Thuốc chống nôn uống trước hay sau khi ăn

Thuốc chống nôn uống trước hay sau khi ăn

Ảnh minh họa. Nguồn: sakda.info

Từ lâu, người ta thường chọn lựa thời điểm dùng thuốc thích hợp dựa vào các bữa ăn (ngay, gần hoặc xa bữa ăn) tùy vào sự tương tác thuốc và thức ăn, thức uống. Thức ăn thức uống nếu được dùng chung cùng với thuốc sẽ ảnh hưởng làm thay đổi mức độ hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc, do đó làm thay đổi tác dụng và cả độc tính đối với thuốc. Tức là, nếu dùng thuốc không đúng lúc, thuốc và thức ăn thức uống có thể gây tương tác với thuốc dùng một cách bất lợi. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều thuốc không ảnh hưởng bởi thực phẩm, muốn uống lúc nào cũng được.

Trước hết, thức ăn thức uống có thể làm thay đổi mức độ hấp thu của thuốc đưa đến thuốc có tác dụng nhanh hay chậm. Nếu uống thuốc vào lúc đói (trước khi ăn 1 giờ chẳng hạn) thời gian lưu thuốc tại dạ dày chỉ trong vòng vài chục phút rồi tống ngay xuống ruột giúp thuốc được hấp thu khá nhanh. Trái lại, nếu thuốc uống ngay sau bữa ăn, thời gian lưu thuốc tại dạ dày sẽ lâu hơn, từ 1 - 4 giờ làm ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc, tức thuốc được hấp thu chậm và kém, đưa đến thuốc cho tác dụng chậm. Dựa vào bữa ăn, có thể chia thuốc uống ra làm 4 loại: loại nên uống vào lúc bụng no, loại uống vào lúc bụng đói, loại nên uống cùng với bữa ăn, và loại uống tùy thuộc vào tính chất của từng loại thuốc.

Thuốc nên uống vào lúc bụng no (tức uống ngay sau khi ăn):

Một số kháng sinh kém bền với môi trường acid như Ampicillin, Erythromycin, Lincomycin… nên uống vào lúc bụng no (nhờ thức ăn trung hòa acid ở dạ dày); nếu uống vào lúc bụng đói làm tăng khả năng phân hủy thuốc do môi trường có nhiều acid tại dạ dày. Aspirin và các thuốc chống viêm không steroid (NSAID: Ibuprofen) nếu dùng dạng không bao bảo vệ niêm mạc dạ dày thì nên uống vào lúc bụng no để không hại dạ dày.

Thuốc nên uống vào lúc bụng đói (tức uống trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 1 - 2 giờ):

Có khá nhiều thuốc kháng sinh nên uống vào lúc bụng đói vì giúp hấp thu thuốc vào máu nhanh hơn để thuốc sớm cho tác dụng điều trị.Còn thuốc được bào chế dạng bao tan ở ruột (như Aspirin pH8) hay dạng phóng thích dược chất kéo dài (như Adalate LP) nên uống vào lúc bụng đói, tức để thuốc được đưa xuống ruột nhanh giúp màng bao viên thuốc không bị vỡ gây ảnh hưởng đến tác dụng thuốc.

Thuốc nên uống cùng với bữa ăn:

Các thuốc tan nhiều trong dầu mỡ như: vitamin A, D, E, K, kháng sinh kháng nấm griseofulvin nên uống cùng bữa ăn (ngay trước hoặc ngay sau cũng được) để nhờ chất béo của thức ăn thức uống giúp thuốc hấp thu tốt hơn. Thuốc trợ tiêu hóa bổ sung enzyme tiêu hóa pancreatin (Festal, Neopeptine…) cũng nên uống cùng với bữa ăn (hoặc trước khi ăn 5 - 10 phút) để giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Thuốc uống lúc nào tùy thuộc vào tính chất của từng loại thuốc:

Vì mỗi loại thuốc có bản chất khác nhau nên không có quy luật chung về uống thuốc vào lúc nào cho tất cả các loại thuốc. Cũng như không có tài liệu nào trình bày đầy đủ cách uống thuốc cho mọi loại thuốc. Mà cách dùng thuốc lúc nào sẽ tùy vào sự hiểu biết về dược động học, dược lực học của từng loại thuốc cụ thể mà được áp dụng (thông thường bản hướng dẫn sử dụng thuốc có đề cập nhưng có khi không nói đến).

