Tham sống sợ chết có nghĩa là gì

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "ham sống sợ chết", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ ham sống sợ chết, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ ham sống sợ chết trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Đại tướng quân tham sống sợ chết.

2. Nỗi sợ về cuộc sống và cái chết,

3. Sợ chết là điều giúp ta giữ mạng sống.

4. Chỉ những người không sợ chết là đáng sống.

5. Áp-ra-ham đã nhầm lẫn lo sợ là những người lành sẽ chết cùng với người ác.

6. Sao ngươi* phải sợ phàm nhân nay sống mai chết,+

7. Gióp và Áp-ra-ham đã biết gì về sự chết và sự sống lại?

8. Ngày nay hàng triệu người sống trong sự sợ hãi người chết.

9. Tôi từng sợ chết nhưng giờ đây chờ đợi “sự-sống dư dật”

10. 20 Tôi từng sợ chết nhưng giờ đây chờ đợi “sự-sống dư dật”

11. Chúng ta sợ chịu khổ, sợ đau và sợ chết.

12. Nói gì nếu bạn sống ở Sô-đôm, gần Biển Chết trong thời của Lót, cháu Áp-ra-ham?

13. 3 Nhờ sự sống lại, chúng ta không cần nơm nớp sợ hãi sự chết.

14. Nhưng tôi sợ chết.

15. Tôi không sợ chết

16. Khi đã sống bao nhiêu cuộc đời như ông ấy... Sợ chết sẽ là vô lý.

17. Anh làm em cảm thấy mình đang sống, nhưng có gì đó đã chết, em sợ

18. Ông giải thích rằng ông thà chết còn hơn sống trong nỗi sợ của dục vọng.

19. Chúng không sợ chết.

20. Sợ hãi chết khiếp.

21. Hắn sợ gần chết.

22. Có nhiều sự tin tưởng phổ thông về sự sống và sự chết khiến cho hàng triệu người sống trong sợ hãi.

23. Sợ đói, sợ thú dữ, bệnh tật và cái chết.

24. Dù Y-sác có chết để làm của-lễ đi nữa, Áp-ra-ham “tự nghĩ rằng Đức Chúa Trời cũng có quyền khiến kẻ chết sống lại”.

25. Tôi đã sợ muốn chết.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Giải thích các thành ngữ sau

1]Tham sống sợ chết

2] Nhà cao cửa rộng

3] Đầu với đuôi chuột

4] Chuột sa chĩnh gạo

5] Áo gấm đi đêm

Các câu hỏi tương tự

Giải thích nghĩa của các câu tục ngữ sau:

 

1.Tháng giêng nắng dai, tháng hai giông tố

2.Tháng ba nồm sợ, tháng tư nồm non

3.Đười ươi cười thì nắng, có gà trắng thì mưa

4.Được mùa xoài, toi mùa lúa

5.Được mùa cau đau mùa lúa, được mùa lúa úa mùa cau

6.Gạo cần nước, nước Đồng Nai

7.Trầu bai Bến Cá, thuốc lá Tân Huê

8.Cơm Nai Ria, cá Ri Rang

9.Ăn chuối đàng sau, ăn cau đàng trước

10.Dưa đàng đít, mít đàng đầu

11.Họ hàng thì xa, sui gia thì gần

12.Đất mình thì đội dù qua,

Sang đất người ta thì hạ dù xuống

[Đang cần gấp, Cảm ơn]

Giải thích nghĩa của các câu tục ngữ sau:

1.Tháng giêng nắng dai, tháng hai giông tố

2.Tháng ba nồm sợ, tháng tư nồm non

3.Đười ươi cười thì nắng, có gà trắng thì mưa

4.Được mùa xoài, toi mùa lúa

5.Được mùa cau đau mùa lúa, được mùa lúa úa mùa cau

6.Gạo cần nước, nước Đồng Nai

7.Trầu bai Bến Cá, thuốc lá Tân Huê

8.Cơm Nai Ria, cá Ri Rang

9.Ăn chuối đàng sau, ăn cau đàng trước

10.Dưa đàng đít, mít đàng đầu

11.Họ hàng thì xa, sui gia thì gần

12.Đất mình thì đội dù qua,

Sang đất người ta thì hạ dù xuống

[Đang cần gấp, Cảm ơn]

Cho biết nghệ thuật của các ca dao, tục ngữ về Đồng Nai dưới đây:

1. Tháng giêng nắng dai, tháng hai giông tố.

2.Tháng ba nồm sợ, tháng tư nồm non.

