Thi pisa là gì

Theo thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo tối 4/12, kết quả đánh giá học sinh quốc tế (PISA) 2018 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố tại 79 quốc gia, vùng lãnh thổ, Việt Nam không có tên trong bảng xếp hạng toàn cầu dù đạt kết quả cao.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông tin tóm tắt về kết quả PISA 2018 trên bảng kết quả của OECD công bố cho thấy, Việt Nam đạt 505 điểm Đọc hiểu, điểm số cao thứ 13/79 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, tăng 19 bậc so với chu kỳ năm 2015.

Về lĩnh vực Toán học, Việt Nam đạt 496 điểm, cao thứ 24, giảm 2 bậc. Còn với Khoa học, Việt Nam đạt 543 điểm, cao thứ 4, tăng 8 hạng so với năm 2015. Còn với lĩnh vực Khoa học, Việt Nam đạt 543 điểm, điểm số cao thứ 4, tăng 8 hạng so với chu kỳ năm 2015.

Thế mạnh của học sinh Việt Nam bước đầu được tìm thấy trong báo cáo của PISA là ở tinh thần thái độ tích cực làm bài, tỷ lệ có mặt tham gia cao, tỷ lệ trả lời hết các câu hỏi thuộc nhóm cao nhất thế giới.

Về thời gian làm bài, nhiều học sinh ở các nước đã phải bỏ một số câu hỏi khi kết thúc thời gian ở cuối mỗi phần thi. Tỷ lệ các câu hỏi không làm được là trên 15% ở các nước Peru, Panama và Argentina và tỷ lệ này nằm trong khoảng từ 10 - 11% đối với Brazil, Cộng hòa Dominican và Morocco.

Trong khi đó, tỷ lệ các câu hỏi không làm được đối với học sinh Việt Nam là nhỏ nhất (0,1%), tiếp theo là Bắc Kinh - Thượng Hải - Giang Tô - Chiết Giang (Trung Quốc), Hàn Quốc và Đài Bắc (Trung Quốc) với tỷ lệ từ 1,1 - 1,3%.

Lý giải về việc dù đạt kết quả rất tốt, nhưng Việt Nam không được OECD đưa vào bảng xếp hạng toàn cầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng có 2 lý do chính. Trước hết, báo cáo so sánh quốc tế đầy đủ không thể hoàn thành tại thời điểm công bố nếu đưa Việt Nam vào phân tích dữ liệu so sánh quốc tế.

Bởi vì, ban đầu OECD đề nghị để dữ liệu của Việt Nam sang 2020 mới công bố vì muốn dành thêm thời gian để nghiên cứu sâu hơn sự khác biệt của Việt Nam.

Tuy nhiên, do sự phối hợp tích cực của phía Việt Nam trong quá trình xử lý số liệu nên đến tháng 9/2019, OECD đã đồng ý công bố kết quả của Việt Nam cùng với các nước khác vào ngày 3/12/2019.

Thứ hai, số liệu thu được của Việt Nam không phù hợp với mô hình lý thuyết hồi đáp câu hỏi, mức độ không phù hợp cao hơn so với các quốc gia khác, có sự khác biệt lớn với mô hình đánh giá của OECD.

Trong quá trình phân tích, xử lý dữ liệu PISA của Việt Nam, OECD đã có những chất vấn, kiểm tra rất nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật của việc tổ chức thực hiện PISA tại Việt Nam ở tất cả các công đoạn, đã cử Trưởng Ban phân tích dữ liệu của OECD sang Việt Nam làm việc, thẩm định các quyển đề thi của học sinh, phỏng vấn các cán bộ, giáo viên trực tiếp tham gia PISA, xác minh dữ liệu.

Sau quá trình xác minh, thẩm tra, OECD khẳng định Việt Nam không có gì sai sót về quá trình tổ chức thực hiện, hoặc thao túng số liệu hay thiên lệch khi chấm điểm. Tuy nhiên, do kết quả các câu trả lời của học sinh Việt Nam thi trên giấy quá khác biệt với các nước OECD thi trên máy tính, cho ra một mô hình khác biệt với mô hình các nước OECD đang thi trên máy tính.

OECD có 2 hình thức thi là trên giấy và máy tính, cả hai hình thức thi này có một số câu hỏi chung, tuy nhiên rất khác biệt về cách thức thực hiện.

