Theo dạy học phát triển năng lực giáo viên

GD&TĐ - Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, vấn đề được quan tâm là làm thế nào để phát triển phẩm chất, năng lực cho HS; chuyển hóa được dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học phát triển năng lực phẩm chất.

Nhận diện dạy học phát triển năng lực

Trên cơ sở phân tích Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan, PGS.TS Lê Huy Hoàng, Chủ nhiệm Khoa Sư phạm Kỹ thuật [Trường ĐH Sư phạm Hà Hội], Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới môn Công nghệ, rút ra những đặc điểm nổi bật về dạy học phát triển năng lực, phẩm chất. Theo đó, hệ thống năng lực, phẩm chất được xác định một cách rõ ràng như kết quả đầu ra của chương trình đào tạo. Dưới góc độ dạy học bộ môn, năng lực cần hình thành, phát triển bao gồm năng lực chung cốt lõi và năng lực đặc thù của môn học. Trong chương trình, hệ thống năng lực được mô tả dưới dạng yêu cầu cần đạt cho thời điểm cuối mỗi cấp học. Nội dung dạy học trong chương trình định hướng phát triển năng lực có xu hướng tích hợp, gắn với thực tiễn, được cấu trúc thành các chủ đề trọn vẹn.

Trong chương trình định hướng phát triển năng lực, phương pháp dạy học chú trọng vào hành động, trải nghiệm; tăng cường thí nghiệm và thực hành; đa dạng hóa các hình thức dạy học, kết nối kiến thức học đường với thực tiễn đời sống; phát huy tối đa lợi thế trong vai trò hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực.

Đánh giá trong chương trình định hướng phát triển năng lực được xác định là thành phần tích hợp ngay trong quá trình dạy học. Chú trọng đánh giá quá trình, đánh giá xác thực và dựa trên tiêu chí. Hoạt động đánh giá giúp cho người học nhận thức rõ mức độ đạt được so với yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, năng lực. Trên cơ sở đó, có kế hoạch dạy học phù hợp tới từng cá nhân.

Học sinh Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh [Đông Triều, Quảng Ninh] tự tin trong giờ học ngoại khóa. Ảnh: Đại Quang

Mỗi bài học, hoạt động giáo dục đều góp phần hình thành và phát triển một, một số yêu cầu cần đạt của năng lực, phẩm chất. Vai trò này cần được thể hiện tường minh trong mục tiêu của bài học, hoạt động giáo dục. Khi đó, trong mỗi hoạt động dạy học phải thể hiện rõ vai trò của hoạt động góp phần phát triển yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất như thế nào.

“Năng lực, phẩm chất được hình thành và phát triển theo thời gian, đạt từng cấp độ từ thấp đến cao. Để hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, cần nhận thức đầy đủ về năng lực, hành động và trải nghiệm có ý thức, nỗ lực và kiên trì trong các bối cảnh cụ thể đòi hỏi phải thể hiện [hay phản ánh] trong mỗi bài học, hoạt động giáo dục. Sự khác biệt về năng lực, phẩm chất chỉ có thể bộc lộ rõ ràng sau mỗi giai đoạn học tập nhất định” – PGS Lê Huy Hoàng lưu ý.

Đổi mới trên nhiều phương diện

Từng là giáo viên tiêu biểu toàn quốc, cô Nguyễn Thị Mỹ Dung, Trường THPT Nguyễn Văn Hai [Trà Vinh] cho rằng: Ngành Giáo dục đang từng bước nâng cao cơ sở vật chất, nguồn lực con người; tuy nhiên giao thoa giữa cũ và mới khó tránh khỏi có khó khăn. Bên cạnh đó, giáo dục là quá trình, không thể đòi hỏi kết quả  một sớm, một chiều.

“Muốn phát huy năng lực của HS cần có chương trình, phương pháp phù hợp, và Bộ GD&ĐT đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Giáo viên cần triển khai các phương pháp dạy mới để thay đổi tư duy cũ; phải tạo cho HS cảm hứng trong từng bài học; có thời gian cho HS trải nghiệm, không truyền thụ kiến thức một chiều” – cô Dung cho hay.

