Thuốc bổ phổi cho người bị COVID

- Mía [dùng 4-5 đốt]: Mỗi đốt tính là khoảng cách từ mắt nọ đến mắt kia, để vỏ, rửa sạch, chẻ miếng nhỏ.

- Củ cải trắng: 1 củ để cả vỏ, rửa sạch, sắt miếng nhỏ. Nếu ở miền nam khí hậu nắng nóng thì dùng 5-6 củ mã thầy, gọt vỏ hoặc rửa sạch để cả vỏ bổ đôi.

- Cà rốt 1 củ, rửa sạch, gọt vỏ sắt miếng.

- Rễ cỏ tranh tươi 100g, rửa sạch sắt khúc ngắn [nếu không có rễ cỏ tranh có thể thay thế bằng kim ngân hoa 20-30g hoặc lá tre 20g hoặc củ sắn dây tươi, hoặc thay bằng một quả lê].

Với công thức trên rất phù hợp với người sau COVID-19 bị táo nóng, bứt rứt khó chịu trong người.

Nếu ho nhiều đờm nhiều thì bỏ mã thầy, gia thêm: Gừng tươi 3 lát mỏng, húng chanh cành lá 80g và vỏ cam quýt 20g vào nấu cùng càng hiệu quả.

Mía là thành phần trong bài thuốc trị ho.

2. Cách chế biến

Sau khi cho nguyên liệu vào nồi, đổ chừng 2,5 đến 3 lít nước, đun tới khi còn chừng 2 lít nước cốt là được, sau đó chia 2 lít nước uống thay nước lọc. Uống khi khát nhiều lần trong ngày. Có thể thêm đường phèn vào để cho trẻ em dễ uống.

3. Công dụng của bài thuốc

Sự kết hợp của các vị thuốc, giúp bổ huyết, sinh tân dịch, nhuận táo, bổ khí, bổ phổi, cầm ho, thanh nhiệt, tả hỏa, thải độc, lợi tiểu, hạ sốt, tiêu thũng, kiện tỳ vị, hóa đờm, tiêu tích... rất phù hợp các trường hợp sau khi khỏi COVID-19 ho đờm, ăn uống kém, tiêu hóa kém, tinh thần mệt mỏi, giúp phục hồi thể lực và bồi bổ hệ hô hấp hệ tiêu hóa sau thời gian bị bệnh.

Khuyến cáo: Thời gian uống liên tục không quá 30 ngày.

Hàng ngày ngoài uống nước củ cải và mía, người dân chớ quên việc khử khuẩn, súc họng, xịt rửa mũi nhiều lần trong ngày để phòng bệnh, làm sạch đường hô hấp, để nâng cao sức khỏe cũng rất tốt.

4. Một số lưu ý

- Mía và củ cải đều có tính lạnh và hàm lượng đường cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng… không nên uống nước mía tươi, nước mía để qua đêm. Nếu thích có thể dùng mía nướng, hoặc nước mía đun sôi.

- Nước mía, củ cải lợi tiểu không uống quá nhiều vào buổi tối vì thận buộc phải tăng cường bài tiết, gây gián đoạn giấc ngủ vì phải đi tiểu đêm.

- Nước mía và nước có mía chế biến xong nên uống trong vòng 15 phút. Nếu không uống ngay nên đậy kín và cho vào tủ lạnh để giữ được lâu hơn [nhưng không quá 1 buổi].

Mời độc giả xem thêm video:


Tràn lan các loại thuốc bổ phổi rao bán trên mạng

Lo sợ Covid-19 làm tổn thương phổi, cùng các triệu chứng khó thở, hụt hơi, ho kéo dài, nhiều người tìm mua các loại thuốc, vitamin được quảng cáo có tác dụng "bổ phổi" qua mạng xã hội.

Không khó để tìm mua các thực phẩm chức năng này, chỉ cần gõ từ khóa "thuốc bổ phổi" trên thanh tìm kiếm của Google hay ứng dụng mạng xã hội, chợ thương mại điện tử, người dân có thể tìm thấy rất nhiều sản phẩm từ các nước như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc... Hầu hết được quảng cáo dành cho người muốn hồi phục, giải độc phổi sau khi khỏi Covid-19.

