Thoát vị đĩa đệm có nên leo cầu thang không

Bệnh lý cơ, xương, khớp thuộc nhóm bệnh phổ biến trong cộng đồng và ai cũng từng trong đời trải qua một lần đau nhức các cơ, xương, khớp. Triệu chứng đau của cơ, xương, khớp tuy mơ hồ nhưng hàm chứa các nguyên nhân cần phải tìm hiểu rõ để có chế độ điều trị thích hợp. Trong các liệu trình điều trị, việc hạn chế các thói quen xấu ảnh hưởng lên hệ cơ, xương, khớp luôn được các bác sĩ yêu cầu phải tránh tối đa nhằm mục đích đạt hiệu quả điều trị nhanh nhất.Sau đây là các thói quen “xấu” trong sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng đến hệ cơ, xương, khớp. Việc nhận ra các thói quen xấu này giúp chúng ta phòng ngừa các bệnh lý cơ xương khớp và giảm thời gian dùng thuốc giảm đau, kháng viêm đi kèm với các tác dụng phụ.

Bẻ tay, vặn lưng, cổ quá mức

Khi có cảm giác mỏi ở các khớp liên đốt bàn tay hay vùng cột sống thắt lưng hoặc vùng cổ, chúng ta thường có động tác bẻ các khớp ngón tay hay vặn cổ, vặn lưng để tạo cảm giác dễ chịu hơn. Cảm giác dễ chịu là có thật và chính điều đó đã tạo thói quen này.

Khi ta bẻ khớp ngón tay, vặn lưng, vặn cổ, các khớp hoạt động nhanh đột ngột và quá tầm vận động dẫn đến phá hủy các cấu trúc sụn khớp, cấu trúc dây chằng xung quanh khớp nên rất có hại cho khớp. Nếu thói quen không được loại bỏ, khớp sẽ bị thoái hóa, biến dạng khớp, to khớp ở vùng các ngón tay hay rách dây chằng, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng, thoát vị nhân đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh…Cảm giác mỏi, đau, khó chịu vùng khớp thường do hệ thống cơ dây chằng đang làm việc quá tải trong một tư thế. Do vậy, việc xoa bóp giúp thư giãn hệ thống này, giúp tưới máu hiệu quả hơn và giảm cảm giác đau. Đừng bẻ tay, vặn mình hay vặn cổ.Thường xuyên mang giày cao gótKhi mang giày cao gót, các cơ của cột sống thắt lưng, cơ bắp chân ở cẳng chân, gân gót làm việc co thắt liên tục, do vậy rất dễ đau và mỏi. Triệu chứng sẽ là đau lưng, đau bắp chân hay đau phần trên của gót chân (nơi gân Achilles bám vào xương gót). Khi các nhóm cơ làm việc quá tải sẽ yếu, không giữ vững được các cấu trúc như cột sống, khớp gối, cổ chân dễ gây chấn thương do té ngã và tổn hại đến hệ khớp.Bằng việc nâng cao gót chân, toàn bộ trọng lượng cơ thể bình thường chịu lực qua xương gót to và dầy thì lại chuyển qua chịu trên xương bàn và các ngón chân vốn dĩ mỏng hơn và nhỏ hơn. Nghiên cứu cho thấy độ cao của đế giày cứ tăng mỗi 2,5cm thì áp lực lên bàn chân trước tăng 22% - 25%. Do đó, mang giày cao 7cm thì áp lực xương bàn phải chịu là 175% mức bình thường. Việc này rất dễ gây thoái hóa khớp bàn ngón, nhất là ngón cái.

Nếu mũi giày nhỏ hẹp, việc bó các ngón chân sẽ gây chèn ép, tổn thương các nhánh thần kinh gây đau hay phì đại các nhánh thần kinh vùng bàn chân (u thần kinh Morton). Tóm lại, việc mang giày cao gót ảnh hưởng từ cột sống, khung chậu, khớp gối, khớp cổ chân và các biến dạng bàn chân nguyên nhân do lệch trục cơ thể.

Thoát vị đĩa đệm có nên leo cầu thang không

Cần hạn chế những thói quen để không ảnh hưởng đến cơ, xương, khớp.

Ngồi xổm, leo cầu thang, chéo chân hay bó chân

Khớp gối gồm khớp chè đùi và khớp đùi chày, chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Khi gối co, áp lực do cơ ở phần đùi và gân bánh chè sẽ ép xương bánh chè trượt trên xương đùi. Khi di chuyển như đi bộ, lực này tác động khoảng bằng 1/2 trọng lượng cơ thể; khi leo cầu thang, lực này gấp 3-4 lần trọng lượng cơ thể và khi ngồi xổm, lực này gấp 7 - 8 lần trọng lượng cơ thể.

Do vậy, thói quen ngồi xổm tạo áp lực rất lớn phá hủy sụn xương bánh chè và sụn xương đùi gây thoái hóa khớp bánh chè đùi. Khi khớp này bị tổn thương hay thoái hóa sẽ khiến chúng ta cảm thấy đau trước gối khi ngồi xổm đứng dậy, khi leo cầu thang.

Uống bia, rượu nhiều

Bệnh chuyển hóa ngày càng nhiều và gặp ở lứa tuổi ngày càng trẻ dần ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Trong các bệnh chuyển hóa, Gout là bệnh ảnh hưởng đến khớp nhiều nhất. Bệnh Gout thường gặp ở những người hay uống nhiều bia và ăn nhiều mồi ngon như hải sản, đồ nội tạng chứa nhiều đạm Purin. Đạm Purin sẽ phân hủy thành acid uric trong cơ thể và khi lượng đạm này được nạp quá nhiều sẽ dẫn đến tăng acid uric máu do thận không thải hết. Khi tăng acid uric máu kéo dài sẽ dẫn đến lắng đọng các tinh thể muối urat ở các mô trong cơ thể, trong đó có khớp và hủy hoại khớp gây tàn phế.

Gần đây, hoại tử vô mạch chỏm xương đùi hay gặp nhiều ở phòng khám, nhất là người trẻ với biểu hiện là đau khớp háng một bên. Khi chụp MRI thấy hình ảnh sớm của xương chết ở chỏm xương đùi. Bệnh này diễn tiến ngày càng nặng gây phá hủy chỏm, biến dạng chỏm làm người bệnh không thể đi lại được vì đau. Có nhiều nguyên nhân gây hoại tử vô mạch chỏm xương đùi, trong đó uống nhiều rượu, bia và hút thuốc lá là nguyên nhân hay gặp.

Những thói quen khác

Cột sống như cột trụ chống đỡ toàn bộ thân người. Cột sống gồm nhiều đốt sống liên kết với nhau bởi hệ cơ và dây chằng, giảm tải bằng các đĩa đệm. Các thói quen dưới đây dễ ảnh hưởng xấu đến cột sống:- Thói quen ngồi lâu, liên tục trên 2 giờ làm mỏi nhóm cơ cạnh cột sống, làm chúng ta có tư thế khòm lưng và cúi ra trước làm căng các nhóm cơ và dây chằng phía sau đốt sống. Sự mệt mỏi của hệ thống giữ vững này sẽ gây đau và nếu kéo dài sẽ làm cột sống không vững dẫn đến tổn thương các đốt sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống. Do đó, nên hạn chế ngồi làm việc lâu quá 2 giờ. Nên đi lại, tập các bài tập đơn giản về cơ cột sống sẽ giúp phòng ngừa đau thắt lưng và mỏi mệt.- Mang ba lô hay túi nặng một bên khiến cột sống phải nghiêng hẳn một bên, các nhóm cơ hoạt động không đều nhau dễ bị vẹo cột sống, tổn thương đốt sống và dây chằng. Do vậy, khi phải mang túi xách, ta không nên mang quá 10% trọng lượng cơ thể và khi phải mang nhiều hơn, chúng ta mang đều 2 tay.

- Khi cúi gập ngang hông lưng quá 90 độ, hệ thống dây chằng phía sau căng quá mức có thể bị rách, đĩa đệm chịu lực quá mức có thể lồi ra phía sau gây thoát vị đĩa đệm. Do đó nên hạn chế gập lưng quá mức nhất là khi nhặt đồ vật rơi. Đặc biệt không nên cúi người khiêng vật nặng như khiêng chậu hoa, chậu giặt quần áo…Tư thế đúng trong các việc này là ngồi xuống và thẳng lưng để nhặt đồ vật.

Bác sĩ PHẠM THẾ HIỂN
(Khoa Chấn thương chỉnh hình, BV Nguyễn Tri Phương)

Tôi tập tăng dần cường độ, ngày đầu leo 20 tầng, ngày 2 leo 30 tầng, ngày 3 tôi leo 50 tầng và đỉnh điểm ngày 5 tôi leo được 80 tầng, bắp chân đau cứng. Ngoài ra, tôi nhận thấy đầu gối khớp trái có cảm giác gợn, cảm như hơi đau khi bước nhiều. Xin hỏi, có phải do tôi leo cầu thang nhiều khiến ảnh hưởng đến khớp?

