Thế nào là vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài

I. Đặt vấn đề

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam để đầu tư, kinh doanh, du lịch, trường hợp họ thực hiện hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật tại Việt Nam sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin đề cập đến thẩm quyền của Tòa án  trong việc xét xử vụ án hình sự có người nước ngoài được quy định trong Bộ luật hình sự và bộ luật tố tụng hình sự.

Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết vụ án hình sự là quyền xem xét, giải quyết các vụ án và quyền hạn khi ban hành các quyết định, bản án khi xem xét giải quyết, xét xử các vụ án đó theo thủ tục tố tụng hình sự. Việc xác định chính xác, khoa học thẩm quyền của Tòa án tránh được sự chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ giữa các đơn vị Tòa án với nhau, đảm bảo giải quyết vụ án đúng chức năng nhiệm vụ được quy định trong luật.

Như vậy, người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam được hiểu là người không có quốc tịch, người có nhiều quốc tịch nhưng không mang quốc tịch Việt Nam hoặc người không mang quốc tịch Việt Nam mà thời điểm phạm tội đang ở trên phạm vi lãnh thổ nước Việt Nam. Theo Điều 5 Bộ luật hình sự quy định : Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp người nước ngoài thuộc đối tượng hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ về lãnh sự, các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.

2. Về quy định Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ theo Bộ luật tố tụng hình sự:

Thẩm quyền theo lãnh thổ để giải quyết, xét xử vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 171 BLTTHS: “Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì do Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài, nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì do Tòa án quân sự cấp quân khu trở lên xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương“.

Bộ Luật tố tụng hình sự cũng quy định rõ về thẩm quyền của Tòa án khi tội phạm thực hiện hành vi phạm tội trên tàu bay, tàu biển nhưng chưa quy định cụ thể Tòa án cấp nào có thẩm quyền giải quyết vụ án người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam

Hiện nay, các bị cáo là người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài và người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam do Tòa án cấp tỉnh thụ lý, giải quyết, do có nhiều vấn đề phức tạp như: liên quan đến yếu tố ngoại giao, liên quan đến xác định chính xác nhân thân của người phạm tội, về bồi thường trách nhiệm dân sự (nếu có) và các vấn đề khác trong vụ án hình sự… cần phải thu thập, thi hành ở nước ngoài, Tòa án cấp huyện không giải quyết được. Nhưng do Bộ luật tố tụng hình sự chưa quy định về thẩm quyền tòa án giải quyết  nên có nhiều vướng mắc, lúng túng khi thụ lý, giải quyết (chưa có căn cứ để áp dụng và hướng dẫn cụ thể).

3. Quan điểm về hướng hoàn thiện pháp luật: Cần quy định thành 01 điều luật cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự về thẩm quyền của Tòa án khi giải quyết xét xử vụ án hình sự có bị cáo là người nước ngoài.

Thông thường, khi giải quyết vụ án hình sự, Tòa án sẽ giải quyết luôn phần trách nhiệm dân sự. Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự thì vụ án có yếu tố nước ngoài (đương sự ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài, cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài) thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh. Do đó, khi xét xử vụ án hình sự có bị cáo là người nước ngoài thì trách nhiệm dân sự do bị cáo phải chịu. Trường hợp này luật lại dẫn chiếu đến quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự, do vậy thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh là phù hợp và có cơ sở.

Trên đây là quan điểm của tác giả đối với thẩm quyền giải quyết, xét xử các vụ án hình sự có bị cáo là người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. Rất mong quý ban đọc quan tâm trao đổi.

Trần Đức Long – TAND tỉnh Quảng Bình

Theo: Cổng thông tin điện tử TANDTC (http: toaan.gov.vn)

Như vậy Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định cụ thể hơn về các trường hợp có yếu tố nước ngoài, khi các vụ án có yếu tố nước ngoài như đề cập ở trên sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu).

Thế nào là vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài

Theo quy định tại khoản 2 Điều 171 Bộ luật tố tụng năm 2003, bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử tại Việt Nam thì do Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu).