Đáng nói, đội ngũ các “bác sĩ online” này hầu hết chỉ bán theo kinh nghiệm, truyền tai mà không hề có bất cứ chứng chỉ chuyên môn nào nhưng vẫn tự tin quảng cáo đây là thuốc "xịn" được các nước tiên tiến về y học tin dùng vì có tác dụng giải độc phổi, chữa được bệnh hậu Covid-19...

Thậm chí, người bán còn đưa ra bằng chứng nhiều người mua đã ổn định sức khỏe dù trước đó bị hậu Covid-19 nặng nề để lấy thêm niềm tin của khách hàng.

Tràn lan những loại thuốc quảng cáo bổ phổi chữa hậu Covid-19 được rao bán trên các trang mạng [Ảnh chụp màn hình]

Không có thuốc bổ phổi

Trong quá trình tư vấn điều trị F0 tại nhà, thầy thuốc Ưu tú, Tiến sĩ Dương Văn Trung, Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Bưu Điện cho biết, rất nhiều bệnh nhân hỏi về các loại thuốc bổ giúp phục hồi phổi sau khi khỏi Covid-19.

Theo bác sĩ Dương Văn Trung, thuốc bổ là các loại có thành phần vitamin, chất khoáng, axit amin... Các thuốc này có tác dụng bổ sung vi chất, làm trẻ hóa tế bào, tăng cường khả năng biến đổi thức ăn thành dưỡng chất nuôi cơ thể.

Những ngày đầu mới nhiễm nCoV, virus tấn công dồn dập tế bào phổi, chủ yếu là lớp tế bào bảo vệ lông mao. Sau đó, chúng làm bong tróc lớp bảo vệ này. Khi mất đi lớp bảo vệ, đường hô hấp sẽ bị chất bẩn, dịch lỏng và virus tràn ngập. Cách thức tấn công này khiến nhiều bệnh nhân Covid-19 bị viêm cả 2 lá phổi.

Sau giai đoạn một, nếu hệ miễn dịch bệnh nhân đủ khỏe, sẽ hồi phục dần. Nếu yếu, bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo là phổi tổn thương nặng và tiếp tục lan rộng dẫn tới suy hô hấp cấp tính [thở nhanh, khó thở, tím tái…].

Như vậy, SARS-CoV-2 xâm nhập vào phổi ảnh hưởng trực tiếp đến các phế nang, là nơi trao đổi khí.

Thầy thuốc Ưu tú, Tiến sĩ Dương Văn Trung - Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Bưu Điện [Ảnh: TL]

Một biến chứng khác cũng hay gặp trong giai đoạn hậu Covid-19 là xơ phổi. Đây là tình trạng các nhu mô trong phổi bị tổn thương, dày lên, xơ cứng, mất chức năng đàn hồi và tạo thành sẹo ở phổi. Nguyên nhân là nhu mô phổi bị phá hủy trong giai đoạn cấp tính sẽ không thể phục hồi trạng thái bình thường, mà thay bằng những mô xơ.

Vị chuyên gia này giải thích thêm xơ phổi dẫn đến không thực hiện được chức năng trao đổi khí C02 và 02 ở phổi, gây khó thở, đặc biệt là khi vận động thể lực. Đây là một trong những biến chứng dai dẳng ảnh hưởng đến khả năng lao động.

Sau Covid-19, chức năng phổi có thể sớm trở lại như bình thường, sau 6 tháng hoặc kéo dài hơn nữa, thậm chí có tổn thương không hồi phục.

"Cách phục hồi phổi tốt nhất chính là liệu pháp tập thở, giúp cho các phế nang giãn ra đưa lượng khí vào phổi nhiều nhất. Các bài tập tôi thường khuyên bệnh nhân thực hiện là thở ngực, thở bụng...