Do đó, OECD cần phân tích và so sánh kết quả của các nước trên giấy với nhau, so sánh các nước thi trên máy tính với nhau. Việt Nam cũng đã chứng minh mô hình câu trả lời của học sinh Việt Nam hoàn toàn thống nhất với mô hình của các nước tham gia trên giấy.

Bài thi trên giấy hiện vẫn được sử dụng ở 9 quốc gia: Argentina, Jordan, Lebanon, Cộng hòa Moldova, Cộng hòa Bắc Macedonia, Romania, Ả Rập Saudi, Ukraine và Việt Nam.

Không chỉ Việt Nam mà tất cả các nước tham gia thi trên giấy khi so sánh với các nước OECD thi trên máy tính đều có sự khác biệt. So sánh với các nước trên giấy, Việt Nam có mô hình hoàn toàn tương tự nhưng điểm khác biệt là kết quả của Việt Nam cao hơn rất nhiều.

PISA (Programme for International Student Assessment) là chương trình đánh giá học sinh quốc tế, do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng với quy mô toàn cầu, chu kỳ 3 năm một lần, đánh giá năng lực của học sinh 15 tuổi ở ba lĩnh vực là Đọc hiểu, Toán, Khoa học.

Mỗi kỳ sẽ có một lĩnh vực được lựa chọn để đánh giá sâu hơn, gọi là lĩnh vực trọng tâm và sử dụng làm căn cứ để xếp loại chất lượng giáo dục của các quốc gia. Năm 2018 là lĩnh vực Đọc hiểu.

Việt Nam tham gia PISA từ chu kỳ 2012 với chỉ số GDP thấp nhất trong các quốc gia tham gia PISA.

Giáo dục

  • Thứ sáu, 23/12/2016 09:38 (GMT+7)
  • 09:38 23/12/2016

Kết quả kỳ thi PISA do OECD công bố vừa giúp đánh giá mức độ kiến thức, kỹ năng của học sinh, vừa phản ánh chất lượng giảng dạy tại các trường học của từng quốc gia, nền kinh tế.

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) là cuộc khảo sát do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện 3 năm một lần để đánh giá về hệ thống giáo dục trên toàn thế giới thông qua việc kiểm tra kiến thức và kỹ năng của học sinh 15 tuổi.

Trong cuộc khảo sát mới nhất PISA 2015, chỉ hơn 500.000 học sinh đại diện cho khoảng 28 triệu học sinh 15 tuổi đến từ 72 quốc gia và nền kinh tế khác nhau trên thế giới tham gia bài kiểm tra kéo dài 2 giờ.

Theo kết quả mới được công bố ngày 6/12 vừa qua, Singapore xếp ở trí đầu tiên. Học sinh Việt Nam đứng thứ 8 trên bảng xếp hạng, cao hơn cả các quốc gia Anh, Mỹ, Trung Quốc.

Vậy cuộc khảo sát này được thực hiện như thế nào? Bảng xếp hạng PISA nói lên điều gì về chất lượng giáo dục trên toàn cầu?

Quy trình khảo sát PISA

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế bắt đầu hoạt động từ năm 1997 và năm 2000 thực hiện cuộc khảo sát đầu tiên. Đến nay, 6 cuộc khảo sát được thực hiện.

Thi pisa là gì
PISA là cuộc khảo sát để đánh giá hệ thống giáo dục trên toàn thế giới. Ảnh minh họa.

Học sinh tham gia kỳ thi PISA nằm trong khoảng từ 15 tuổi 3 tháng cho tới 16 tuổi 2 tháng, không nhất thiết phải học cùng khối lớp. Những học sinh này phải đến trường, không phải tự học ở nhà.

Kỳ thi PISA chỉ tập trung kiểm tra kiến thức 3 môn Toán, Đọc hiểu và Khoa học. Sau đó, ban tổ chức sẽ sử dụng một thuật toán để tính toán số điểm của các học sinh.

Việc lựa chọn học sinh tham gia kỳ thi được thực hiện thành hai giai đoạn. Trước hết, họ sử dụng một mẫu phân tầng để lựa chọn các trường có học sinh 15 tuổi bằng phương pháp xác suất. Sau đó, mỗi trường sẽ có 35 học sinh được chọn ngẫu nhiên.