Ví dụ thứ nhất cho thấy uống thuốc lúc nào tùy thuộc vào tác dụng của thuốc. Domperidon (Motilium-M) là thuốc có tác dụng kích thích nhu động của dạ dày, làm tăng trương lực cơ thắt tâm vị và làm tăng biên độ mở rộng của cơ thắt môn vị sau bữa ăn; cho nên, Domperidon được dùng trị chứng khó tiêu đầy bụng, no lâu do thức ăn chậm xuống ruột.

Cần uống thuốc Domperidon 15 - 30 phút trước bữa ăn nhằm cho thuốc có đủ thời gian hấp thu vào máu cho tác dụng trị chứng khó tiêu do dạ dày hoạt động không tốt. Bởi vì sau khi uống Doperidom khoảng 30 phút thì thuốc mới vào được trong máu và đạt được nồng độ đỉnh trong huyết tương, tức khi đó thuốc mới cho tác dụng tốt nhất. Nếu ta uống thuốc sau bữa ăn, và thời gian uống sau bữa ăn lại quá dài, Domperidon không kịp phát huy tác dụng trị chứng khó tiêu đã phát sinh.

Ví dụ thứ hai cho thấy uống thuốc lúc nào không chỉ tùy thuộc vào tác dụng của thuốc mà còn tùy thuộc vào tác dụng phụ có hại của thuốc. Glimepirid là thuốc trị đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ2) theo cơ chế kích thích tế bào bêta của tuyến tụy tiết insulin để giúp hạ đường huyết nếu có sự tăng đường huyết. Đối với người bệnh ĐTĐ2, thời điểm tăng đường huyết dễ xảy ra sau bữa ăn. Vì vậy, nên uống thuốc Glimepirid ngay trước bữa ăn sáng hoặc bữa ăn chính đầu tiên trong ngày (có tài liệu ghi uống vào bữa ăn thì cũng tương tự).

Uống ngay trước bữa ăn để Glimepirid có thời gian cho tác dụng đúng lúc đường huyết bắt đầu tăng do bữa ăn. Còn Metformin cũng là thuốc trị ĐTĐ 2 nhưng nên uống Metformin sau bữa ăn vì Metformin có tác dụng phụ gây rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy), nếu uống bụng trống dễ bị rối loạn tiêu hóa hơn (uống trước bữa ăn do bụng đói dễ bị nôn hơn).

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)

Hiện tượng nôn trớ, ọc sữa ở trẻ nhỏ là một vấn đề khiến bố mẹ rất lo ngại. Nhiều bố mẹ đã tự ý sử dụng thuốc chống nôn cho trẻ để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, liệu rằng đây có phải phương pháp đúng đắn về mặt y khoa. Mời bố mẹ cùng BioAmicus tham khảo bài viết sau đây để hiểu hơn về vấn đề này.

Thuốc chống nôn uống trước hay sau khi ăn

1. Nguyên nhân dẫn đến nôn trớ, ọc sữa cho trẻ

Nôn trớ, ọc sữa là ở trẻ sơ sinh đến từ 2 nhóm nguyên nhân chính

1.1 Nguyên nhân sinh lý

Nôn trớ thường do bản thân trẻ còn chưa phát triển toàn diện về hệ miễn dịch. Dạ dày, ruột thiếu hụt lợi khuẩn, khiến các vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập và phát triển hơn. Từ đó gây ra nhiều vấn đề đường tiêu hóa, trong đó có nôn, trớ. Lúc này, nếu tình trạng nôn không kéo dài và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, trẻ vẫn chơi ngoan, không quấy khóc, không bỏ bú thì bố mẹ có thể không cần quá lo lắng. Tình trạng này sẽ dần cải thiện và có thể tự khỏi sau khoảng 6-12 tháng.

1.2 Nguyên nhân bệnh lý

Bệnh lý có thể bao gồm các vấn đề về đường tiêu hóa như có dị tật hoặc các bệnh về đường tiêu hóa như: xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột, thủng ruột,… Nôn cũng có thể đến từ các bệnh ngoài đường tiêu hóa như viêm màng não, u não, nhiễm khuẩn, ho…

Thuốc chống nôn uống trước hay sau khi ăn

Trẻ nôn trớ do sinh lý hoặc bệnh lý đường tiêu hóa

Các tác nhân gây nôn (chất độc trong thức ăn hay chất độc do vi khuẩn tiết ra…) kích hoạt đường dẫn thần kinh đến trung tâm nôn và vùng kích hoạt thụ thể (CTZ) nằm ở hành tủy. Từ đó gây ra hiện tượng nôn. Vì vậy, các loại thuốc chống nôn trẻ em thường tác động đến quá trình dẫn truyền thần kinh và các hoạt động của dạ dày trẻ em. Nhờ vậy mà giảm hiện tượng nôn trớ, ọc sữa cho trẻ.

