Thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất

Theo ThS.BS. Nguyễn Quang Dương – Phụ trách khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh, nhiệt miệng là vết loét nhỏ, nông, xuất hiện ở những mô mềm trong miệng như môi, bên trong má, nướu. Tên gọi khoa học của nhiệt miệng là aphthous ulcer.

Thông thường vết nhiệt ở miệng có màu trắng, đôi khi có màu vàng, viền xung quanh là màu đỏ, chúng có dạng hình tròn hoặc oval.

Tuy bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị nhưng nếu bệnh tái phát nhiều lần theo chu kỳ dẫn đến viêm loét miệng mạn tính gây nên các khó chịu cho người bệnh.

II. Nguyên nhân gây nhiệt miệng

ThS. BS. Nguyễn Quang Dương cho rằng, nhiệt ở miệng là do cơ thể thiếu một số loại vitamin và dưỡng chất, rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn răng miệng...

Một số nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng như:

  • Không may cắn vào má gây nên tổn thương, dần dần phát triển thành vết loét miệng.
  • Ăn những đồ ăn cay nóng, hoặc có nhiều gluten khiến tổn thương vùng miệng.
  • Bị tổn thương trong quá trình vệ sinh răng miệng như đánh răng mạnh gây xước chảy máu.
  • Thiếu các loại vitamin B6, B2, C, thiếu kẽm và acid folic, căng thẳng mệt mỏi trong thời gian dài...

Thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất

Tổn thương trong bệnh nhiệt miệng.

Theo đông y nhiệt ở miệng là do nhiệt chứng từ tâm, can, tỳ vị, ảnh hưởng nhiều do chế độ ăn uống mà gây nên.

Pháp điều trị: Thanh nhiệt ở tỳ vị, tư âm sinh cơ.

III. Thuốc ngậm trị nhiệt miệng

1. Lá xuyên tâm liên sắc đặc vừa súc miệng vừa ngậm. Ngày vài lần.

2. Hoàng liên 20g, sắc kỹ với 100 ml nước, ngậm vài lần trong ngày.

3. Mật ong 50g, đại thanh diệp 15g, hai thứ sắc kỹ lấy nước ngậm nhiều lần trong ngày.

Thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất

Hoàng cầm.

IV. Bài thuốc chữa nhiệt miệng

* Theo ThS. BS. Nguyễn Quang Dương, trường hợp niêm mạc miệng có những nốt loét gây đau đớn, lợi sưng nề đỏ, mỗi khi ăn uống rất đau, người nóng, khó ngủ, trằn trọc, nước tiểu đỏ, phân thường táo, hay đau đầu, khô họng, hơi thở nóng. Có thể dùng một trong các bài:

Bài thuốc kinh nghiệm:

Bài "Ngọc nữ tiễn gia giảm" gồm: Thạch cao 30g, huyền sâm 20g, sinh địa 15g, ngưu tất 15g, tri mẫu 10g, sinh kỳ 20g. Sắc uống, chia sáng, chiều.

Công dụng: Thanh vị hỏa, sinh cơ.

Ngoài ra có thể dùng một số bài sau:

Bài 1: Hoàng cầm 12g, chi tử 12g, liên kiều 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, rau má 20g, mướp đắng 16g, tang diệp 16g, cỏ mực 20g, đinh lăng 20g, bồ công anh 20g, sài đất 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Công dụng: Thanh vị nhiệt, chống viêm, dưỡng âm.

Bài 2: Ngân hoa 12g, liên kiều 12g, tri mẫu 10g, hoàng bá 10g, sinh địa 12g, huyền sâm 10g, lá tía tô 16g, bạch mao căn 16g, mạch môn 16g, ngưu tất 12g, sa sâm 12g, mẫu lệ 12g, lá tre 16g, cát căn 16g, cỏ mực 20g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Một đợt điều trị 5 - 7 ngày.

Công dụng: Thanh vị nhiệt, chống viêm, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất

Chi tử.

Thể tâm hỏa thịnh: Trường hợp nặng bệnh nhân rất khó ăn uống, cơ thể yếu mệt, khó ngủ, trằn trọc, mồ hôi nhiều, tư tưởng thiếu tập trung, tim hồi hộp, nước tiểu đỏ, táo bón. Dùng một trong các bài:

Bài 1: Tả tâm thang gia giảm.

Thành phần: Hoàng liên 12g, hoàng cầm 12g, cát căn 12 g, dạ cẩm thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Công dụng: Thanh tâm hỏa.