Do bộ luật hình sự năm 2003 chỉ quy định thẩm quyền xét xử đối với vụ án do người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài, chứ không quy định thẩm quyền xét xử đối với người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam hoặc các vụ án có yếu tố nước ngoài khác, nên thẩm quyền xét xử đối với các trường hợp có yếu tố nước ngoài sẽ tùy thuộc vào tính chất, mức độ hậu quả do người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam gây ra. Nghĩa là, đối với những vụ án ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam thì vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện (hoặc Tòa án cấp khu vực, nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự). Tòa án nhân dân cấp tỉnh chỉ xét xử đối với những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam.

Như vậy Cơ quan điều tra Công an cấp huyện vẫn có thể tiến hành điều tra đối với những vụ án do người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam, theo thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện. Đây là một trong những vấn đề bất cập của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, vì đối với những vụ án có yếu tố nước ngoài việc điều tra, xác minh thường gặp phải rất nhiều khó khăn, nếu giao thẩm quyền cho Cơ quan điều tra Công an cấp huyện thực hiện sẽ gặp trở ngại không nhỏ.

Khắc phục tình trạng này, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định cụ thể, rõ ràng hơn về các yếu tố nước ngoài và giao thẩm quyền xét xử cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh là hoàn toàn phù hợp. Theo đó, đối với những vụ án có yếu tố nước ngoài sẽ thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Công an cấp tỉnh (cơ quan điều tra cấp quân khu, nếu vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự).

Nguyễn Hữu Sơn

Phòng 1 VKSND tỉnh Điện Biên

Nhận thức về cơ quan Trung ương trong hoạt động tương trợ tư pháp hình sự

Một số người tiến hành tố tụng chưa nhận thức đầy đủ các quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp hình sự, về cơ quan đầu mối, về lập hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự (cả về hình thức và nội dung) đối với các vụ án có yếu tố nước ngoài, từ đó dẫn đến tình trạng có nhiều hình thức lập và gửi các yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự, như: Thông qua Sở ngoại vụ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để gửi yêu cầu tương trợ tư pháp ra nước ngoài; thông qua kênh INTERPOL – Bộ Công an; cử cán bộ trực tiếp đến các nước để thu thập tài liệu, chứng cứ; các cơ quan tiến hành tố tụng của các tỉnh giáp biên giới với các nước láng giềng trực tiếp gửi yêu cầu tương trợ tư pháp đề nghị hỗ trợ…

Thế nào là vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài
Kinh nghiệm giải quyết vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài

Vấn đề đặt ra là ý nghĩa và giá trị chứng cứ chứng minh tại phiên tòa hình sự khi xét xử vụ án: Trên thực tế, khi xét xử các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài, các Tòa án địa phương đã chấp nhận các tài liệu, chứng cứ được thu thập qua các kênh nêu trên để xét xử vụ án. Cần nhận thức rằng, theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp và trong đa số các Hiệp định Việt Nam đã ký với nhiều nước thì cơ quan trung ương tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự là Viện kiểm sát nhân dân tối cao (riêng đối với Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự của các nước Asean quy định Bộ Công an là cơ quan đầu mối thực hiện Hiệp định). Theo đó, những yêu cầu và kết quả thực hiện yêu cầu được gửi qua cơ quan trung ương là Viện kiểm sát nhân dân tối cao (đơn vị được giao làm nhiệm vụ tiếp nhận, chuyển giao, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các ủy thác tư pháp về hình sự là Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp hình sự) mới là tài liệu tương trợ tư pháp hình sự chính thức, có giá trị chứng minh tại các phiên tòa hình sự.

Vì vậy, cùng với hoạt động kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, các cơ quan và người tiến hành tố tụng cần xem xét có yếu tố nước ngoài hay không, nếu có yếu tố nước ngoài thì cần tính toán đến việc lập hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp. Điều tra viên cần phải chủ động trong vấn đề này nhưng vai trò, trách nhiệm của Kiểm sát viên là quan trọng hơn vì để giải quyết toàn diện vụ án hình sự, cần phải thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội và giải quyết toàn diện các vấn đề liên quan đến vụ án; việc làm này cần được thể hiện trong yêu cầu điều tra. Đây là vấn đề chưa thật sự trở thành tâm lý thói quen, vì vậy, Kiểm sát viên cần phải chủ động trao đổi với Điều tra viên trong việc lập hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp, trong đó chú ý các vấn đề cần đề nghị phía nước ngoài hỗ trợ thu thập.