Nếu trường không đáp ứng, ban tổ chức sẽ chọn thay thế bằng một trong hai trường đứng gần trường đó nhất trong danh sách. Học sinh được chọn không tham gia thi thì không được thay thế bằng học sinh khác.

Việc làm bài thi PISA từng được làm hoàn toàn trên giấy nhưng giờ đây đã được chuyển sang thực hiện chủ yếu trên máy tính, chỉ một số ít quốc gia vẫn giữ cách thức cũ. Một số người cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng kết quả nhưng OECD khẳng định họ đã tính toán rất cẩn thận.

Đánh giá khả năng áp dụng kiến thức của học sinh

PISA tập trung vào 3 môn học cốt lõi là Khoa học, Đọc hiểu và Toán. Kỳ thi này không nhằm mục đích đánh giá học sinh 15 tuổi liệu có thể nhắc lại kiến thức của các môn học này hay không.

Thay vào đó, PISA đánh giá mức độ kiến thức và các kỹ năng cần thiết của học sinh để tham gia xã hội hiện đại, khi các em gần kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc (hết lớp 9 lên lớp 10).

Tiêu chí cơ bản của kỳ thi PISA là “nền kinh tế thế giới không trao thưởng cho ai hiểu biết nhiều mà trao cho những người có thể vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống”.

Kết quả PISA cho thấy sinh viên ở các nước và nền kinh tế có thu nhập cao không hẳn sẽ có điểm thi cao hơn, minh chứng là Việt Nam đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng, cao hơn so với Australia và nhiều nước OECD khác.

Theo báo Jarkarta Post, yếu tố quan trọng để có nền giáo dục tốt và công bằng vẫn là việc quản lý nguồn lực giáo dục và chất lượng giảng dạy.

Thi pisa là gì
Bảng xếp hạng tóm tắt kết quả PISA 2015. Ảnh:  POSTGraphics.

Phản ánh chất lượng giảng dạy

Theo trang TodayOnline, kết quả PISA còn đưa ra một gợi ý cho các quốc gia nên cải thiện phương pháp giảng dạy.

Singapore đứng ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng bởi chương trình học của Bộ Giáo dục nước này luôn phát triển theo xu hướng xã hội. Điều này giúp các giáo viên có thể cải tiến bài học và áp dụng những phương pháp giảng dạy tốt nhất cho phù hợp với xã hội. Bên cạnh đó, những giáo viên mới vào nghề sẽ được hướng dẫn bởi những người đi trước giàu kinh nghiệm.

Singapore cũng rất quan tâm giáo dục mầm non. Việc chú ý giáo dục sớm và cho trẻ, hướng dẫn các bé học tập theo nhóm, tập trung phát triển các kỹ năng xã hội trước khi tham gia giáo dục chính thức giúp trẻ có nền tảng cơ bản cho việc học sau này.

Theo OECD, ở các nền kinh tế có thu nhập cao, chi tiêu tăng thêm dành cho giáo dục không đóng vai trò quan trọng với kết quả PISA. OECD cũng thừa nhận rằng học sinh nhập cư Singapore, Australia và Canada có kết quả PISA tốt hơn. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của nhà trường chứ không phải họ đến từ đâu.

PISA không phải bức tranh hoàn chỉnh giải thích đầy đủ hay chỉ ra cách thức phải quản lý giáo dục thế nào để học sinh đạt được điểm cao. Tuy nhiên, kỳ thi này cũng giúp các quốc gia nhìn ra sự khác biệt và cải thiện chính sách giáo dục của họ.

OECD cho rằng, những hệ thống giáo dục tốt luôn có một niềm tin rằng tất cả học sinh đều có thể thành công, đồng thời đầu tư cho chất lượng giáo viên. Singapore đi đầu về điều này. 

Vì vậy, những yếu tố để tạo ra sự khác biệt là tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên, thu hút nhân tài, trả lương hợp lý và truyền cảm hứng cho giáo viên để họ làm việc với tinh thần tốt nhất.

Tống Hoa

kết quả PISA PISA 2015 chương trình đánh giá học sinh quốc tế giáo dục Việt Nam OECD PISA

Bạn có thể quan tâm