3.Đười ươi cười thì nắng, có gà trắng thì mưa.

4.Được mùa xoài toi mùa lúa.

5.Được mùa cau đau mùa lúa.

    Được mùa lúa úa mùa cau.

6.Gạo cần nước, nước Đồng Nai.

7.Trầu bai Bến Cá, thuốc lá Tân Huê.

8.Cơm Nai Rịa, cá Ri Rang.

9.Ăn chuối đằng sau, ăn cau đằng trước.

10.Dưa đằng đít, mít đằng đầu.

11.Họ hàng thì xa, xui gia thì gần.

12.Đất mình thì đội dù qua, sang đất người ta thì hạ dù xuống.

1. Nhận xét về trình tự các câu văn trong đoạn văn dưới đây:sắp xếp lại và chỉ ra từ ngữ làm phương tiện liên kết?[1] Một quan chức của thành phố đã kết thúc buổi lễ phát thưởng như sau: [2] Và ông đưa tay chỉ về phía các thầy giáo, cô giáo ngồi trên các hành lang. [3] Các thầy, các cô đều đứng dậy vẫy mũ, vẫy khăn đáp lại, tất cả đều xúc động về sự biểu lộ lòng mến yêu ấy của học sinh. [4] "Ra khỏi đây, các con ạ, các con không được quên gửi lời chào và lòng biết ơn đến những người đã vì các con mà không quản bao mệt nhọc, những người đã hiến cả trí thông minh và lòng dũng cảm cho các con, những người sống và chết vì các con và họ đây này!". [5] Nghe lời kêu gọi cảm động, đáp ứng đúng những tình cảm của mình, tất cả học sinh đều đứng dậy, dang tay về phía các thầy, các cô. 

Tham sống sợ chết là tâm lý căn bản của muôn loài. Từ chủng loài bé như con trùng con muỗi, cho đến loài có tánh linh bậc nhất như con người, không ai không tham sống sợ chết. Trừ bậc đắc đạo làm chủ được sống chết ra, không ai có thể chi phối được sanh tử.

Chết là việc bình thường! Ai trong chúng ta rồi cũng phải đối diện với cái chết và tất nhiên: Chúng ta đều sợ! Mọi chủng loài đều sợ! Chỉ là, chẳng ai biết tại sao mình lại sợ. Vậy nỗi sợ hãi này từ đâu đến? Chết có đáng sợ không? Có cách nào giúp chúng ta vượt qua nỗi sợ khi đối mặt với cái chết hay không? Có đấy! Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này; hoặc bạn đang bệnh tật và đắm chìm trong nỗi sợ hãi về cái chết, thì bài viết này là dành cho bạn đấy.

Tham sống sợ chết, vì sao chúng ta sợ cái chết

Tham sống sợ chết – Ai mà chẳng Chết

“Không một nơi nào trên thế giới mà thần chết không thể tìm được chúng ta – dù chúng ta có xoay đầu mọi phía để tránh né. Nếu có một cách nào để tránh được vố đánh của tử thần, thì tôi cũng không tránh làm gì… Nhưng thật điên rồ nếu nghĩ rằng bạn có thể thành công… Con người đến rồi đi, tung tăng múa nhảy mà không hề đả động đến cái chết. Mọi sự đều êm xuôi tốt đẹp. Nhưng khi cái chết xảy đến – cho chính họ, vợ con bè bạn họ – trong lúc bất ngờ không chuẩn bị, thì ôi chao là họ đấm ngực khóc than, phẫn nộ, tuyệt vọng xiết bao!

Để khởi sự tước đoạt thế thượng phong của thần chết, chúng ta hãy áp dụng một đường lối hoàn toàn ngược lại với thế thường; ta hãy coi cái chết như không có gì lạ lùng cả; ta hãy thường lui tới với nó, quen thuộc với nó; ta hãy để tâm thường xuyên nghĩ tới cái chết hơn bất cứ cái gì khác… Ta không biết chừng nào thì cái chết chực sẵn để đón ta: Vậy ta hãy chực sẵn để đón nó ở khắp mọi nơi. Tập chết chính là tập giải thoát tự do. Một người biết cách làm thế nào để chết thì hết biết làm nô lệ.”