Thuật ngữ “yếu tố nước ngoài” được hiểu như thế nào?

Qua hoạt động thực tiễn, chúng tôi rút ra một số yếu tố sau:

+ Người nước ngoài phạm tội ở nước ngoài và trốn đến Việt Nam hoặc phạm tội tại Việt Nam (trốn hoặc không trốn ra nước ngoài);

+ Người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài và trốn về Việt Nam hoặc phạm tội tại Việt Nam và trốn ra nước ngoài;

+ Người nước ngoài và người Việt Nam cùng thực hiện tội phạm ở nước ngoài và trốn về Việt Nam hoặc cùng phạm tội tại Việt Nam (trốn hoặc không trốn ra nước ngoài);

+ Người bị hại, nhân chứng, người giám định, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (có thể là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam);

+ Tài sản (tiền) do phạm tội mà có và có liên quan đến phía nước ngoài;

+ Công cụ, phương tiện phạm tội có liên quan đến phía nước ngoài.

Theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nếu xác định có yếu tố nước ngoài thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau đây: Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang cư trú ở nước được yêu yêu cầu; triệu tập người làm chứng, người giám định đang ở nước được yêu cầu; thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ án hình sự tại Việt Nam; truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đang ở nước mà người đó mang quốc tịch; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trên thực tế, do nhận thức về yếu tố nước ngoài chưa thật sự thấu đáo, chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và giá trị của các tài liệu, chứng cứ được thu thập thông qua hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự nên có nhiều trường hợp trong quá trình điều tra, những người tiến hành điều tra và kiểm sát điều tra kkông đặt ra vấn đề lập hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp đề nghị phía nước ngoài hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ, đến khi thời hạn điều tra sắp hết mới lập hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp, đã làm ảnh hưởng đến thời gian và tiến độ giải quyết vụ án. Do đó, theo chúng tôi, Viện kiểm sát (Kiểm sát viên) cần phải phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra (Điều tra viên) để xác định ngay sau khi khởi tố vụ án hình sự có hay không có yếu tố nước ngoài và cần hay không cần lập hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự để gửi đến các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đề nghị hỗ trợ thực hiện. Nếu có yếu tố nước ngoài và cần phải lập hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp thì khi đề ra yêu cầu điều tra, Kiểm sát viên cần phải nêu rõ những vấn đề cần phải được nêu trong hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự để đề nghị phía nước ngoài hỗ trợ thu thập các tài liệu, chứng cứ để giải quyết toàn diện vụ án.

Một số vấn đề cần lưu ý:

– Về địa điểm phát hiện bắt giữ người nước ngoài phạm tội: Đã xảy ra tranh chấp về nơi bắt giữ người nước ngoài phạm tội, vì vậy, cần chú ý việc bắt giữ người nước ngoài phạm tội phải được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, không để xảy ra tranh chấp về địa điểm bắt giữ người nước ngoài phạm tội.

– Vấn đề phiên dịch, nhất là đối với các thứ tiếng không phổ biến đang là vấn đề gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi điều tra các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài. Chế định về người phiên dịch được quy định tại Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.

– Vấn đề viết và đọc tên của bị can người nước ngoài: Đã có trường hợp, các cơ quan tiến hành tố tụng không thống nhất cách viết và đọc tên của bị can là người nước ngoài. Thực tế, không có quy định pháp lý về cách viết và đọc tên của người nước ngoài. Những căn cứ để xác định tên của người nước ngoài là giấy tờ tùy thân như Hộ chiếu, Thẻ an sinh xã hội, các giấy tờ cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó mang quốc tịch cấp.