Bên cạnh đó, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng tốt và luyện tập thể thao tùy theo sức khỏe của mỗi người. Thực tế, không có thuốc nào là bổ phổi hậu Covid-19. Người dân nên cẩn trọng, tránh tiền mất tật mang", TS Dương Văn Trung nói.

Ông nhấn mạnh thực phẩm chức năng giống như "dao hai lưỡi". Người dân bổ sung dư thừa, không đúng cách có thể gây hại cho cơ thể. Nếu sau khi khỏi Covid-19, bệnh nhân vẫn bị ho nặng kéo dài, tức ngực, mất ngủ, khó thở, suy nhược thì nên đến bệnh viện khám để biết rõ về tình trạng sức khỏe.

Theo bác sĩ Trần Văn Phúc, khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, để khắc phục tình trạng xơ phổi, người bệnh phát hiện sớm, quản lý sức khỏe ngay từ giai đoạn đầu. Tập thể dục thường xuyên, bổ sung dinh dưỡng, bỏ thuốc lá, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh,... là cách để khắc phục xơ phổi trong một chặng đường dài. 

Tóm lại, xơ phổi hậu Covid-19 cũng tương tự như tình trạng viêm phổi do các virus khác gây nên. Đó là di chứng tất yếu sau viêm phổi, thông thường, 80% bệnh nhân hồi phục từ 6 tháng đến một năm. Bạn nên hiểu về tình trạng này để không sợ hãi.

"Hàng ngày, tôi khám nhiều bệnh nhân sau Covid-19, hầu hết họ khỏe mạnh. Tuy nhiên, không ít trường hợp biết mình bị xơ phổi dễ hoảng loạn, nghe theo lời đồn thổi tự điều trị, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng", bác sĩ Phúc nói.

Theo Gia đình Việt Nam

Trước tâm lý lo sợ hậu Covid-19, nhiều người tìm tới các loại thực phẩm chức năng được quảng cáo có tác dụng bổ phổi, trong đó chủ yếu là hàng "xách tay" khiến tiền mất tật mang.

Tràn lan các loại thuốc bổ phổi rao bán trên mạng

Lo sợ Covid-19 làm tổn thương phổi, cùng các triệu chứng khó thở, hụt hơi, ho kéo dài, nhiều người tìm mua các loại thuốc, vitamin được quảng cáo có tác dụng "bổ phổi" qua mạng xã hội.

Không khó để tìm mua các thực phẩm chức năng này, chỉ cần gõ từ khóa "thuốc bổ phổi" trên thanh tìm kiếm của Google hay ứng dụng mạng xã hội, chợ thương mại điện tử, người dân có thể tìm thấy rất nhiều sản phẩm từ các nước như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc... Hầu hết được quảng cáo dành cho người muốn hồi phục, giải độc phổi sau khi khỏi Covid-19.

Đáng nói, đội ngũ các “bác sĩ online” này hầu hết chỉ bán theo kinh nghiệm, truyền tai mà không hề có bất cứ chứng chỉ chuyên môn nào nhưng vẫn tự tin quảng cáo đây là thuốc "xịn" được các nước tiên tiến về y học tin dùng vì có tác dụng giải độc phổi, chữa được bệnh hậu Covid-19...

Thậm chí, người bán còn đưa ra bằng chứng nhiều người mua đã ổn định sức khỏe dù trước đó bị hậu Covid-19 nặng nề để lấy thêm niềm tin của khách hàng.

Tràn lan những loại thuốc quảng cáo bổ phổi chữa hậu Covid-19 được rao bán trên các trang mạng [Ảnh chụp màn hình]

Không có thuốc bổ phổi

Trong quá trình tư vấn điều trị F0 tại nhà, thầy thuốc Ưu tú, Tiến sĩ Dương Văn Trung, Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Bưu Điện cho biết, rất nhiều bệnh nhân hỏi về các loại thuốc bổ giúp phục hồi phổi sau khi khỏi Covid-19.

Theo bác sĩ Dương Văn Trung, thuốc bổ là các loại có thành phần vitamin, chất khoáng, axit amin... Các thuốc này có tác dụng bổ sung vi chất, làm trẻ hóa tế bào, tăng cường khả năng biến đổi thức ăn thành dưỡng chất nuôi cơ thể.

