Thạc sĩ Data Science đại học Khoa học Tự nhiên

Tên chương trình: Khoa học dữ liệu

Ngành đào tạo: Khoa học máy tính [Computer Science]

Chuyên ngành: Khoa học dữ liệu [Data Science]

Loại hình đào tạo: Chính quy - Hệ tín chỉ

Bằng tốt nghiệp: Thạc sỹ khoa học

1. Mục tiêu chung

• Đào tạo nhân lực chất lượng cao có khả năng tạo ra tri thức, sản phẩm mới, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ xã hội và đất nước.

• Đào tạo thạc sỹ khoa học có kiến thức cơ sở và chuyên môn vững vàng, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp; có phương pháp tư duy tổng hợp và hệ thống, khả năng tiếp cận, tổ chức và giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực Khoa học máy tinh; có khả năng và phương pháp nghiên cứu khoa học độc lập, sáng tạo, thích nghi với môi trường làm việc, có khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ.

2. Mục tiêu cụ thể - Chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục

2.1. Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo thạc sỹ khoa học Khoa học máy tính [KHMT] là trang bị cho người tốt nghiệp:

• Có kiến thức cơ sở chuyên môn rộng để có khả năng làm việc độc lập và có thể thích ứng tốt với các công việc khác nhau thuộc lĩnh vực chuyên môn rộng của ngành Khoa học máy tính.

• Có kỹ năng nghề nghiệp và cá nhân, tính chuyên nghiệp, kỹ năng về quản lý, kiến thức về xã hội cũng như các cách tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau phù hợp với các khía cạnh khác nhau của xã hội.

• Có kỹ năng tổ chức, lãnh đạo, làm việc nhóm; kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả để có thể làm việc được trong môi trường đa ngành và môi trường quốc tế.

• Có khả năng tự đào tạo, tự cập nhật kiến thức và nghiên cứu khoa học. Có khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn và tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật mới để thiết kế phát triển sản phẩm, đề xuất giải pháp cho các vấn đề thực tiễn trong chuyên ngành Khoa học dữ liệu của ngành Khoa học máy tính.

2.2. Chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục: Sau khi tốt nghiệp, Thạc sỹ Khoa học máy tính của Trường ĐHBK Hà Nội phải đạt được chuẩn đầu ra của chương trình Cử nhân Kỹ thuật ngành Khoa học máy tính cùng với các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo thạc sỹ theo chuyên ngành Khoa học dữ liệu [KHDL].

1. Có kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Khoa học máy tính, kiến thức nâng cao và chuyên sâu theo chuyên ngành. Có khả năng nghiên cứu và phát triển các hệ thống, sản phẩm phần mềm:

1.1 Nắm vững các kiến thức Toán và khoa học cơ bản, toán cho công nghệ thông tin vào giải quyết các bài toán kỹ thuật,

1.2 Khả năng áp dụng các kiến thức cơ sở cốt lõi ngành bao gồm hệ thống máy tính, giải thuật và lập trình, cơ sở dữ liệu, phân tích thiết kế và phát triển phần mềm, an toàn an ninh thông tin, trí tuệ nhân tạo và khai phá dữ liệu, quản lý dự án CNTT… trong nghiên cứu và phát triển các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin.

1.3 Nắm vững và có khả năng áp dụng các kiến thức chuyên ngành, tiếp cận định hướng ứng dụng về KHDL trong xây dựng và phát triển các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin.

1.4 Nắm vững và có khả năng phân tích tổng hợp các kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành KHDL trong nghiên cứu hàn lâm hay nghiên cứu phát triển các hệ thống, sản phẩm, giải pháp thông minh và tiềm năng sử dụng Công nghệ thông tin.

2. Có kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:

2.1 Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật, hiểu biết các phương pháp tiếp cận khác nhau của quá trình xây dựng công nghệ, thích hợp với mọi mặt: kinh tế - xã hội, đạo đức nghề nghiệp, luật pháp và an toàn thông tin.

2.2 Có khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức

2.3 Có tư duy hệ thống và tư duy phê bình

2.4 Có tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc

2.5 Có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp

2.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời

3. Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:

3.1 Có kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm [đa ngành]

3.2 Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.

3.3 Có kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt chứng chỉ B1.

4. Có khả năng tự đào tạo, tự cập nhật kiến thức và nghiên cứu khoa học. Khả năng tìm tòi các vấn đề thực tiễn, vận dụng kiến thức chuyên ngành để nghiên cứu, đề xuất và đánh giá giải pháp kỹ thuật và công nghệ cho các hệ thống, sản phẩm Công nghệ thông tin trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:

4.1 Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp công nghệ thông tin với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa

4.2 Nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp công nghệ thông tin, tham gia xây dựng dự án công nghệ thông tin

4.3 Tự đào tạo, tự cập nhật kiến thức và nghiên cứu khoa học

4.4 Nghiên cứu và đề xuất giải pháp kỹ thuật và công nghệ cho các hệ thống, sản phẩm Công nghệ thông tin

4.5 Có khả năng đánh giá giải pháp kỹ thuật và công nghệ cho các hệ thống, sản phẩm Công nghệ thông tin

Tuyển sinh được thực hiện bằng hình thức tuyển thẳng.