Tham sống sợ chết: Tại sao chúng ta sợ chết

Tại sao thật quá khó để tập chết, tập giải thoát tự do? Tại sao ta lại sợ chết đến thế, và hoàn toàn tránh nhìn thẳng vào nó? Tận tâm khảm, đôi lúc ta cũng biết rằng ra không thể mãi mãi tránh đối mặt với nó. Milarepa nói rằng:

– Cái vật gọi là thây chết mà ta chúa sợ này, hiện đang sống với ta ở đây. Càng chậm trễ đối diện với cái chết, ta càng xa lạ với nó; và nỗi sợ hãi bất an ám ảnh ta càng thêm lớn. Ta càng cố chạy trốn nỗi sợ hãi ấy, thì nỗi sợ hãi càng thêm ác liệt. Chết là một huyền bí lớn rộng, nhưng có hai điều ta có thể nói về nó:

  1. Điều tuyệt đối chắc chắn là ta sẽ chết.
  2. Ta không chắc khi nào hoặc bằng cách nào ta sẽ chết.

Vậy, sự bảo đảm duy nhất mà ta có được, đó là giờ chết bất định; và ta bám lấy nó làm cái cớ để khỏi trực tiếp giáp mặt cái chết. Chúng ta như những đứa trẻ tự bịt mắt mình trong trò chơi trốn bắt và tưởng không ai thấy được chúng. Tại sao ta lại sống trong nỗi kinh sợ cái chết đến thế? Bởi vì ước muốn theo bản năng của ta là được sống và tiếp tục sống.

Chết là một chấm dứt tàn bạo của mọi sự mà ta xem là quen thuộc. Ta cảm thấy khi cái chết đến, ta sẽ rơi vào một cái gì hoàn toàn xa lạ, hoặc trở thành một người nào hoàn toàn khác hẳn. Ta tưởng mình sẽ lạc lõng chơi vơi giữa một khung cảnh lạ lùng kinh khủng.

Tham sống sợ chết: Căn nguyên của nỗi sợ

Ta tưởng nó sẽ như lúc ta thức dậy một mình ở nơi xứ lạ: Hoàn toàn xao xuyến lo âu vì không biết ngôn ngữ; không biết đấy là đâu, không tiền, không có giấy thông hành, không bè bạn… Có lẽ lý do sâu xa nhất tại sao ta sợ chết, là vì ta không biết ta là ai. Ta tin tưởng vào một cái thể riêng biệt, tách rời, độc nhất vô nhị; song nếu dám xét kỹ nó, ta sẽ thấy cá thể ấy hoàn toàn tùy thuộc vào một tập hợp bất tận gần đủ thứ để phát sinh ra nó:

Tên họ ta, “tiểu sử” ta, vợ hay chồng, gia đình, tổ ấm, công việc, bè bạn, phiếu nợ… Chính trên những chống đỡ mong manh tạm bợ ấy, ta đã nương tựa để có được an ninh bảo đảm. Cho nên khi những thứ ấy đều bị tước khỏi ta, thì ta còn có ý niệm gì về cái tôi thực sự là ai không?

Nếu không có những cây chống quen thuộc của ta, thì ta bị đối diện với chính mình: Một con người ta không quen biết, một kẻ lạ gây rối luôn luôn sống chung với ta mà ta không bao giờ thực sự muốn giáp mặt. Có phải đó là lý do ta cố lấp đầy mọi giờ phút bằng hoạt động náo nhiệt, dù tầm thường đáng chán cách mấy cũng xong, miễn là khỏi phải bao giờ bị bỏ lại một mình trong im lặng với kẻ lạ ấy. Và phải chăng điều ấy chứng tỏ có một cái gì thật bi đát trong lối sống của ta?

*

Chúng ta sống dưới một lý lịch được gán cho mình, trong một thế giới ảo hóa không có thực tính. Thật chẳng khác gì hơn Con Rùa Giả trong truyện Cuộc phiêu lưu của Alice. Bị mê hoặc bởi lòng ham thích xây dựng, chúng ta đã xây những ngôi nhà cuộc đời mình ở trên cát.