Những ngày đầu mới nhiễm nCoV, virus tấn công dồn dập tế bào phổi, chủ yếu là lớp tế bào bảo vệ lông mao. Sau đó, chúng làm bong tróc lớp bảo vệ này. Khi mất đi lớp bảo vệ, đường hô hấp sẽ bị chất bẩn, dịch lỏng và virus tràn ngập. Cách thức tấn công này khiến nhiều bệnh nhân Covid-19 bị viêm cả 2 lá phổi.

Sau giai đoạn một, nếu hệ miễn dịch bệnh nhân đủ khỏe, sẽ hồi phục dần. Nếu yếu, bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo là phổi tổn thương nặng và tiếp tục lan rộng dẫn tới suy hô hấp cấp tính [thở nhanh, khó thở, tím tái…].

Như vậy, SARS-CoV-2 xâm nhập vào phổi ảnh hưởng trực tiếp đến các phế nang, là nơi trao đổi khí.

Một biến chứng khác cũng hay gặp trong giai đoạn hậu Covid-19 là xơ phổi. Đây là tình trạng các nhu mô trong phổi bị tổn thương, dày lên, xơ cứng, mất chức năng đàn hồi và tạo thành sẹo ở phổi. Nguyên nhân là nhu mô phổi bị phá hủy trong giai đoạn cấp tính sẽ không thể phục hồi trạng thái bình thường, mà thay bằng những mô xơ.

Vị chuyên gia này giải thích thêm xơ phổi dẫn đến không thực hiện được chức năng trao đổi khí C02 và 02 ở phổi, gây khó thở, đặc biệt là khi vận động thể lực. Đây là một trong những biến chứng dai dẳng ảnh hưởng đến khả năng lao động.

Sau Covid-19, chức năng phổi có thể sớm trở lại như bình thường, sau 6 tháng hoặc kéo dài hơn nữa, thậm chí có tổn thương không hồi phục.

"Cách phục hồi phổi tốt nhất chính là liệu pháp tập thở, giúp cho các phế nang giãn ra đưa lượng khí vào phổi nhiều nhất. Các bài tập tôi thường khuyên bệnh nhân thực hiện là thở ngực, thở bụng...

Bên cạnh đó, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng tốt và luyện tập thể thao tùy theo sức khỏe của mỗi người. Thực tế, không có thuốc nào là bổ phổi hậu Covid-19. Người dân nên cẩn trọng, tránh tiền mất tật mang", TS Dương Văn Trung nói.

Ông nhấn mạnh thực phẩm chức năng giống như "dao hai lưỡi". Người dân bổ sung dư thừa, không đúng cách có thể gây hại cho cơ thể. Nếu sau khi khỏi Covid-19, bệnh nhân vẫn bị ho nặng kéo dài, tức ngực, mất ngủ, khó thở, suy nhược thì nên đến bệnh viện khám để biết rõ về tình trạng sức khỏe.

Theo bác sĩ Trần Văn Phúc, khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, để khắc phục tình trạng xơ phổi, người bệnh phát hiện sớm, quản lý sức khỏe ngay từ giai đoạn đầu. Tập thể dục thường xuyên, bổ sung dinh dưỡng, bỏ thuốc lá, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh,... là cách để khắc phục xơ phổi trong một chặng đường dài.

Tóm lại, xơ phổi hậu Covid-19 cũng tương tự như tình trạng viêm phổi do các virus khác gây nên. Đó là di chứng tất yếu sau viêm phổi, thông thường, 80% bệnh nhân hồi phục từ 6 tháng đến một năm. Bạn nên hiểu về tình trạng này để không sợ hãi.

"Hàng ngày, tôi khám nhiều bệnh nhân sau Covid-19, hầu hết họ khỏe mạnh. Tuy nhiên, không ít trường hợp biết mình bị xơ phổi dễ hoảng loạn, nghe theo lời đồn thổi tự điều trị, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng", bác sĩ Phúc nói.

Video liên quan

Chủ Đề