Data Science Certificate

  • Điều kiện cần khi tham gia khóa học: HV có kiến thức tin học văn phòng và sử dụng Internet
  • Lưu ý:Học phí chỉ áp dụng cho Học viên đã đăng ký combo LDS1+LDS2 khóa 270-271-272[Năm 2021 trở về trước]

Thời lượng: 437 tiết học+ 67 tiết đồ án

Học phí : 29.000.000đ

Lịch khai giảng

Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành "Khoa học dữ liệu" [Data Science], được Đại học Quốc gia Hà Nội cho phép triển khai đào tạo thí điểm tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên [quyết định số 1957/QĐ-ĐHQGHN], tuyển sinh khoá đầu tiên vào tháng 9 năm 2018.

Chương trình được xây dựng trên cơ sở thế mạnh của Khoa Toán - Cơ - Tin học, nơi có đội ngũ giảng viên mạnh trong cả ba lĩnh vực có vai trò quan trọng trong Khoa học dữ liệu là Toán ứng dụng, Thống kê và Khoa học máy tính. Khung chương trình được thiết kế sử dụng nguồn tham khảo chính là chương trình đào tạo thạc sĩ Khoa học dữ liệu của Khoa Thống kê, Đại học Stanford [Mỹ].

Trong năm 2020 chương trình đào tạo Khoa học dữ liệu tại Khoa Toán - Cơ - Tin học chính thức là chương trình nằm trong chuỗi hợp tác liên kết đào tạo với Quỹ đổi mới sáng tạo VINIF thuộc Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn [VINBDI].

Mục tiêu của chương trình là cung cấp cho các học viên các kiến thức nền tảng về khoa học dữ liệu và rèn luyện các kĩ năng phục vụ ứng dụng thực tế, bao gồm:

  • Kiến thức về các phương pháp số và phương pháp thống kê trong phân tích dữ liệu;
  • Kiến thức và kĩ năng phát triển, khai thác phần mềm phân tích dữ liệu lớn trên các hệ thống tính toán phân tán;
  • Kiến thức và kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra trong các bài toán phân tích dữ liệu lớn;
  • Kiến thức và kĩ năng tổng hợp, phân tích, diễn giải dữ liệu và đưa ra các mô hình dự báo trong các ứng dụng cụ thể.

Chương trình đào tạo thạc sĩ Khoa học dữ liệu được thiết kế dành cho 2 đối tượng chính đã có bằng cử nhân khoa học kĩ thuật [chi tiết xem ở phần Thông tin tuyển sinh]

  • Các học viên có định hướng nghiên cứu trong lĩnh vực Khoa học dữ liệu và Thống kê hoặc Khoa học máy tính, có dự định tiếp tục theo các chương trình đào tạo liên quan ở bậc tiến sĩ;
  • Các học viên đang làm việc hoặc có dự định làm việc trong các lĩnh vực đòi hỏi kiến thức và kĩ năng phân tích dữ liệu.

Với thời gian lên lớp ngoài giờ hành chính, các học viên đang đi làm có điều kiện giữ vị trí công việc của mình. Các học viên khác sẽ có thể tham gia các đề tài nghiên cứu/triển khai tại Phòng thí nghiệm Khoa học dữ liệu hoặc cùng với các chuyên gia khoa học dữ liệu từ các trường đại học khác được mời tham gia chương trình đào tạo.

Lễ ra mắt Phòng Thí nghiệm Khoa học dữ liệu thuộc VIASM, đơn vị có vai trò kết nối các chuyên gia trong nước

Học viên cũng có rất nhiều cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp có thoả thuận hợp tác với Khoa Toán - Cơ - Tin học [FPT, Viettel, Misa, Alt Inc. - Nhật Bản, InfiniGru - Hàn Quốc, ...].

 

Lễ kí kết hợp tác với Tập đoàn FPT

Cơ hội học bổng: Công ty InfiniGru có chương trình tài trợ toàn bộ học phí kèm theo kì thực tập trong lĩnh vực FinTech cho học viên có cam kết làm việc cho công ty.

Lễ kí kết hợp tác với công ty InfiniGru, Hàn Quốc

Học viên có kết quả học tập tốt được nhận học bổng học tập theo quy định của Trường ĐHKHTN và của ĐHQGHN. Ngoài ra, còn có nhiều học bổng tài trợ do các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân tài trợ như: học bổng BIDV; học bổng Toshiba; học bổng Đỗ Quân; học bổng Vallet; học bổng từ Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup,…

Video liên quan

Chủ Đề