Thi bằng lái xe máy từ bao nhiêu tuổi năm 2024

Xe môtô là loại xe phổ biến nhất hiện nay. Để có thể điều khiển xe môtô tham gia giao thông, tài xế cần có bằng lái xe hạng A1, A2.

Điều kiện, độ tuổi thi bằng lái xe A1, A2

Theo Khoản 1, 2 Điều 16 Thông tư 12/2017/BGTVT, bằng lái xe A1 cấp cho các đối tượng:

- Người lái xe để điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3.

- Người khuyết tật điều khiển xe môtô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

Bằng lái xe A2 cấp cho các đối tượng:

- Người lái xe để điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên.

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

Thi bằng lái xe máy từ bao nhiêu tuổi năm 2024
Bằng lái xe A1, A2 là bằng lái dành cho xe môtô. Ảnh: LĐO

Về điều kiện, độ tuổi thi bằng lái xe A1, A2, Điểm b Khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 và Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định cụ thể như sau:

- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

- Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe): Người từ đủ 18 tuổi trở lên được thi bằng lái xe A1, A2.

- Đảm bảo sức khỏe theo quy định: Người có một trong các tình trạng bệnh, tật theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng.

- Có trình độ văn hóa theo quy định.

Hồ sơ đăng ký dự thi bằng lái xe A1, A2

- Trường hợp người học lái xe lần đầu, lập 1 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ gồm:

+ Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu.

+ Đơn đề nghị học, sát hạch cấp Giấy phép lái xe.

+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

+ Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 6 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài.

+ Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

- Trường hợp người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt học lái xe môtô hạng A1 lập 1 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ gồm:

+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

+ Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

+ Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú, xác nhận là người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư 38/2019/TT-BGTVT; giấy xác nhận có giá trị 1 năm kể từ ngày ký xác nhận; cá nhân ký tên hoặc điểm chỉ vào giấy xác nhận.

Giấy phép lái xe là giấy tờ bắt buộc với lái xe tham gia giao thông

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ hợp nhất năm 2018 về điều kiện tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông như sau:

Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe (bằng lái xe) phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

  1. Đăng ký xe;
  1. Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
  1. Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
  1. Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Căn cứ theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ hợp nhất năm 2018, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện bắt buộc phải có bằng lái xe. Giấy phép lái xe phải phù hợp với loại phương tiện điều khiển. Đây là điều kiện cần, bên cạnh các biện pháp tuân thủ quy định giao thông đường bộ khác.

Hay nói cách khác, cá nhân khi muốn điều khiển phương tiện giao thông bắt buộc phải có bằng lái xe hợp lệ. Trừ các phương tiện không yêu cầu có bằng lái, quy định về độ tuổi được điều khiển phương tiện khác.

Thi bằng lái xe máy từ bao nhiêu tuổi năm 2024

Theo quy định người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

Độ tuổi thi giấy phép lái xe được quy định thế nào?

Độ tuổi thi bằng lái xe máy

Hiện nay, bằng lái xe máy thông dụng nhất là hạng A1. Theo quy định tại Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008, hạng A1 được cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 - dưới 175 cc. Bên cạnh đó, người lái xe mô tô hai bánh từ 175 cc trở lên phải có bằng lái xe hạng A2.

Để được cấp giấy phép lái xe các hạng trên, người học lái xe cần đảm bảo điều kiện tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT:

- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam;

- Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định.

Trong đó, độ tuổi của lái xe máy được quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ như sau:

Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cc;

Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cc trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự.

Như vậy, những người từ đủ 18 tuổi trở lên mới được thi bằng lái xe máy hạng A1 trở lên. Tuổi dự thi bằng lái xe được tính từ ngày ghi trong giấy khai sinh đến ngày tham gia thi sát hạch lái xe. Đồng nghĩa với đó, người chưa đủ 18 tuổi vẫn có thể đăng ký thi bằng lái xe A1 nhưng ngày dự sát hạch phải từ ngày sinh nhật thứ 18 trở đi.