Thế giới này có vẻ chắc ăn một cách kỳ tuyệt cho đến lúc thần chết giật sập ảo tưởng và đuổi ta ra khỏi chỗ nấp. Vậy cái gì sẽ xảy đến cho ta nếu ta không có một cái mốc nào của thực tại sâu xa hơn, để bám víu?

Khi chết ta phải để lại tất cả sau lưng mình, nhất là thân xác. Cái thân xác ta đã nâng niu yêu quý biết bao, đã nương tựa vào nó một cách mù quáng và cố gắng tối đa để làm cho nó sống. Nhưng tâm ta cũng không khá gì hơn thân xác để làm điểm tựa:

Thử nhìn vào tâm bạn ít phút mà xem. Bạn sẽ thấy nó như một con rận luôn luôn nhảy qua nhảy lại. Bạn sẽ thấy những ý tưởng khởi nên một cách vô lối, không mạch lạc gì cả. Bị cuốn theo chiều gió bởi sự huyên náo trong mọi lúc, chúng ta chính là nạn nhân của sự bốc đồng của tâm ta. Nếu đây là cái trạng thái duy nhất của tâm mà chúng ta quen thuộc, thì sự nương tựa vào cái tâm ấy trong lúc chết quả là một canh bạc quái gở.

Tham sống sợ chết: Hãy tập đối mặt với sự chết

Khi nhận thức điều ấy, có phải là ta nên nghe lời Gyalseé Rinpoche khi ngài nói: – Dự tính tương lai cũng giống như đi câu trong một hố sâu không có nước; Không bao giờ có gì xảy ra đúng như bạn muốn. Vậy hãy bỏ hết mọi kế hoạch tham vọng của ngươi đi. Khi bạn phải tính toán một việc gì. Thì hãy xem nó không chắc như cái giờ chết mà bạn chưa biết chắc.

Với người Tây Tạng, lễ hội chính trong một năm là Năm Mới; như lễ Giáng sinh, Phục sinh, Tạ ơn, và sinh nhật của bạn. Tất cả dồn vào một dịp lễ. Patrul Rinpoché là một bậc thầy vĩ đại. Cuộc đời Ngài đầy những biến cố lạ lùng có thể làm sống động nền giáo lý. Thay vì ăn tết và chúc mừng năm mới như mọi người, ngài lại khóc.

Khi hỏi tại sao, ngài đáp rằng: Một năm nữa lại trôi qua, ai cũng tiến gần cái chết thêm một chút, nhưng nhiều người vẫn chưa chuẩn bị. Hãy nghĩ đến cái gì có thể xảy đến cho tất cả chúng ta một ngày nào đó. Chúng ta đang tản bộ trên đường; đang suy nghĩ những chuyện làm ta phấn chấn; đang trầm tư về những vấn đề quan trọng; hoặc chỉ đang nghe máy thu thanh bỏ túi… Bỗng thình lình một chiếc xe hơi vút qua, suýt cán chết chúng ta.

Hãy bật truyền hình lên hay nhìn qua một tờ nhật báo: Bạn sẽ thấy chết ở khắp mọi nơi.

*

Những nạn nhân của những tai nạn phi cơ hoặc xe hơi ấy có bao giờ ngờ họ sẽ chết không? Họ xem sống là chuyện đương nhiên, cũng như chúng ta. Biết bao lần ta đã nghe những câu chuyện về người quen, bạn bè, chết bất thần, đột ngột? Ta không cần phải bệnh rồi mới chết. Cơ thể ta có thể thình lình suy sụp, hỏng máy, hệt như chiếc xe hơi của ta. Hôm nay ta có thể đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau. Milarepa có khúc hát:

Khi đang khỏe mạnh

Bạn không hề nghĩ tới ốm đau

Nhưng bệnh tật thình lình giáng xuống

Nhanh như một tia chớp.

Khi bận những việc thế gian

Bạn không bao giờ nghĩ đến cái chết gần kề;

Nó đến nhanh như sấm sét

Bổ xuống đầu bạn.

Ta cần thỉnh thoảng tự dạy mình mà hỏi: “Nếu đêm nay ta chết thì thế nào?” Ta không biết ta có thức dậy sáng hôm sau không, thức dậy ở đâu. Nếu bạn thở ra mà không thể hít vào lại, thế là bạn đã chết. Đơn giản là vậy. Người Tây Tạng có câu: “Ngày mai hay đời sau, cái gì tới trước, ta không thể biết”.