Kiều Thu Hằng (Ô Chợ Dừa, Hà Nội)

TS.BS Trần Thị Tô Châu, Phó trưởng khoa Cơ xương khớp (Bệnh viện Bạch Mai) trả lời:

Các bài tập thể dục, đi bộ, leo cầu thang cơ bản là tốt với nhiều người. Tuy nhiên, tùy theo từng lứa tuổi có thể lựa chọn phương pháp tập luyện cho phù hợp.

Như trường hợp bạn hỏi, tôi cho rằng leo cầu thang với những người trẻ là phù hợp, nhưng với người trung niên, leo cầu thang, đặc biệt khi xuống cầu thang, toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn vào khớp ở chi dưới, tạo áp lực rất lớn cho khớp, sẽ ảnh hưởng tới khớp.

Trong khi từ tuổi 38 - 40 trở đi khớp bắt đầu thoái hóa, vì thế việc tập luyện các hoạt động bắt khớp phải chịu tải nhiều, như chạy bộ, leo cầu thang, leo núi... nhiều có thể ảnh hưởng không tốt tới khớp gối.

Vì thế, khi tập luyện bất cứ môn thể thao nào, bạn cần nghe phản ứng của cơ thể, trong trường hợp này là với khớp. Nếu hoạt động này gây ảnh hưởng cho khớp, phản ứng đầu tiên của cơ thể là đau. Khác với đau do bệnh lý khớp viêm rất rõ kèm theo sưng, nóng đỏ, đau mang tính chất cơ học, loãng xương… là quá trình thoái hóa của cơ thể nên biểu hiện ban đầu không phải sưng nóng đỏ. Phản ứng đau này tăng lên khi vận động nhiều, giảm bớt khi nghỉ ngơi.

Lúc này nếu tiếp tục leo cầu thang, chạy bộ nhiều làm khớp đau nhiều hơn sẽ cần phải điều trị, trong trường hợp có sưng, nóng thì cần điều trị tích cực hơn nữa.

Vì thế, bạn hãy thử thay đổi vận động để xem phản ứng của cơ thể như thế nào, có còn cảm giác đau khớp hay không. Bởi nếu chỉ đau cơ học chỉ cần thay đổi lối sống, thay đổi sinh hoạt để giảm triệu chứng.

Bạn cũng không nên quá nôn nóng trong việc giảm cân bởi giảm cân cần cả quá trình để đốt mỡ thừa của cơ thể, theo nguyên tắc năng lượng nạp vào nhỏ hơn năng lượng tiêu hao và không thể ngày một ngày hai có thể tống bay mỡ thừa.

Hơn nữa, khi tập luyện bất cứ môn thể dục thể thao nào, từ đi bộ, leo cầu thang... cần phải tập luyện đúng phương pháp, khởi động kỹ để không gây nguy hại cho khớp gối.

Nếu lựa chọn môn thể dục đi bộ, cần căn cứ vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe của mình để xem nên đi bộ bao nhiêu một ngày là đủ. Những người già 60 - 70 tuổi, chỉ nên đi bộ từ 30 - 45 phút/ngày là đủ. Còn những người trẻ hơn, có thể đi bộ trong khoảng thời gian nhiều hơn, nhưng cũng không nên lạm dụng môn thể thao đi bộ. Cần lựa chọn giày chuyên dụng khi đi bộ, chạy.

Trước khi đi bộ hay luyện tập bất cứ môn thể thao nào, đừng nôn nóng tập luôn mà cần có 5 – 10 phút khởi động để làm nóng các khớp trước khi tập luyện. Với người lớn tuổi, đạp xe, bơi lội sẽ tốt hơn thể dục do khớp không phải gánh sức nặng của toàn bộ cơ thể.

Bên cạnh đó, khi tập bộ môn thể dục, thể thao cần tập có bài bản, phù hợp với tuổi tác, tình trạng sức khoẻ, được hướng dẫn đúng kỹ thuật để tránh những tác động xấu cho khớp.

Nếu bạn thích leo cầu thang, cũng hãy khởi động kỹ, và chỉ nên leo lên bằng đường bộ, khi xuống dùng thang máy để giảm ảnh hưởng tới khớp gối. Nhưng trong thời điểm này nếu bạn thấy gợn, cảm giác đau, hãy thử lựa chọn môn thể thao khác, như bơi lội, đạp xe... để xem cảm giác này có đỡ hay không.