Thời gian xây dựng trạm xử lý nước thải

Góp ý nội dung đề xuất dự án: Trạm xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Trà Kha.

Sở Xây dựng nhận được Công văn số 713/SKHĐT-KTĐN ngày 28/5/2018 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc lấy ý kiến thẩm định dự án: Trạm xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Trà Kha (công suất 2.000 m3/ngày đêm). Dự án: Trạm xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Trà Kha (công suất 2.000 m3/ngày đêm) rất phù hợp với chủ trương kêu gọi đầu tư của tỉnh Bạc Liêu, Sở Xây dựng rất đồng tình, ủng hộ. Tuy nhiên, sau khi xem xét hồ sơ, Sở Xây dựng có một số ý kiến sau: 1. Về quy hoạch: Theo Quyết định số 122/QĐ-UBND ngày 18/4/2007 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp Trà Kha tỷ lệ 1/2000, trong Khu Công nghiệp Trà Kha có quy hoạch Trạm xử lý nước thải công suất 2.000 m3/ngày đêm, diện tích khoảng 0,3ha. Tuy nhiên, bản vẽ thiết kế cơ sở cũng như thuyết minh dự án Nhà đầu tư chưa thể hiện rõ vị trí xin đầu tư trạm xử lý nước thải có phù hợp với quy hoạch được duyệt hay không, do đó Sở Xây dựng chưa có cơ sở xem xét nội dung này. Đề nghị Nhà đầu tư bổ sung vị trí dự án theo quy hoạch tổng thể được duyệt Khu công nghiệp Trà Kha. 2. Về nội dung dự án: - Về bố cục của dự án: cần tuân theo trình tự và quy định của Luật Xây dựng; - Về công suất thiết kế: Đề nghị nhà đầu tư có bảng tính chi tiết lưu lượng nước thải (nên dựa vào tiêu chuẩn xả thải hoặc có thể tham khảo các khu công nghiệp tương tự để xác định lưu lượng nước thải) để từ đó đề xuất công suất thiết kế cho phù hợp. Do hệ thống thoát nước Khu công nghiệp Trà Kha chưa có hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng, mà hai loại nước này sử dụng chung cống thoát nước, đề nghị Nhà đầu tư lưu ý số liệu này khi tính toán công suất; - Đề nghị Nhà đầu tư kiểm tra, khảo sát lại toàn bộ hệ thống thoát nước thải trong Khu công nghiệp Trà Kha có thoát nước về hướng dự kiến xây dựng trạm xử lý nước thải hay không? Nếu không thoát về hướng này thì hướng đề xuất giải quyết như thế nào?; - Thể hiện việc đấu nối nước thải từ cống thoát nước chung vào trạm xử lý. - Về tổng mức đầu tư: Đề nghị nhà đầu tư bổ sung phương pháp xác định. 3. Về loại hợp đồng và thời gian hợp đồng: - Về loại hợp đồng: Thống nhất theo đề xuất của Nhà đầu tư là loại hợp đồng BOO. - Thời gian hợp đồng: Nhà đầu tư nêu chưa cụ thể, nên nội dung này Sở Xây dựng chưa có ý kiến. - Lưu ý: Đề nghị Nhà đầu tư nêu cụ thể phương án tài chính, thời gian thu hồi vốn, giá dịch vụ dự kiến, nghĩa vụ của các doanh nghiệp xả thải trong Khu công nghiệp, hổ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước để tránh tranh chấp (có thể xảy ra) khi vận hành dự án... 4. Tính hiệu quả của dự án: Dự án này khi đưa vào hoạt động sẽ góp phần bảo vệ môi trường khu vực cũng như thành phố Bạc Liêu, đồng thời Nhà đầu tư cũng có lợi nhuận từ dự án này. Trên đây là ý kiến của Sở Xây dựng chuyển đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp.

Tên dự án: Xây mới Trạm xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Hoà Khánh 5.000m3/ngày đêm (giai đoạn 2) (Theo tờ trình số 5278/TTr-UBND ngày 10/8/2020).

Mục tiêu đầu tư: Đầu tư xây dựng trạm xử lí nước thải tập trung Khu công nghiệp Hoà Khánh 5.000m3/ng.đ (giai đoạn 2) nhằm giải quyết thực trạng trạm xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Hoà Khánh giai đoạn 1 đang hoạt động vượt công suất thiết kế, đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp và giải quyết vấn đề môi trường.