Trong giờ học tại Trường THCS Thăng Long [Ba Đình, Hà Nội]. Ảnh: Thế Đại

Cô Vũ Thị Anh, giáo viên Trường THPT Ân Thi [Hưng Yên] nhấn mạnh: Thực hiện dạy học phát triển năng lực phẩm chất, giáo viên cần hiểu rõ Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và chương trình môn học; vận dụng tốt, linh hoạt một số biện pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển được năng lực, phẩm chất người học. Bên cạnh đó, trong kiểm tra, đánh giá cần có sự đổi mới: Đánh giá bằng nhiều hình thức [thường xuyên, định kỳ]; biết sử dụng nhóm phương pháp đánh giá như kiểm tra viết, hỏi đáp, đánh giá qua sản phẩm. Giáo viên cũng cần xây dựng được kế hoạch giáo dục môn học trên cơ sở mục tiêu của chương trình, từ đó xây dựng kế hoạch dạy học [giáo án] phù hợp với HS.

“Có thể nói, muốn dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học, giáo viên phải đổi mới từ tư duy đến hành động; vận dụng đúng, linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học, từ đó khơi gợi niềm đam mê cho người học” – cô Vũ Thị Anh chia sẻ.

Là giáo viên cốt cán môn Ngữ văn của Phú Yên, thầy Nguyễn Đình Thời, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng [Thị xã sông Cầu] lưu ý: Thực hiện hoạt động dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, giáo viên phải thực sự “mới” trên nhiều phương diện, đặc biệt là vấn đề sử dụng phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.

Về phương pháp dạy học, người thầy cần chú trọng tổ chức hoạt động cho học sinh, thông qua đó hình thành phẩm chất và năng lực môn học. Cùng với đó, kế thừa những phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng môn học để phát triển các năng lực đặc thù. Với kiểm tra, đánh giá, giáo viên cần xác định đây là khâu cuối cùng hoàn tất quá trình dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. Đánh giá thường xuyên, định kì cùng với các phương pháp, công cụ đánh giá phù hợp sự tiến bộ của học sinh. Hiệu quả dạy học chỉ có thể có được khi giáo viên có cách nhìn toàn diện; thay đổi từ nhận thức đến hành động. Bên cạnh đó, năng lực công nghệ thông tin cũng là yếu tố quan trọng hỗ trợ giáo viên trong quá trình chuyển đổi từ cách tiếp cận nội dung sang chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Với dạy học tiếp cận nội dung, giáo viên là người truyền thụ; việc học theo sự điều khiển của giáo viên và theo quá trình học tập đã định trước; học liệu chủ yếu từ SGK; sự phản hồi chậm, định kỳ và đánh giá thường so sánh giữa các HS với nhau. Trong khi đó, dạy học tiếp cận năng lực, giáo viên đóng vai trò là người thúc đẩy và mối quan tâm chính là sự sẵn sàng của người học. Học liệu sẽ từ nhiều nguồn; việc phản hồi là liên tục, kịp thời. Việc học sẽ là quá trình khám phá, lập luận, giải quyết vấn đề và người học độc lập, trách nhiệm, tự giám sát... 

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là gì? Phương pháp dạy học này có ảnh hưởng gì đến quá trình học tập của học sinh hiện nay?. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là phương pháp đổi mới cách dạy học chuyển từ nền giáo dục truyền thống mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục hiện đại chú trọng việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh thì giáo viên cần phải có kế hoạch cụ thể, thiết thực và những buổi học ngoại khóa bổ ích cho học sinh.

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là hình thức tổ chức phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào quá trình hơn là kết quả. Quá trình dạy học đúng cách sẽ dẫn đến kết quả đúng như mong đợi và ngược lại, trong quá trình học giáo viên cần trú trọng đến hình thức học đi đôi với hành của học sinh. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh là gì? Và sẽ có mục tiêu, phương pháp, thuận lợi và khó khăn nào?

Mục tiêu của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là gì?

