Thơ là thơ đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng mùa xuân nhớ nhỏ

Những câu hỏi liên quan

Bàn về thơ, Sóng Hồng đã nhận định: "Thơ là thơ, đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng". Qua bài thơ Nhớ rừng, hãy làm rõ nhận định trên.

Hiện tại, mình đang cần dàn ý chi tiết ạ. Về phần phân tích thơ, các bạn giúp mình phân tích rõ "chất họa", "chất nhạc", sự "chạm khắc" qua những câu thơ thể hiện nội dung đó với ạ. Nếu được, các bạn có thể giúp mình viết luôn phần phân tích thơ để làm rõ nhận định luôn nha, để mình tham khảo chút chút nè 

Đề bài: 

“Thơ là thơ, đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”

                                      [Sóng Hồng-Thơ-NXB Văn học 1966]

    Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích hình ảnh thơ trong một số bài thơ để làm rõ.

Hướng dẫn làm bài

a] Giải thích ý kiến trên đây của Sóng Hồng

– “Thơ là thơ” vì thơ là một sáng tạo đặc biệt của con người. Thơ là một thể loại của văn học, vì vậy trước hết nó phải đảm bảo được đặc trưng của một tác phẩm văn học: ngôn ngữ tinh luyện, hàm súc, đa nghĩa, là ngôn ngữ đời sống được chắt lọc và sử dụng theo một cách thức riêng, tạo được sức biểu cảm, mang lại cho người thưởng thức những khoái cảm thẩm mỹ. Ngôn ngữ thơ phải có khả năng diễn đạt mọi trạng thái xúc cảm của con người và có sức ngân rung đồng điệu trong lòng người đọc.

– “Thơ đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”:

+  “Thơ là họa” vì thơ có hình tượng, là chạm khắc theo một cách riêng, nghĩa là bằng ngôn ngữ hình tượng rất thơ.

+ “Thơ là nhạc” vì thơ có nhạc điệu, vần điệu, nhịp điệu. Nhạc của thơ là điệu nhạc tâm tình được thể hiện ở vần điệu, nhịp điệu. Nghe nghệ sĩ đọc thơ, ngâm thơ, tâm hồn ta bị lôi cuốn tưởng như được nghe một khúc ca, một bài hát, lúc lên bổng, lúc xuống trầm, lúc du dương, ngọt ngào, lúc não nùng, thiết tha.

+ “Thơ là chạm khắc theo một cách riêng” vì thơ sử dụng ngôn từ – chất liệu phi vật thể, vì vậy, tác động nhận thức không trực tiếp bằng các loại hình nghệ thuật khác song sức gợi mở của nó lại hết sức dồi dào, mạnh mẽ. Nó tác động vào liên tưởng của con người và khơi dậy những cảm nhận cụ thể về màu sắc, đường nét, hình khối, âm thanh, giai điệu. Tức là khi đảm bảo được những tính chất: chính xác và hình tượng, truyền cảm và hàm súc.thì thơ có khả năng tái hiện những bức tranh về đời sống hoặc có nhạc điệu trầm bổng, dễ nhớ, dễ thuộc, gần gũi với giai điệu, lời ca. Như nhận xét của Biêlinxky: “Bản thân văn học là toàn bộ nghệ thuật”, cũng như quan niệm :”thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc”.

=> Thơ – nhạc – hoạ đều là các loại hình nghệ thuật, song có sự khác biệt, trước hết là về chất liệu xây dựng hình tượng nghệ thuật để phản ánh cuộc sống. Nếu hoạ dùng đường nét, màu sắc, nhạc dùng giai điệu, âm thanh thì thơ cũng như các tác phẩm văn chương lại sử dụng ngôn từ làm chất liệu.

b] Phân tích ý kiến

– “Thơ là thơ”

– “Thơ là họa”

– “Thơ là nhạc”

– “Thơ là chạm khắc theo một cách riêng”

c] Bình luận

– Ý kiến đúng đắn, có giá trị của Sóng Hồng đã khẳng định sức sống và vẻ đẹp kì diệu của thơ ca: đặc trưng của ngôn ngữ thơ [tính chính xác, tính hình tượng, tính nhạc] khiến nó mang trong mình đặc điểm của các loại hình nghệ thuật khác.

– Để sáng tác được những bài thơ hay, nhà thơ không chỉ cần cảm xúc mãnh liệt, chân thành mà còn cần có tài năng trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, thanh điệu, nhịp điệu thật độc đáo để tạo được phong cách riêng của mình. Mỗi độc giả cần phải là người đọc “đồng sáng tạo” với nhà thơ.

d] Mở rộng

– Nhà thơ phải có phong cách nghệ thuật độc đáo.