Bài 2: Ngân hoa 12g, liên kiều 12g, rau má 20g, cỏ mực 20g, lá vông 20g, tri mẫu 12g, sa sâm 16g, mạch môn 20g, sinh địa 12g, cam thảo đất 20g, mơ muối 12g, lá tre 16g, tang diệp 20g, đương quy 16g, mẫu lệ 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Một đợt điều trị là 5 - 7 ngày.

Công dụng: Tả tâm hỏa an thần.

V. Món ăn hỗ trợ điều trị nhiệt miệng

Bên cạnh việc dùng các bài thuốc nêu trên, ThS.BS. Nguyễn Quang Dương cũng cho biết thêm, người bị nhiệt miệng có thể sử dụng các món ăn sau giúp giảm đáng kể tình trạng nhiệt miệng:

- Chè bí đỏ - đậu xanh: Bí đỏ 150g, đậu xanh bỏ vỏ 100g, đường trắng vừa đủ. Bí đỏ gọt vỏ thái miếng to. Đậu xanh vo sạch cùng bí đỏ cho vào nồi nấu thật chín mềm, thêm đường, múc ra bát, để nguội ăn.

Công dụng: Thanh nhiệt ở can tỳ, bổ âm, mát huyết, chống viêm.

Thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất

Chè bí đỏ giúp giảm nhiệt miệng.

- Canh rau cần - óc lợn: Óc lợn 1 cái, táo tàu 10 quả, rau cần 100g, gia vị vừa đủ. Óc lợn và đại táo nấu trước cho chín mềm, sau đó cho rau cần đã rửa sạch thái ngắn vào, đun thêm một lát, nêm gia vị là được. Ăn trong bữa cơm.

Công dụng: Dưỡng não, bổ tâm tỳ, thanh nhiệt chống viêm, trừ phiền.

Ngoài ra, ThS.BS. Nguyễn Quang Dương khuyên người bị nhiệt miệng có thể sử dụng một số loại rau có tác dụng hỗ trợ nhiệt miệng rất hiệu quả:

- Rau diếp cá: Dùng 100g rau diếp cá nhặt bỏ phần già, đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó đem xay nhuyễn rồi uống ngày 2-3 lần sẽ giúp giải nhiệt cơ thể và làm vết loét do nhiệt miệng mau lành hơn.

Bạn cũng có thể dùng 2-6g rau diếp cá sắc lấy nước, chia ra uống nhiều lần trong ngày, liên tục trong vài ngày nhiệt miệng sẽ nhanh thoái lui.

- Lá rau ngót: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.

- Lá húng chó: Lá húng chó có tính ấm, chứa tinh dầu, khả năng làm mát máu, giảm đau kháng viêm, vì vậy rất thích hợp để hỗ trợ trị nhiệt miệng.

Hái vài lá húng chó, rửa sạch sau đó nhai kĩ và nhấp vài ngụm nước. Mỗi ngày ăn khoảng 6 lần, chia đều các ngày.

- Nước ép cà chua: Với tính bình, vị chua, hơi ngọt, cà chua có tác dụng thanh nhiệt cũng như giải độc hiệu quả. Để chữa nhiệt miệng, hãy ép cà chua lấy nước, sau đó ngậm nước ép ngày khoảng 4 lần trong ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

- Uống bột sắn dây: Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp bạn giảm đau rát và mau khỏi trong trường hợp bạn bị bệnh nhiệt miệng độ nhẹ.

Lưu ý: Khi viêm loét miệng người bệnh cần chú ý tránh ăn các loại thực phẩm có chứa acid, nước mắm, mắm tôm.

Nên uống nhiều nước và cẩn thận khi đánh răng nên đánh răng có muối tinh.

Tránh để bàn chải hoặc thức ăn đồ cứng, sắc nhọn cọ xước nhiều lần vào vết thương sẽ làm vết thương lâu lành.

Nếu sau 1 tuần không thấy dấu hiệu khả quan cần tới bác sĩ để được khám tìm ra căn nguyên của bệnh.

VI. Phòng bệnh nhiệt miệng như thế nào?

Để phòng ngừa nhiệt miệng, ThS. BS. Nguyễn Quang Dương nêu biện pháp hữu hiệu nhất là hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh, trong đó kể đến một số biện pháp sau:

  • Duy trì chế độ nghỉ ngơi phù hợp để tránh làm việc quá sức.
  • Tập thể dục đều đặn nhằm cải thiện sức khỏe, sức cơ, cân bằng và điều phối.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
  • Giảm căng thẳng trong cuộc sống với các bài tập yoga, thái cực quyền, thiền hoặc hít thở sâu để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh khác nhau, trong đó có nhiệt miệng.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ…

Xem thêm video đang được quan tâm:

14 món ăn giúp trị cảm lạnh có thể bạn chưa biết?