– Thông báo tiếp xúc Lãnh sự: Đối với các vụ án hình sự mà bị can là người nước ngoài bị bắt, tạm giữ, tạm giam thì Viện kiểm sát (Kiểm sát viên) phải phối hợp với Cơ quan điều tra (Điều tra viên) thực hiện tốt công tác tiếp xúc Lãnh sự, tạo điều kiện cho Đại diện của các cơ quan Ngoại giao của các nước có công dân bị bắt, tạm giữ, tạm giam thực hiện việc bảo hộ công dân của nước họ. Bên cạnh đó, đối với những người bị hại là người nước ngoài thì cần làm tốt công tác lập hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự trong việc thu thập yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ và những vấn đề dân sự cần phải được giải quyết trong vụ án hình sự, không để xảy ra các kiến nghị của các cơ quan ngoại giao của các nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mang quốc tịch nước ngoài. Đã có một số cơ quan ngoại giao của một số nước có công dân bị bắt giữ tại Việt Nam có kiến nghị về vấn đề này. Việc thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân được quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BCA-BQP-BNG ngày 13/02/2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao.

– Vấn đề “tội phạm kép”: Hoạt động tương trợ tư pháp với nước ngoài được thực hiện hoặc là theo điều ước (song phương, đa phương) hoặc là trên nguyên tắc có đi có lại. Dù theo nguyên tắc nào thì vấn đề tội phạm kép luôn được đặt ra, theo đó, hành vi phạm tội mà phía Việt Nam yêu cầu tương trợ tư pháp cũng được phía nước ngoài coi là tội phạm. Vì vậy, khi lập hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp, những người tiến hành tố tụng cần mô tả hành vi phạm tội một cách rõ ràng, nhất là đối với một số chế định tội phạm được xây dựng dựa trên chế độ kinh tế cũ.

– Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự: Trong một số Hiệp định tương trợ tư pháp đã ký giữa Việt Nam với một số nước có quy định vấn đề dân sự liên quan đến vụ án hình sự phải được giải quyết trong khi xử lý vụ án hình sự đó mà không tách thành một vụ kiện dân sự khác khi đã có đầy đủ các tài liệu. Giải quyết vấn đề đó không những bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nước ngoài mà còn góp phần bảo đảm quan hệ ngoại giao gữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài.

– Thời hạn thực hiện yêu cầu: Do không quy định trong luật nên căn cứ tính chất tội phạm và thời hạn tố tụng quy định cho việc giải quyết vụ án đó, khi lập yêu cầu gửi đi, các cơ quan lập yêu cầu cần nêu rõ thời hạn nhận kết quả tốt nhất là…

– Quyết định pháp lý cuối cùng đối với yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài và đang có mặt tại Việt Nam: Trong thời kỳ hội nhập, nhiều người Việt Nam đã ra nước ngoài học tập, công tác và sinh sống, một số ít trong những người này đã có hành vi vi phạm pháp luật nước sở tại và bị coi là tội phạm, phía nước ngoài chuyển hồ sơ và đề nghị phía Việt Nam truy cứu trách nhiệm hình sự khi những người này trốn về Việt Nam. Một số trường hợp sau khi xác minh xét thấy không đủ căn cứ để xử lý hình sự theo pháp luật của Việt Nam, các cơ quan tiến hành tố tụng đã có thông báo kết quả, nhưng phía nước ngoài mong muốn nhận được quyết định pháp lý cuối cùng. Cần xác định đây là hoạt động tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, vì vậy, sau khi xác định không có căn cứ để xử lý về hình sự thì Cơ quan điều tra phải ban hành quyết định không khởi tố vụ án hình sự, gửi đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao để gửi cho phía nước ngoài.

– Vấn đề người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam sau đó bỏ trốn: Điều 28 Luật Tương trợ tư pháp quy định, sau khi đã có yêu cầu dẫn độ nhưng cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài từ chối việc dẫn độ thì cơ quan đang thụ lý vụ án chuyển hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao để yêu cầu phía nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự. Để giải quyết vấn đề này, Liên ngành Trung ương Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BNG ngày 16/8/2013 hướng dẫn việc tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng của vụ án để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự.

(Trích bài “Kinh nghiệm trong giải quyết các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài” của Tiến sĩ Mai Thế Bày,  Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ 13, VKSND tối cao, TCKS số 12/2015)