Quy mô đầu tư: Đầu tư xây dựng mới trạm xử lý nước thải với công suất xử lý 5.000m3/ngày đêm. Công nghệ xử lý theo mẻ (SBR), bao gồm các hạng mục công trình cụ thể như sau:

- Phần xây lắp:

+ Hố thu gom và tách rác;

+Cụm bể tách dầu, bể điều hoà

+Bể keo tụ và lắng;

+ Cụm bể sinh học; 

+ Bể trung gian;

+ Bể khử trùng;

+ Nhà chứa bùn;

+Bể ổn định bùn và nén bùn;

+ Nhà đặt thiết bị thổi khí;

+ Nhà đặt thiết bị hoá chất, nén bùn và điều khiển;

+ Nhà đọc thiết bị lọc;

+ Hệ thống hạ tầng kĩ thuật: Đường nội bộ, thoát nước, chiếu sáng, cây xanh;

+ Đường ống thu gom nước thải;

+ Đường ống công nghệ và hệ thống điện;

- Thiết bị, công nghệ hệ thống kèm theo

Nhóm dự án, loại, cấp công trình: Dự án nhóm B, công trình hạ tầng kỹ thuật cấp III.

Tổng mức đầu tư: 148.137.615.000 đồng.

Cơ cấu nguồn vốn: Nguồn vốn ngân sách thành phố.

Địa điểm thực hiện dự án: Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Thời gian, tiến độ thực hiện: Năm 2021-2025

Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề “thực hiện các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường trong quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội”, chiều 29/8, Đoàn giám sát số 1 của HĐND Thành phố, do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố Phùng Thị Hồng Hà làm trưởng đoàn, đã làm việc với Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội.

Báo cáo với đoàn giám sát, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết, Công ty được giao thực hiện 06 gói thầu quản lý, duy trì hệ thống thoát nước và 02 gói thầu quản lý, vận hành và bảo dưỡng trạm xử lý nước thải. 

Trong công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước, Công ty đã chủ động xây dựng Trung tâm điều hành thoát nước quản lý các số liệu về mực nước, lượng mưa, tình trạng vận hành của các trạm bơm, các cửa điều tiết, các thông tin từ các điểm úng ngập được truyền trực tiếp theo thời gian thực từ camera, bộ đàm và các thiết bị khác nên Công ty chủ động trong việc dự báo điểm úng ngập, trong công tác điều hành lực lượng, phương tiện ứng trực. 

Đã xây dựng hồ sơ quản lý, tham mưu Sở Xây dựng ra quyết định mực nước khống chế trên các hồ điều hòa, các tuyến sông chính, chủ động xây dựng mực nước trên tuyến kênh, mương để vận hành hiệu quả hệ thống thoát nước đã được đầu tư. Lắp đặt thiết bị đo mực nước tự động trên các Sông, kênh, mương, hồ điều hòa, các trục thoát nước chính, cửa điều tiết, trạm bơm… 

Công ty cũng lắp đặt 44 trạm đo mưa trên toàn bộ địa bàn các quận và huyện (các quận 24 trạm, các huyện 20 trạm) để nắm bắt được thông tin về mưa theo thời gian thực, chủ động điều động lực lượng phục vụ khi mưa. Xây dựng các phương án vận hành các trạm bơm, cửa điều tiết phù hợp hiện trạng vận hành hiệu quả công tác thoát nước. Kiểm tra bề mặt hệ thống thoát nước không để lấn chiếm, đổ phế thải, gây mất vệ sinh môi trường, phát hiện các sự cố thực hiện công tác đảm bảo an toàn và tiến hành sửa chữa khắc phục ngay trong vòng 24 tiếng giảm thiểu tối đa các sự cố…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, khó khăn như: một số dự án đã hoàn thành thi công chưa được thanh thải, bàn giao, tiếp nhận đưa vào quản lý khai thác sử dụng nên chưa phát huy hiệu quả đầu tư. Công ty hiện có 96 hạng mục thoát nước của các công trình/dự án đóng vai trò quan trọng trong công tác thoát nước và vệ sinh môi trường nhưng chưa được bàn giao sang Sở Xây dựng và Công ty quản lý, trong đó 22 hạng mục công trình thoát nước thuộc dự án Thoát nước Hà Nội nhằm cải thiện môi trường Hà Nội đã thi công xong và sử dụng từ những năm 2013-2016 nhưng chưa hoàn thành bàn giao về đơn vị thoát nước quản lý. Cùng đó, hệ thống thoát nước một số khu vực phố cổ, phố cũ được xây dựng từ trước năm 1954 đã xuống cấp tiềm ẩn xảy ra lún sụt mất an toàn, trên hệ thống tồn tại một số vị trí công trình ngầm khác cắt ngang làm thu hẹp dòng chảy, giảm khả năng thoát nước. Nhất là tốc độ đô thị hóa nhanh trong khi các công trình HTKT đầu mối, hệ thống thoát nước mưa chưa được xây dựng hoặc hoàn thành; đầu tư khu đô thị chưa chú trọng xây dựng đồng bộ hạ tầng thoát nước, hồ điều hòa, cây xanh thảm cỏ và sử dụng vật liệu, kết cấu vỉa hè tăng khả năng thấm, bổ sung nguồn nước ngầm, gây quá tải hệ thống thoát nước đô thị…