– Người đọc khi cảm thụ tác phẩm thơ cần phải phát hiện nhữn nét riêng biệt, độc đáo của thi phẩm và phong cách của tác giả.

3 Kết bài

– Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vẻ đẹp của lí tưởng, của tình yêu nước, thương dân,… mà thơ đã bồi đắp cho tâm hồn mỗi chúng ta, đã làm cho mỗi chúng ta ý thức một cách sâu sắc “thơ là thơ”.

– Chính vì yêu thơ mà ta thấy cuộc đời thêm dẹp, tuổi trẻ thật đáng yêu:

“Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt

Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm

Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt

Mỗi con sông đều muốn hoá Bạch Đằng…”

[“Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?” – Chế Lan Viên]

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

4

Bài này mik có dự thi nên bạn tham khảo Từ xưa đến nay sáng tác thi ca là một quá trình vô cùng phức tạp, rất dễ để chúng ta viết lên những tác phẩm văn xuôi, tự sự hay và có ý nghĩa. Nhưng để tạo ra một bài thơ có giá trị thì phải trải qua sự kết tinh của cảm xúc, sự chắt lọc của ngôn từ, chau chuốt, tỉ mỉ thì mới có được. Bởi vậy cốt lõi của thơ là trữ tình, thơ ca bao giờ cũng là một tấm gương của tâm hồn, tiếng nói từ trái tim con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. Bàn về bản chất của thơ ca, sóng hồng đã cho rằng “thơ là thơ nhưng cũng là vẽ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”. Nhận định trên, đã cho ta thấy được tính bao quát và tầm quan trọng của nhạc và họa trong thơ ca và Tây Tiến của Quang Dũng chính là một minh chứng cho điều đó. Thật vậy, giai điệu và hình ảnh luôn là những yếu tố quan trọng trong tác phẩm thơ. Trước hết ta hiểu “vẽ” là những đường nét cơ bản mà ta thấy khi đọc những vần thơ trên chúng ta hoàn toàn cảm nhận được một bức tranh hiện ra trước mắt với những hình ảnh, không khác gì so với một bức họa thật sự. “Nhạc chính là giai điệu, âm hưởng, nhịp điệu của vần thơ, của ngôn ngữ phát ra nhịp nhàng như một bản nhạc”. còn “chạm khắc” ở đây là hình khối, một môn nghệ thuật tạo ra những tác phẩm điêu khắc. “Thơ là thơ những cũng là vẽ, là nhạc, là chạm khắc”, có nghĩa là thơ là kết tinh của mô hình nghệ thuật một cách hài hòa với nhau. Người ta thường nói “thơ trong hữu nhạc, thơ trong hữu họa”, “thơ là thơ”. Tức là nghệ thuật của ngôn từ, ngôn ngữ chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định nên sức sống của thơ. Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thơ không cần nhiều từ ngữ nó cũng không quan tâm đến hình xác của đời sống, nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi một chút linh hồn của cảnh vật thông qua linh hồn của thi sĩ. Bởi vậy viết thơ không phải là viết thật dài, thể hiện vốn từ ngữ của mình mà phải biết chắt lọc, lựa chọn từ ngữ, hàm súc nhất, tinh tế nhất, nhưng cũng không quá cao siêu gây khó hiểu cho người đọc. Quá trình chọn lọc từ ngữ vô cùng quan trọng mà nhà văn Nga Maiacốpxki đã nói. “Phải phí tốn nghìn cân quặng chữ, Mới thu về một chữ mà thôi, Một chữ ấy làm cho rung động, Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài”. Song thơ không chỉ là thơ, mà “thơ trung hữu nhạc, thơ trung hữu họa”, giống như ngôn ngữ, nhạc điệu và hình ảnh là yếu tố không kém phần quan trọng trong một tác phẩm thơ. Nhạc trong thơ như một nét đẹp khiến người ta say lòng, nếu thơ chỉ đơn thuần là thơ thì nó sẽ rất khô khăn thiếu đi cung bậc cảm xúc trong lòng người đọc, hình ảnh và hình khối tạo nên nét vẽ điểm nhấn, sự sinh động của ngôn từ, thế nhưng tất cả những nghệ thuật đó đại được tạo nên theo một cách riêng