2. Các loại thuốc chống nôn trớ cho trẻ

Một số loại thuốc chống nôn trớ với cơ chế kháng acid hoặc đối kháng Dopamine điển hình như:

2.1. Thuốc chống nôn trớ Motilium

Thuốc chống nôn uống trước hay sau khi ăn

Cơ chế chống nôn

Motilium có dược chất là Domperidon – một chất đối kháng thụ thể D1 và D2 của Dopamin. Domperidon ức chế vùng cảm ứng CTZ truyền tín hiệu về trung tâm nôn ở não. Đồng thời tác động ngoại biên bằng cách kích thích nhu động ruột, làm tăng lực co thắt cơ thắt tâm vị giúp thức ăn không trào ngược lên thực quản, chạy ngược trở ra miệng. Từ đó hạn chế nôn trớ ở trẻ.

Tác dụng phụ thuốc Motilium

Motilium không có khả năng thấm qua hàng rào máu não nên thuốc chủ yếu tác động đến ngoại biên. Vì vậy, Motilium là thuốc chống nôn cho trẻ em có thể hạn chế các tác dụng không mong muốn lên thần kinh trung ương như: rối loạn trương lực cơ, trợn mắt nhìn lên, nhai chậm, nói chậm,…

Tuy nhiên, do hàng rào máu não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện, nên một số tác dụng phụ như mệt mỏi, quấy khóc, buồn ngủ vẫn có thể xảy ra.

Lưu ý khi sử dụng thuốc chống nôn trớ Motilium

Thuốc Motilium nên được uống trước khi cho bé ăn vì thức ăn có thể làm giảm hấp thu của thuốc. Mẹ nên bế bé ngồi thẳng hoặc nghiêng 45-60 độ để tránh việc thực quản bị kích thích bởi thuốc từ đó gây sặc. Thuốc cần được lắc đều trước khi dùng và bón theo từng thìa cà phê để trẻ dễ uống hơn.

Nên cho trẻ sử dụng Motilium với liều thấp nhất, trong thời gian ngắn nhất. Cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi cho trẻ sử dụng thuốc.

2.2. Thuốc chống nôn cho trẻ Metoclopramide

Thuốc chống nôn uống trước hay sau khi ăn

Cơ chế

Metoclopramide có cơ chế chống nôn tượng tự Motilium. Ngoài ra, thuốc còn tác động trực tiếp lên trung tâm gây nôn ở não. Vì vậy, Metoclopramide là thuốc chống nôn cho trẻ có tác dụng mạnh hơn, được sử dụng để điều trị một số dạng nôn nặng hơn, đã biết rõ nguyên nhân.

Tác dụng phụ

Metoclopramide có khả năng đi được vào não nên có thể gây ra phản ứng rối loạn ở trẻ, ngay cả ở liều thông thường. Các phản ứng cần phải chú ý bao gồm:

+ Co cứng cơ

+ Co giật ở đầu và mặt

Các phản ứng có thể xuất hiện ngay khi bắt đầu dùng liều đầu tiên.

Ngoài ra, Metoclopramide có thể gây ra hội chứng an thần ác tính. Các triệu chứng bao gồm:

+ Sốt, hôn mê hoặc mê sảng kích động

+ Có hoặc không kèm theo xanh xao

+ Phát ban

+ Thở yếu, thở khò khè

+ Cứng cơ

Lưu ý

– Chống chỉ định với trẻ động kinh do có thể làm nặng hơn và tăng tần suất các cơn động kinh. Thận trọng với trẻ hen phế quản do tăng khả năng co thắt phế quản.

– Trong các tài liệu y khoa có cho phép sử dụng Metoclopramide cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên việc sử dụng thuốc cho trẻ em ở bất kỳ lứa tuổi nào đều cần sự cho phép và theo dõi của bác sĩ và chuyên gia.

Để nhận tư vấn về việc sử dụng thuốc an toàn cũng như cách khắc phục nôn trơ ở trẻ hiệu quả, mẹ hãy để lại thông tin ngay dưới đây. Dược sĩ chuyên môn sẽ liên lạc để đánh giá tình trạng chi tiết tình trạng và đưa ra giải pháp phù hợp nhất với từng trẻ cụ thể