  • Tạo môi trường học tập năng động, vui vẻ, tạo cảm hứng thích thú và ham học hơn của học sinh.
  • Học sinh được trải nghiệm phương thức học đi đôi với hành.
  • Học sinh được phép đưa ra ý kiến, quyết định về việc học tập của bản thân, cách sáng tạo và áp dụng kiến ​​thức cũng như trình bày sản phẩm học tập của mình.
  • Tạo ra những buổi học tập trải nghiệm có ý nghĩa, tích cực, phù hợp và hữu ích.
  • Học sinh sẽ nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ giáo viên dựa trên nhu cầu học tập cá nhân.
  • Học sinh được tham gia các buổi thực hành đa dạng giúp phát triển năng lực của bản thân một cách toàn diện.
  • Tạo sự công bằng cho tất cả học sinh trong quá trình học tập theo định hướng phát triển năng lực, đảm bảo được tất cả học sinh đều có thể phát huy được hết khả năng của bản thân trong quá trình học.

Phương pháp của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là gì?

  • Khai thác các thế mạnh của công nghệ áp dụng cho việc dạy và học. Hướng dẫn qua máy tính giúp giáo viên có thể cá nhân hóa việc học cho mỗi học sinh. Bởi vì mỗi học sinh sẽ có tốc độ học khác nhau và với kiến thức khác nhau, đây là yêu cầu cơ bản của việc dạy học dựa trên năng lực.
  • Theo phương pháp dạy học truyền thống  giáo viên thường làm việc với học sinh theo các lớp, dạy học theo lịch đã quy định, giáo viên là người trực tiếp hướng dẫn và kiểm soát quá trình học tập. Nhưng đối với học sinh thì điều này không phù hợp. Vì một số học sinh sẽ cần giáo viên dạy chậm lại, một số học sinh khác có thể cần nhanh hơn. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh làm thay đổi vai trò của giáo viên, giáo viên trực tiếp làm việc với học sinh, hướng dẫn học sinh học tập, trả lời các câu hỏi, hướng dẫn thảo luận và giúp học sinh tổng hợp và áp dụng kiến thức vào thực tế.
  • Mục đích cơ bản của phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là giáo viên cần xác định những năng lực nào cần thiết, cần hình thành cho học sinh và có minh chứng cho các năng lực đó khi học sinh hoàn thành khóa học. 
  • Xây dựng kế hoạch cụ thể cho phương pháp dạy học phát triển năng lực, xây dựng những buổi học thực hành nâng cao, những buổi ngoại khóa để học sinh có môi trường thực hành những gì đã được học.

Thuận lợi của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là gì?

  • Áp dụng được cho tất cả các đối tượng học sinh, bất kể là nền tảng kiến ​​thức hay trình độ hiểu biết.
  • Thiết lập được sự công bằng trong quá trình học tập và giúp học sinh nắm chắc “chất lượng kiến thức”.
  • Tạo dựng được mối quan hệ gắn kết giữa học sinh và giáo viên.
  • Học sinh được chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết để hỗ trợ việc học và tương lai sau này.
  • Học sinh được hỗ trợ để phát triển mọi mặt, phát hiện và phát triển thế mạnh của bản thân.
  • Học sinh được thỏa sức tư duy sáng tạo, từ đó có thể khai thác hết những năng lực của học sinh.

Khó khăn của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là gì?

  • Khó khăn trong cách tiếp cận vấn đề của các giáo viên đã được học và dạy theo phương pháp truyền thống.
  • Công tác đổi mới phương pháp dạy học ở nhiều trường học còn thiếu sự giám sát, hỗ trợ và nhắc nhở từ các cấp lãnh đạo.
  • Nhiều giáo viên vẫn còn chưa hiểu rõ về phương pháp dạy học hiện đại, phát triển năng lực học sinh.
  • Nhiều trường ở vùng sâu, vùng xa thì cơ sở vật chất khó có thể đáp ứng được cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
  • Chương trình học tập hiện nay tuy có giảm tải, nhưng vẫn còn khá nặng đối với nhiều giáo viên và học sinh.
  • Việc phải lồng ghép quá nhiều nội dung như môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả,…sẽ trở thành gánh nặng và tác động không nhỏ đến việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là gì? Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện về phương tiện, cơ sở vật chất, kỹ thuật và hình thức dạy học. Ngoài ra, phương pháp dạy học hiện đại còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định được những phương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học của cá nhân để giúp học sinh phát huy tính được tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của mình vào thực tế.

Video liên quan

Chủ Đề