mà chất liệu lại chỉ duy nhất đó chính là ngôn từ. Nhạc được tạo nên từ cách dùng ngôn ngữ, cách gieo vần, phối thanh, sử dụng từ láy, từ tượng thanh, họa được vẽ ra bằng những từ ngữ tượng hình, sinh động. Quan điểm trên của sóng hồng là một nhận định đúng đắn về bản chất của thơ ca, trải qua hàng ngàn năm đã có rất nhiều tác phẩm thơ ca ra đời là minh chứng cho điều đó. Tiêu biểu là bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, tác phẩm là nỗi lòng nhớ về Tây Tiến và kỉ niệm cùng hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền tây hùng vĩ, dữ dội và mỹ lệ của tác giả và xuyên suốt văn bản là sự kết hợp hài hòa giữa các loại hình nghệ thuật. Trước hết tính họa và nhạc được thể hiện qua nỗi nhớ về thiên nhiên miền Tây dữ dội, hoang vu nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình. Mở đầu bài thơ là hình ảnh con sông Mã. “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi? Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”. Sông Mã con sông chảy dọc Miền Tây của tổ quốc, gắn liền với địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến nên nó như một chứng cứ lịch sử, ghi dấu những kỉ niệm vui mừng, cũng như chiến công của đoàn quân Tây Tiến. Tác giả sử dụng từ ngữ biểu cảm “Tây Tiến ơi”, mà gần gũi, quen thuộc vừa thiết tha trìu mến, lại xiết bao nuối tiếc. Gọi như gọi người thân của mình phát ra từ sâu thẳm trái tim nhà thơ, nhịp thơ sâu lắng, man mát buồn, qua điệp từ “nhớ”. “Nhớ chơi vơi”, như kéo nỗi nhớ ra vô cùng, vô tận, không có điểm đầu, điểm cuối, đây chính là một từ láy “tượng hình” gọi trạng thái phiêu diêu, bồng bềnh làm cụ thể hóa hữu hình, hóa nỗi nhớ, gọi nỗi niềm thường trực, đau đáu trong lòng nhà thơ. Không chỉ vậy, nỗi nhớ ấy còn gắn liền với những địa danh những vùng đất xa xôi khuất nẻo của tổ quốc “Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông chỉ bằng 3 nét vẽ cơ bản Quang Dũng đã khắc họa nên thiên nhiên miền Tây hoang vu dữ dội ẩn chứa những nguy hiểm nét vẽ đầu tiên là mây mù, sương phủ dày đặc. “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi, Mường Lát hoa về trong đêm hơi, Heo hút cồn mày sưng ngừi trời”. Hình ảnh về những hiện thực vừa lãng mạn câu thơ gợi lên sự trơn trượt, đi lại khó khăn, che khuất tầm nhìn. Từ láy “heo hút”, gợi sự lạnh lẽo, hoang vu. “Súng ngửi trời”, là một nghệ thuật nhân hóa, vừa nói lên độ cao của núi, độ dày của mây khiến người lính hành quân có cảm giác súng chạm đến đỉnh trời, vừa bật lên vẻ tinh nghịch yêu đời của người lính. Nét vẽ thứ hai là sự khó nhọc, vất vả khi người lính đi qua nơi dốc cao, vực sâu, “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”. Đó chính là đặc điểm của dốc núi nhìn lên trên thì cao vậy, nhưng nhìn xuống lại sâu thăm thẳm, nhịp điệu có chút dồn dập. Những câu thơ như bị chặt đứt làm đôi, kết hợp với nhiều thành chắc và từ ngữ đối lập, “lên”, “xuống”, từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” tạo sự khó khăn khi leo núi. Nhà thơ chú ý sử dụng những điệp từ “dốc”, “ngàn thước” các từ láy giàu tính tạo, gợi lên những dãy núi trùng điệp, nối tiếp nhau ẩn chứa nhiều khó khăn, nguy hiểm, vất vả, khôn lường. Cuối cùng là nét vẽ chỉ rừng thiêng, nước độc, có nhiều hiểm họa đe dọa đến tính mạng của con người. “Chiều chiều oai linh thác gầm thét, Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”. Nghệ thuật nhân hóa lại một lần nữa được sử dụng, “thác gầm thét” và động từ “mạnh”, nhấn mạnh những nguy hiểm luôn luôn đe dọa, trình dập, sự ghê rợn hãi hùng, tất cả những chi tiết, hình ảnh trên đã tái hiện một