Để thực hiện tốt công tác thoát nước, Công ty đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ngành chủ trì phối hợp UBND quận/huyện tháo gỡ khó khăn vướng mắc tồn tại trong công tác chuyển giao quản lý hạ tầng thoát nước theo phân cấp tại Quyết định 14/2021/QĐ-UBND ngày 6/9/2021; chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở Tài chính thanh toán công nợ năm 2019 cho Công ty, đảm bảo nguồn lực công tác phòng chống úng ngập. Đồng thời, chỉ đạo sớm nạo vét, bổ cập nước Hồ Tây nhằm cải thiện chất lượng nước hồ; tạo dòng chảy động, đảm bảo vệ sinh môi trường tuyến sông Tô Lịch. Các sở, ngành sớm tháo gỡ khó khăn trong bàn giao các hạng mục thoát nước đã hoàn thành nhưng thời gian bàn giao kéo dài do chưa thanh thải lòng cống để đưa vào vận hành, khai thác kịp thời phục vụ thoát nước mùa mưa 2022 và tiếp theo, nhất là các hạng mục của dự án cống hóa các tuyến mương theo dự án Thoát nước Hà Nội giai đoạn 2...

Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn giám sát ghi nhận những nỗ lực của Công ty đã đóng góp vào kết quả công tác thoát nước, xử lý nước thải của Thành phố; đồng thời trao đổi về thực trạng cũng như giải pháp để tháo gỡ những bất cập.

Cụ thể, Công ty là đơn vị đứng đầu cả nước về thoát nước nhưng còn ít tham gia xử lý nước thải; Vai trò của đơn vị trong xử lý nước thải tại các khu đô thị, trong tiêu thoát nước gắn với tưới tiêu cho nông nghiệp. Các ý kiến cũng đề nghị đánh giá đầy đủ các vấn đề: Ngoài khu vực nội đô lịch sử thì tại các khu vực mới, công tác tách nước thải và nước mưa hiện được thực hiện như thế nào; việc xã hội hóa đầu tư; hiệu quả giải quyết ngập úng mang tính lâu dài ở các điểm trên địa bàn Công ty quản lý... 

Phát biểu kết luận buổi giám sát, đồng chí Phùng Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố đánh giá: Khối lượng công việc thoát nước, xử lý nước thải Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội được giao thực hiện rất lớn, với nhiều khó khăn của một doanh nghiệp hoạt động công ích, Công ty đã cố gắng thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình, trong đó, có những công việc đặc thù mà chỉ doanh nghiệp ở Hà Nội phải đảm nhiệm...

Nhấn mạnh Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước có nhiều kinh nghiệm quản lý, duy tu, duy trì hệ thống thoát nước của Thành phố, quản lý đến 80% hệ thống thoát nước đô thị, do vậy, đồng chí Trưởng đoàn giám sát đề nghị, trong thời gian tới, Công ty cần tiếp tục thực hiện duy trì vận hành tốt các trạm xử lý nước thải theo quy trình, vận hành đảm bảo an toàn, chất lượng nước sau xử lý đạt quy chuẩn. Đồng thời, xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành trên địa bàn được giao quản lý; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc quản lý địa bàn tăng kiểm tra, phát hiện, kịp thời xử lý khắc phục sự cố thoát nước; chuẩn bị đầy đủ phương tiện, thiết bị đảm bảo thay thế, cải tạo ngay nhằm khắc phục các ga, cống, rãnh hư hỏng sập, tắc, khả năng thu nước kém, đảm bảo ATGT, mương thoát nước…

Đồng chí cũng yêu cầu Công ty phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện giải tỏa, chống lấn chiếm hồ, mương, sông, không để lấn chiếm phát sinh. Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý, đề xuất mức xử phạt cao hơn nếu thấy chưa đủ sức răn đe với các vi phạm.

Lưu ý các sở, ngành liên quan hoàn thiện báo cáo rõ trách nhiệm của mình, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố Phùng Thị Hồng Hà đề nghị Sở Xây dựng chủ trì phối hợp Công ty tháo gỡ vướng mắc trong tổ chức thực hiện thoát nước; tham mưu UBND Thành phố đôn đốc đảm bảo tiến độ các dự án thoát nước, xử lý nước thải theo Quy hoạch Thoát nước Thủ đô; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông thôn Thành phố khẩn trương đẩy nhanh hoàn thành các công trình thoát nước và xử lý nước thải đang thực hiện…