Một vài bậc thầy nổi tiếng của Tây Tạng ban đêm mỗi khi đi ngủ, thường rửa ly tách úp bên cạnh giường. Họ không bao giờ chắc chắn mình có thức dậy để cần tới chúng sáng hôm sau. Họ tắt hết lửa, không buồn lưu lại đóm mồi cho sáng hôm sau. Từng sát na họ sống trong ý niệm có thể cái chết đang gần kề.

*

Cạnh am cốc của Jikmé Lingpa có một cái ao mà ông phải khó nhọc lắm mới vượt qua. Một số đệ tử xin xây một cái cầu, song ông bảo: Xây làm gì? Ai biết được ta còn sống để ngủ tại đây đêm mai?

Nhiều bậc thầy cố cảnh tỉnh cho ta thấy rõ tính mong manh của đời sống bằng những hình ảnh mạnh hơn: Họ bảo mỗi người trong chúng ta hãy nghĩ như mình là một tên tù tội, đang đi đến nơi hành quyết; như một con cá đang vùng vẫy trong lưới; như một con bò đang đợi vào nhà tế sinh.

Thân thể nằm dài trên giường lần cuối

Miệng thì thào những lời trăn trối

Tâm ngắm nhìn ký ức lần cuối diễn ra:

Bi kịch ấy khi nào sẽ đến với ngươi?

Điều quan trọng là ta phải tư duy một cách thản nhiên và thường xuyên rằng: Cái chết thực có, và nó sẽ tới mà không báo trước. Đừng để như con bồ câu trong ngạn ngữ Tây Tạng: Suốt đêm lăng xăng soạn chỗ ngủ cho đến sáng, và nó không còn thì giờ để ngủ nữa.

Như Drakpa Gyaltsen, một bậc thầy hiện đại, đã nói: – Loài người trải qua suốt cả đời để chuẩn bị hết việc này tới việc khác chỉ để thình lình bắt gặp đời sau mà họ hoàn toàn không chuẩn bị.

Tham sống sợ chết: Sự mong manh của đời sống

Có lẽ chỉ có những người hiểu được tính mong manh của đời sống mới biết được sự sống quý báu ngần nào. Một lần, khi tôi dự hội thảo ở Anh quốc, phóng viên đài BBC phỏng vấn những người tham dự. Đồng thời họ cũng nói chuyện với một người phụ nữ sắp chết. Bà ta vô cùng hãi sợ, vì bà chưa từng nghĩ cái chết là thực có. Bây giờ bà đã biết. Bà chỉ có một thông điệp duy nhất cho những người chết sau bà, đó là: Hãy xem trọng sự sống và cái chết.

Xem trọng cuộc đời không có nghĩa phải bỏ cả đời mà tĩnh tọa tư duy như thể là ta đang ở trên Núi Tuyết. Trong thế giới tân tiến, ta phải làm việc và kiếm sống; nhưng không nên vướng vào kiểu sống “chụp giật”, không nhìn thấy một ý nghĩa sâu xa nào của cuộc đời. Công việc của ta là tìm một thế quân bình, trung đạo: Không quá dấn mình vào những hoạt động và bận bịu ngoại vi. Ta hãy làm cho cuộc sống của ta trở thành đơn giản.

Chìa khóa để tìm ra một thể quân bình hạnh phúc cho đời sống hiện nay là tính giản dị. Đó là ý nghĩa đích thực của giới luật ở trong đạo Phật. Tạng ngữ gọi giới luật là Tsul trim. Tsul có nghĩa là thích hợp, chính xác, và trim có nghĩa là quy luật hay cách thức, con đường.

*

Vậy giới luật là làm cái gì thích hợp hay chính xác; ở trong một thời đại quá phức tạp như hiện nay, thì đó chính là sống giản dị. Chính từ đây mà ta có được sự an bình trong tâm. Ta sẽ có nhiều thì giờ hơn để theo đuổi sự nghiệp tâm linh và những hiểu biết có thể giúp chúng ta giáp mặt cái chết. Buồn thay, đây là điều mà trong chúng ta ít có ai làm.