Độ tuổi thi bằng lái xe ô tô

Theo Khoản 2, Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, để lái được xe ô tô thì người dân ngoài đạt các điều kiện về sức khỏe, trình độ thì còn phải đạt đúng độ tuổi quy định. Theo quy định Điều 60 Luật An toàn giao thông đường bộ, quy định tuổi học bằng lái xe ô tô theo từng hạng giấy phép lái xe như sau:

Người đủ 18 tuổi trở lên được học lái xe ô tô hạng B1, B2 chở người đến 9 chỗ ngồi và lái xe ô tô tải, có trọng tải dưới 3.500kg.

Công dân đủ 21 tuổi trở lên được phép điều khiển ôtô tải, lái xe hạng B2 chở người từ 4 đến 9 chỗ, kéo rơ moóc , máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên (FB2);

Công dân đủ 24 tuổi trở lên được phép điều khiển ôtô chở người từ 10 đến 30; lái xe hạng C sơ mi rơ moóc hay kéo rơ moóc (FC).

Công dân đủ 27 tuổi trở lên được phép điều khiển ôtô chở trên 30 người, lái xe hạng D kéo rơ moóc;

Thi bằng lái xe máy từ bao nhiêu tuổi năm 2024

Số cột mốc tuổi để có thể điều khiển xe ô tô là 18 tuổi, 21 tuổi, 24 tuổi, 27 tuổi trở lên.

Quy định về cách tính tuổi học bằng lái xe ô tô

Theo như quy định tại Điều 60, Luật An toàn giao thông đường bộ 2008, số cột mốc tuổi để có thể điều khiển xe ô tô là 18 tuổi, 21 tuổi, 24 tuổi, 27 tuổi trở lên. Vậy cách tính tuổi học bằng lái xe chính xác cho đến ngày nộp hồ sơ đăng ký như sau:

Tính đủ ngày/tháng/năm cho đến thời điểm bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký thi bằng lái xe ô tô.

Tính tuổi dựa vào ngày/ tháng/ năm sinh có ghi trên giấy CMND hoặc hộ chiếu.

Trong trường hợp nếu không thể hiện được ngày tháng năm sinh trên CMND hoặc hộ chiếu thì sẽ mặc định lấy ngày 01/01 của năm sinh.

Trong nhiều trường hợp nếu muốn thể hiện đúng chính xác độ tuổi thì học viên cần bổ sung bản sao giấy khai sinh

Những trường hợp chưa đủ số tuổi theo quy định thì không thể nộp hồ sơ đăng ký học ngay từ đầu tại các cơ sở đào tạo và buộc phải chờ đến khi đủ tuổi. Hoàn toàn không có bất kỳ trường hợp ngoại lệ nào chưa đủ tuổi mà đã có thể đăng ký học và sát hạch bằng lái xe ô tô.

Nếu chưa đủ tuổi lái xe phạt bao nhiêu?

Theo Điểm a, Khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019NĐ-CP, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên.

Điểm đ, Khoản 5, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô khi giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 58 Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng).

Theo đó, chủ sở hữu xe cũng sẽ bị xử phạt nếu giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện. Trong một số trường hợp, nếu gây thiệt hại về tài sản, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng đối với hành vi vi phạm.

Chưa đủ 18 tuổi đi xe máy phạt bao nhiêu?

- Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. - Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên.

Bao nhiêu tuổi được thi bằng lái xe máy 2024?

Để điều khiển lái xe máy ra ngoài đường, bạn cần có bằng lái xe máy mới an tâm đi ngoài đường được. Vậy độ tuổi nào có thể được cấp bằng lái xe máy? Theo quy định, người đủ 18 tuổi sẽ được thi và cấp bằng lái xe máy hạng A1. Như vậy năm 2024, những bạn sinh năm 2006 là đã có thể thi bằng lái xe máy rồi.

Bao nhiêu tuổi thì được cấp giấy phép lái xe mô tô?

Người đủ 16 tuổi trở lên được phép lái xe máy có dung tích xi - lanh dưới 50 cm3. Người đủ 18 tuổi trở lên được phép lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi - lanh từ 50 cm3 trở lên.

Sau bao nhiêu ngày thì có bằng lái xe máy?

Như vậy, sau khi thi bằng lái xe máy trong thời gian là 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch, bạn sẽ nhận được giấy phép lái xe.