Mai Hương

Nhiệt miệng là bệnh lý phổ biến mà hầu hết ai cũng từng một lần mắc phải. Mặc dù không nguy hiểm nhưng không điều trị đúng cách sẽ khiến bệnh dai dẳng lâu khỏi. Cách tốt nhất để đẩy lùi các vết loét miệng là sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng. Tuy nhiên nhiều sản phẩm trên thị trường khiến bạn băn khoăn, chưa rõ nhiệt miệng bôi thuốc gì mới nhanh khỏi. Cùng tìm hiểu 10 thuốc bôi nhiệt miệng cho hiệu quả nhanh và an toàn nhất hiện nay qua bài viết dưới đây.

Thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất

Trước khi tìm hiểu nhiệt miệng bôi thuốc gì hiệu quả và an toàn, người bệnh cần nắm được nguyên nhân và nguyên tắc xử lý nhiệt miệng. Nhiệt miệng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: hệ miễn dịch suy yếu, ăn nhiều thực phẩm nhạy cảm với niêm mạc miệng, nhiễm khuẩn hoặc do stress… Các vết loét lâu ngày gây cảm giác đau đớn khó chịu cho bệnh nhân. Để xử lý nhiệt miệng hiệu quả, nguyên tắc cơ bản là loại bỏ hết các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Bạn cần áp dụng nguyên tắc sau:

  • Làm sạch khoang miệng: Loại bỏ mảng bám thức ăn thừa, vệ sinh răng miệng thường xuyên để hạn chế vi khuẩn phát triển gây bội nhiễm.
  • Giảm triệu chứng đau rát: Dùng các dung dịch làm dịu vết loét, hạn chế tác động tới vết loét.
  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Cung cấp đủ protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất (acid folic, sắt, kẽm). Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ ngọt, chất kích thích như thuốc lá, rượu, cà phê.

>>> Xem bài viết: Nhiệt miệng nên ăn gì, kiêng gì để khỏi nhanh, không còn đau rát?

Dưới đây là 10 loại thuốc nhiệt miệng giúp giải đáp thắc mắc của người bệnh: Khi nhiệt miệng bôi thuốc gì hiệu quả và an toàn nhất?

Thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất

Xuất xứ: Công ty cổ phần Dược Phúc Vinh.

Dạng bào chế: Viên nén bao đường.

Thành phần: 

Mỗi viên nén bao đường chứa cao khô hỗn hợp tương đương 3160 mg dược liệu. Các loại dược liệu trong sản phẩm nhiệt miệng PV bao gồm: Hoàng bá, Hoàng cầm, Cam thảo, Tế tân, Huyền sâm, Sinh địa, Liên kiều,… Các vị thuốc có tác dụng chính là sơ phong, thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, thúc đẩy tiêu sưng.

Công dụng:

  • Điều trị các trường hợp viêm loét miệng (nhiệt miệng), môi miệng sưng đau.
  • Đau răng, chảy máu chân răng, sưng lợi.
  • Viêm họng kéo dài.
  • Khử mùi hôi miệng.

Cách dùng và liều dùng:

  • Người lớn: Mỗi lần uống 3 viên, ngày uống 3 lần. Uống sau bữa ăn.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Mỗi lần uống 2 viên, ngày uống 3 lần. Uống sau bữa ăn.

Giá tham khảo: 65000 đồng/hộp 50 viên.

Đánh giá ưu nhược điểm:

  • Ưu điểm: Thành phần chiết xuất từ các loại thảo mộc tự nhiên đã được y học cổ truyền chứng minh có tác dụng hiệu quả trong điều trị loét miệng.
  • Nhược điểm: Không tác động trực tiếp lên vết loét miệng. Thời gian sử dụng kéo dài. Hiệu quả điều trị loét miệng chưa cao. Khi sử dụng nhiệt miệng PV cần thận trọng đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Một số người có dương hư, thể hàn, tỳ vị hư hàn cũng cần lưu ý thận trọng khi sử dụng.

>>> Xem bài viết: Nhiệt miệng PV hiệu quả như thế nào? Dùng sao cho đúng cách?

Thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất

Xuất xứ: Công ty TNHH Nhất Nhất.

Dạng bào chế: Viên nén bao phim.

Thành phần: 

Mỗi viên nén bao phim chứa 430 mg cao khô dược liệu tương đương. Các dược liệu chính bao gồm: Hoàng liên, Cam thảo, Tri mẫu, Huyền Sâm, Sinh địa, Mẫu đơn bì, Bạch thược… với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng.