cách sâu sắc, chân thực, dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên Miền Tây. Nhưng trong cái dốc cao, vực sâu thăm thẳm ấy lại có những nét thơ mộng, trữ tình. Người lính Tây Tiến vẫn cảm nhận được hương hoa rừng ngọt ngào trong những đêm sương gợi thư thái, yêu thích, thoải mái. “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”. Những mái nhà vẫn yên tĩnh dựa lưng vào dốc núi cũng mang đến cho người lính Tây Tiến cảm giác run rẩy sau những chặng đường hành quân. “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Họ dừng chân nghỉ ngơi bên những bản làng, dự những bữa cơm ấm tình quân dân khiến bản thân quên đi mọi khó khăn, mệt nhọc vừa qua. Câu thơ chủ yếu sử dụng thanh “bằng” gợi âm điệu nhịp nhàng, cảm giác bay bổng như phút giây thư giãn của người lính Tây Tiến. Nếu như ở bốn câu thơ đầu là bức tranh vẽ chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến, thì đến 8 câu tiếp theo giai điệu và hình ảnh được nói lên qua đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước miền Tây. “Doanh trại bùng lên hội đuốc hoa, Kìa em xiêm áo từ bao giờ, Khèn lên man điệu nàng e ấp, Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ”. Không gian doanh trại gần gũi, ấm áp, yên tĩnh diễn ra đêm hội đuốc hoa, màu sắc lung linh, huyền ảo, thật mà cứ ngỡ là mơ trong sự ngỡ ngàng của người chiến sĩ, “bừng lên” hình ảnh “em thiếu nữ” đem đến cho đêm văn nghệ sự sống động, trẻ trung khiến người lính Tây Tiến thích thú, mê say. “Khèn lên man điệu nàng e ấp”. “Khèn” là nhạc cụ đặc trưng của núi rừng, tạo nên âm điệu du dương, trầm bổng cho đêm hội. “Man điệu”, điệu múa lạ mang đậm dấu ấn của vùng dân tộc thiểu số. Bốn câu thơ vừa có hình ảnh, màu sắc, âm thanh, đường nét và gợi cảm xúc cũng như tâm hồn đắm đuối của người lính Tây Tiến và đây chính là đặc trưng trong thơ Quang Dũng. “Trong thơ vừa có nhạc vừa có họa”. Cảnh sông nước “châu mộc” được tái hiện trong một buổi chiều giăng mắc, đầy sương, lãng mạn, thơ mộng, huyền ảo, gợi lên đặc trưng của miền tây cảnh thực vừa có nét hư vô, nhòa mờ do được cảm nhận qua lăng kính của nỗi nhớ. “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy, Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”. Hình ảnh hồn lau mềm mại, hoang sơ, cổ kính, cảnh như mang theo linh hồn của con người, của biết bao chiến sĩ đã nằm lại nơi đây. Con người hiện lên trong tư thế uyển chuyển, kiên cường với từng động tác chèo thuyền là điểm nhấn của bức tranh đem lại nét song thực và có linh hồn cho cảnh vật. “Có nhớ dáng người trên độc mộc, Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Từ đong đưa vừa diễn tả trạng thái bất bình, vừa khiến cho cảnh vật như mang theo linh hồn của con người. Nhờ nghệ thuật nhân hóa trái với bốn câu thơ trên, bốn câu thơ này tạo nên 4 nét vẽ nét, nét nào cũng có những nét riêng biệt, như tạo nên một bức tranh sông nước hoàn chỉnh huyền ảo, thơ mộng, lãng mạn của sông nước miền Tây. Chất nhạc họa còn được tác giả đặt tả qua hình tượng người lính Tây Tiến. “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, Quân xanh màu lá dữ oai hùng”. Người đọc ấn tượng về một đoàn binh đầu trọc, nét riêng của đoàn quân Tây Tiến. Hình ảnh vừa gợi lên cát bi, vừa gợi lên cái hùng của người lính Tây Tiến. Qua cách nói “không mọc tóc” chứ không phải “Tóc không mọc” người lính Tây Tiến hoàn toàn nắm thế chủ động, đối mặt với mọi khó khăn, gian khổ, sốt rét rừng, khó khăn, thiếu thốn khiến da của người lính xanh bủng như lá cây, hay màu lá ngụy trang trong rừng làm hiện lên như một chúa tể sơn lâm, chủ thiên nhiên núi rừng. Họ ấm nhưng không yếu, vẫn mạnh mẽ, ngang tàn, đối sau vẻ bề ngoài dữ tợn ấy là một tâm hồn đầy lãng mạn mộng mơ. “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. “Dáng kiều thơm” là những người phụ nữ đất Hà Thành, là động lực để người lính tiếp tục chiến đấu vượt qua khó khăn, gian khổ. Người lính Tây Tiến không chỉ bị thay đổi hình hài mà còn mất đi cả tính mạng. “Rải rác biên cương mồ viễn xứ, Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, Áo bào thay chiếu anh về đất, Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Có 5/7 chữ là từ Hán Việt gậy màu sắc trang trọng thể hiện thái độ tri ân, thành kính của nhà văn trước sự hi sinh cao cả của đồng đội mình. Người lính Tây Tiến nằm xuống đến mảnh chiếu tre thân cũng không có, nhưng dưới cái nhìn của Quang Dũng họ được khoác lên mình tấm áo bào trang trọng. Nghệ thuật nói giảm, nói tránh, vừa giảm bớt đau thương vừa khẳng định người lính Tây Tiến họ hi sinh nhưng không phải ra đi mà trở về với đất mẹ và vào hồn thiêng sông núi bất tử với cuộc đời. Sông Mã thay hồn núi sông tấu lên những khúc ca hào hùng tiễn đưa người lính Tây Tiến về đất mẹ. Bằng bút pháp lí tưởng hóa, cảm hứng lãng mạn, giọng điệu ngợi ca trang trọng tác giả đã xây dựng thành công hình tượng người lính mang cái bi vừa mang cái oai hùng đồng thời thể hiện sự tri ân thành kính của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội mình. Tóm lại thơ là thơ nhưng cũng là vẽ, là nhạc, là chạm khắc theo một nét riêng, là một ý kiến vô cùng ý nghĩa. Một tác phẩm thơ ca có giá trị phải thực sự hội tụ thể hiện lên những yếu tố nghệ thuật ấy, mà thứ tạo nên lại chính là ngôn từ. Để sáng tạo ra một bài thơ hay nhà thơ phải biết kết hợp lựa chọn, chắt lọc ngôn ngữ của mình, chọn được từ hay nhất, tinh túy nhất để đưa vào trong thơ ca gửi tới người đọc. Ngôn ngữ đó phải hàm súc, có tính tượng thanh, tượng hình, tính liên tưởng, tưởng tượng cao. Nếu một tác phẩm thơ hội tụ được những điều đó thì sẽ sống lâu bền cùng thời gian, tên tuổi của người thi sĩ sẽ được lưu danh đưa vào sử sách. Ngược lại, người đọc cũng không kém phần quan trọng trong việc phát hiện và khám phá thứ nhạc họa đó, chúng ta phải đọc, cảm nhận, đắm chìm vào chiều sâu của thơ, hiểu được các tầng nghĩa của từ ngữ thơ. Trái tim phải rung động, trí óc phải hoạt động theo dòng chảy của thơ ca, có như thế bài thơ mới phát huy được vẻ đẹp và phong cách riêng của chúng. Không chỉ Quang Dũng cho ta thấy được thơ không chỉ là thơ, mà còn là vẽ, là nhạc, là điêu khắc và còn rất nhiều thi sĩ khác thể hiện xuất sắc điều đó. Chẳng hạn như Tố Hữu với bài thơ Việt Bắc, khi miêu tả bức tranh thiên nhiên Việt Bắc bốn mùa đều có âm thanh, màu sắc, không gian, đường nét. Mỗi ý thơ bật lên một nét đặc trưng của thời tiết nơi đây mà chưa chắc chỉ bằng ca nhạc hay mỹ thuật toát lên được. “Ngày xuân mơ nở trắng rừng, Ve kêu rừng phách đổ vàng, Nhớ cô em gái hái măng một mình”. Như vậy qua Tây Tiến của Quang Dũng cho ta thấy nhận xét của sóng hồng hoàn toàn chính xác, nó là kim chỉ nam, là phương thức hướng cho các nghệ sĩ trong quá trình sáng tác thơ ca, để từ đó tạo ra những tác phẩm hay nhất, tinh túy nhất, mang đến cùng chia sẻ cùng tâm hồn bạn đọc./. Ưu điểm. Ngôn ngữ linh hoạt, Phần giải thích, bình luận bài học biết bám sát nhận định. Nhược điểm: Sai chính tả, Phần chứng minh chưa đạt yêu cầu. Em nên tách bạch họa, nhạc, điêu khắc thể hiện như thế nào trong tác phẩm và chỉ chọn những câu thơ tiêu biểu để phân tích chứ không phân tích cả bài như vậy

Video liên quan

Chủ Đề