Có lẽ bây giờ ta nên tự đặt cho mình câu hỏi: – Thực sự ta đã làm được cái gì trong đời ta?

Tôi muốn nói là, ta đã thực sự hiểu được bao nhiêu về sống chết. Điều làm tôi lên tinh thần là sự xuất hiện những báo cáo về các nghiên cứu kinh nghiệm cận tử; như những quyển sách của bạn tôi, anh Kenneth Ring và những người khác. Một số đáng kể những người sống sót qua tử nạn; hoặc qua kinh nghiệm lúc suýt chết đều mô tả họ có một toàn cảnh cuộc đời họ diễn ra trong tâm trí vào lúc đó.

Một cách sống động và chính xác, họ sống lại những biến cố quan trọng của đời họ. Đôi khi họ còn thấy sống lại những hậu quả hành động của họ đối với kẻ khác, và kinh quá những cảm xúc mà hành động họ đã gây nên. Một người đàn ông kể cho Kenneth Ring nghe:

*

– Tôi nhận ra rằng có những việc mà mỗi người được đưa xuống trần gian để học hỏi và thực chứng. Chẳng hạn để san sẻ thêm tình yêu thương, quan tâm đối với nhau hơn. Để khám phá rằng điều quan trọng nhất là mối tương giao giữa người với người là lòng nhân ái, chứ không phải là những thứ duy vật. Để thấy rằng mỗi một việc làm của bạn trong đời này đều được ghi lại; và mặc dù lúc đó bạn không nghĩ tới, nó vẫn xuất hiện lại về sau.

Đôi khi cuộn phim về cuộc đời xảy ra kèm theo một “thực thể ánh sáng” quang vinh. Điều nổi bật trong nhiều nhân chứng khác nhau là: Sự gặp gỡ “thực thể” ấy chứng tỏ rằng mục đích thực sự duy nhất trong đời là “tập sống yêu thương kẻ khác và có được tri kiến”. Một người kể với Raymond Moody:

– Khi ánh sáng xuất hiện, điều đầu tiên ngài nói với tôi là: “Con đã làm gì để chứng tỏ với ta là con đã sống trọn vẹn đời con?” hoặc một điều gì tương tự như thế… Tựu trung suốt buổi, ngài cứ nhấn mạnh về tầm quan trọng của yêu thương… Ngài dường như cũng rất quan tâm đến những việc liên hệ tới hiểu biết nữa… Một người khác bảo với Kenneth Ring:

– Tôi được hỏi, mà không nghe thành lời – nó như một giao cảm tâm linh trực tiếp – rằng: “Tôi đã làm gì để đem lại lợi lạc hay tiến hóa cho loài người?” Những hành động của ta lúc sống như thế nào, thì khi chết ta như thế ấy. Và tất cả mọi sự, tuyệt đối tất cả, đều đáng kể.

*

Ở tu viện của ngài tại Népal, vị đệ tử già nhất hiện còn sống của thầy tôi là Dilgo Khientse Rinpoche, đã giảng dạy đến ngày cuối một khóa tu học. Ngài là một trong những bậc thầy nổi tiếng hiện nay; đã từng dạy cả đến đức Dalai Lama và nhiều bậc thầy khác; những người xem ngài như một kho tàng bất tận của trí tuệ và từ bi. Tất cả chúng tôi đều ngước lên mà chiêm ngưỡng con người vĩ đại như tuyết ấy, một bậc học giả, thi sĩ, và hành giả mật tông đã trải qua hai mươi lăm năm trong đời để nhập thất ẩn cư.

Ngài dừng lại và đưa mắt nhìn xa xăm, dạy rằng: – Tôi nay đã già bảy mươi tám tuổi, đã trông thấy quá nhiều việc trong đời. Bao nhiêu người trẻ tuổi đã chết, bao nhiêu người bằng tuổi đã chết, bao nhiêu người già đã chết. Nhiều người ở trên cao đã tụt xuống thấp. Nhiều người ở dưới thấp đã vượt lên cao. Nhiều xứ sở đã biến đổi. Đã có bao nhiêu biến động đau thương, bao nhiêu chiến tranh, tật dịch, bao nhiêu tàn phá trên khắp thế giới.

