phân phối chuẩn.

KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN

Hiệu quả trên các chỉ số nhân trắc

- Cân nặng trung bình tăng có ý nghĩa thống kê giữa nhóm nhóm I so với nhóm III với mức tăng 1,4±0,8 [kg] so với 1,1±0,8 [kg] và giữa nhóm II [1,3±1,0 kg] với nhóm III [p

Chủ Đề