Tuy thế tất cả những biến chuyển kia không thực gì hơn một giấc chiêm bao. Khi ta nhìn thật sâu xa, ta nhận ra rằng không có một cái gì trường cửu miên viễn; không một cái gì, cả đến sợi lông măng trên thân thể ta. Và đây không là một lý thuyết, mà là điều bạn có thể thực sự chứng nghiệm, thấy biết bằng chính mắt bạn.

Tham sống sợ chết: Vạn vật đều vô thường

Tôi thường tự hỏi: “Tại sao mọi sự đều thay đổi?” Và chỉ một câu trả lời duy nhất trở lại với tôi: “Đấy là cuộc đời.” Không một thứ gì, tuyệt đối không thứ gì, có một tính chất trường cửu nào cả. Đức Phật dạy:

Hiện hữu của chúng ta mong manh như mây mùa thu

Cảnh sống chết như màn nhảy múa.

Đời người như chớp loáng qua bầu trời

Vút nhanh như thác trên núi cao đổ xuống.

Một trong những lý do chính khiến ta lấy làm khó khăn lo sợ khi đối mặt cái chết là vì ta tảng lờ sự thật về vô thường. Chúng ta cứ khăng khăng muốn mọi sự tiếp tục như cũ, đến nỗi ta tưởng rằng chúng vẫn luôn như vậy. Nhưng đấy chỉ là ảo tưởng. Chúng ta cũng thường thấy rằng lòng tin không ăn nhập gì với thực tại. Ảo tưởng ấy, cùng với những thông tin sai lạc, ý tưởng, giả thuyết, là một nền tảng bấp bênh trên đó ta xây dựng cuộc đời ta. Dù sự thật có xen vào chứng minh ngược lại, chúng ta vẫn cố bám giữ lấy ảo tưởng của ta.

Trong tâm trí ta, sự biến chuyển luôn đồng nghĩa với mất mát, đau khổ. Và khi nó xảy tới, ta cố tự “gây mê” cho mình càng nhiều càng hay. Ta cứ nghĩ một cách ươn ngạnh phi lý rằng sự trường cửu đem lại an ninh, còn vô thường thì không. Nhưng kỳ thực vô thường cũng như một vài người ta gặp trong đời, lúc đầu khó chịu nhưng khi đã quen biết lại rất thân thiện, không đáng bực mình như ta tưởng.

*

Hãy suy nghĩ về điều này: Sự thực chứng về vô thường, ngược đời thay, lại là cái duy nhất ta có thể nắm chắc, có lẽ đấy là sở hữu bền bỉ duy nhất của ta. Nó giống như bầu trời hay trái đất. Bất kể vạn vật chung quanh ta đều có thể sụp đổ, đổi thay bao nhiêu, trời đất vẫn tồn tại mãi.

Chẳng hạn chúng ta có trải qua một cơn khủng hoảng đau đớn ê chề, toàn bộ cuộc đời ta dường như tan rã thành mảnh vụn… Chẳng hạn người bạn đời của ta đột ngột bỏ ta không báo trước. Nhưng trái đất vẫn còn đó, bầu trời còn đây. Dĩ nhiên, thỉnh thoảng ngay cả trái đất cũng chấn động, chỉ để mà nhắc cho ta nhớ đừng có chắc ăn bất cứ một việc gì…

Ngay cả đức Phật cũng chết. Cái chết của ngài là một cách giáo hóa, để gây chấn động nơi kẻ ngây ngô, biếng nhác, tự mãn, để đánh thức cho ta thấy sự thật là mọi sự đều vô thường, và cái chết là một sự kiện hiển nhiên của cuộc đời. Khi gần chết, đức Phật đã dạy: – “Trong các dấu chân, dấu chân voi là lớn hơn cả. Trong các phép quán niệm xứ, thì niệm vô thường là hơn cả.”

Mỗi khi chúng ta đánh mất mục tiêu của mình, rơi vào lười biếng giải đãi, thì sự quán niệm vô thường và chết lay ta trở về sự thật:

Cái gì đã sinh ra sẽ chết

Cái gì đã tụ, sẽ tan

Cái gì có tích lũy sẽ cạn kiệt

Cái gì đã xây dựng sẽ sụp đổ

Và cái gì lên cao sẽ xuống thấp.

*

[ Tham sống sợ chết – Theo Tạng Thư Sống Chết]

Tuệ Tâm 2021.

Video liên quan

Chủ Đề