Công dụng:

  • Điều trị các trường hợp loét miệng: nhiệt miệng, miệng môi sưng đau.
  • Điều trị các trường hợp đau răng, chảy máu chân răng, sưng lợi.
  • Ngoài ra, có thể dùng để chữa viêm họng, hôi miệng.

Cách dùng và liều dùng: 

  • Người lớn: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên. Uống sau khi ăn
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 viên. Uống sau khi ăn.

Giá tham khảo: 83000 đồng/hộp 2 vỉ x 10 viên.

Đánh giá ưu nhược điểm:

  • Ưu điểm: Thành phần thảo dược được đảm bảo an toàn. Thuốc dùng đường uống nên không gây kích ứng khoang miệng.
  • Nhược điểm: Sản phẩm có hiệu quả phụ thuộc từng bệnh nhân. Sau 2 – 3 ngày không thấy cải thiện, nên ngừng thuốc và tìm kiếm giải pháp thay thế hiệu quả hơn. Hiệu quả điều trị nhiệt miệng không cao. Chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú, người bệnh thể hàn.

Thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất

Thuốc bôi Oracortia là lựa chọn hiệu quả cho vấn đề “nhiệt miệng bôi thuốc gì”

Xuất xứ: Thái Nakorn Patana (Thái Lan).

Dạng bào chế: Thuốc mỡ.

Thành phần: Hoạt chất chính là Triamcinolon acetonide. Đây là một glucocorticoid có chứa flour, có tác dụng ngăn chặn quá trình giải phóng các chất gây viêm. Khi bôi ngoài da hoặc niêm mạc, triamcinolon có tác dụng giảm triệu chứng nóng rát, sưng đau.

Công dụng:

  • Làm giảm tạm thời các triệu chứng viêm nhiễm khoang miệng.
  • Giảm tạm thời tổn thương dạng loét do chấn thương.

Tác dụng phụ: 

  • Teo da, rạn da, làm mỏng da, đặc biệt vùng da có nếp gấp.
  • Kích ứng, ban đỏ.
  • Nhiễm trùng thứ phát.

Cách dùng và liều dùng:

  • Bôi một lượng nhỏ lên vùng da/niêm mạc bị tổn thương (không chà xát) để tạo màng mỏng.
  • Dùng lúc đi ngủ để thuốc tiếp xúc với vùng tổn thương suốt đêm.
  • Bôi 2 – 3 lần/ngày, sau khi ăn.

Lưu ý khi dùng:

  • Người bệnh chỉ nên dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc.
  • Bạn nên tránh dùng liều cao trong thời gian dài, không bôi thuốc trên diện rộng.

Giá tham khảo: 13 000 đồng/gói 1g.

Đánh giá ưu nhược điểm:

  • Ưu điểm: Triamcinolon là một corticoid có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Vì vậy, chỉ cần dùng thuốc Oracortia trong thời gian ngắn đã có thể khỏi hoàn toàn nhiệt miệng.
  • Nhược điểm: Thuốc có thể hấp thu tại chỗ gây ra nhiều tác dụng phụ khi dùng kéo dài. Chống chỉ định với nhiều trường hợp như: nhiễm nấm, herpes, mụn trứng cá đỏ, loét hạch. Thuốc chưa có dữ liệu an toàn đối với phụ nữ có thai.

Thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất

Xuất xứ: Công ty TNHH Nam Dược.

Dạng bào chế: Viên nang.

Thành phần: 

Một viên nang có chứa 6 loại thảo dược chính: hoàng liên, sinh địa, tế tân, đương quy, thăng ma, mẫu đơn bì với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, tiêu sưng.

Công dụng:

  • Giảm các triệu chứng đau do viêm loét khoang miệng.
  • Giảm đau răng, sưng đau lợi, chảy máu chân răng.
  • Giảm triệu chứng đau đầu, nôn khan.

Cách dùng và liều dùng:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: ngày 3 lần, mỗi lần 2 – 3 viên.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên.
  • Đợt điều trị: 10 ngày.

Giá tham khảo: 60 000 đồng/ hộp 5 vỉ x 10 viên.

Đánh giá ưu nhược điểm

  • Ưu điểm: thành phần thảo dược lành tính, an toàn. Thuốc dạng viên nang dùng đường uống nên không gây kích ứng khoang miệng.
  • Nhược điểm: Hiệu quả trị nhiệt miệng không cao, cần dùng trong thời gian dài. Một số đối tượng không nên sử dụng như phụ nữ có thai, người có tỳ vị hư hàn.

Thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất

Nhiệt miệng Urgo là lựa chọn giúp người bệnh giải quyết vấn đề nhiệt miệng bôi thuốc gì. 

Xuất xứ: Pháp.

Dạng bào chế: gel.

Thành phần:

  • Dẫn xuất Cellulose: chất hình thành lớp màng gel.
  • Alcohol: có vai trò sát khuẩn.
  • Acid Carboxylics và Acid Mineral (dẫn xuất salicylic): chống viêm, giảm đau.
  • Các chất khác: sucralose (chất làm ngọt), hương cam, nước cất

Cơ chế tác dụng: Thuốc được bôi trực tiếp lên miệng vết loét. Khi tiếp xúc với nước bọt, màng film mỏng được hình thành. Lớp màng có vai trò bảo vệ vết loét khỏi tác động bên ngoài (thức ăn, răng giả,…) suốt 4 giờ.

Công dụng:

  • Bảo vệ vết loét do nhiệt miệng gây ra.
  • Giảm các triệu chứng đau xót.
  • Thúc đẩy quá trình lành vết loét.

Cách dùng và liều dùng:

  • Chấm trực tiếp gel Urgo lên vết loét, dùng que gạt để trải đều lớp màng gel. Sau đó để khô trong khoảng 10 giây.
  • Thoa gel tối đa 4 lần/ngày, tốt nhất trước bữa ăn cho đến khi vết loét lành lại.
  • Thời gian sử dụng khoảng 3 – 5 ngày tùy tình trạng vết loét.

Lưu ý và thận trọng khi sử dụng:

  • Không sử dụng Urgo nếu vết loét có kích thước >1cm hoặc vết loét miệng kiểu herpes.
  • Không dùng cho vết thương nhiễm khuẩn, vết bỏng, và vết thương sâu chảy máu nhiều.
  • Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, người dị ứng với dẫn xuất của salicylic.
  • Không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.

Giá tham khảo: 75000 – 90000 đồng/lọ 6mL.

Đánh giá ưu nhược điểm:

  • Ưu điểm: thuốc có khả năng bảo vệ vết loét tới 4 giờ. Đồng thời, nhiệt miệng urgo còn có tác dụng giảm đau ngay tức thì và hỗ trợ lành thương nhanh chóng.
  • Nhược điểm: tác dụng kháng khuẩn yếu. Thuốc chỉ phù hợp với vết loét mức độ nhẹ, chưa có nhiễm khuẩn nặng. Thành phần Alcohol có thể gây kích ứng khoang miệng và tổn thương các tế bào hạt.

Thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất

Xuất xứ: Sankyo, Nhật Bản.

Dạng bào chế: dung dịch đựng trong chai xịt phun sương.

Thành phần:

  • Sodium azulene acid sulfonic hydrat (nước Azulene tan): chống viêm, kháng khuẩn nhẹ, làm dịu mát da và niêm mạc.
  • Tinh dầu bạc hà: có tính chất the mát giúp giảm đau nhẹ. Ngoài ra, tinh dầu có hoạt tính kháng khuẩn nhẹ, làm giảm các vết sưng viêm do nhiệt miệng.
  • Thành phần khác: benzethonium clorua, glycerin, propylene glycol, polyxyetylen dầu thầu dầu, polyme carboxyvinyl, Edetate Na.

Công dụng:

  • Điều trị vết lở loét trong khoang miệng: nhiệt miệng, bỏng rát lưỡi, nhiễm nấm miệng.
  • Giảm đau, tạo lớp màng bao bọc vết thương.
  • Giảm triệu chứng viêm, sưng tấy vùng nướu, lợi tổn thương.
  • Ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, giữ hơi thở thơm tho.
  • Có thể sử dụng để điều trị viêm họng, đau họng.

Cách dùng và liều lượng:

  • Xịt trực tiếp vào vùng bị nhiệt miệng.
  • Ngày sử dụng 3 – 4 lần.

Lưu ý khi sử dụng: chỉ dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Giá tham khảo: 280 000 đồng/ chai 20 mL.

Đánh giá ưu nhược điểm

  • Ưu điểm: Tác dụng làm dịu, giảm đau ngay tức thời. Có hiệu quả trong nhiều trường hợp viêm loét miệng mức độ nhẹ. Thành phần an toàn, lành tính, không gây kích ứng khoang miệng.
  • Nhược điểm: khả năng sát khuẩn nhẹ nên không hiệu quả trong trường hợp vết loét rộng, có bội nhiễm vi khuẩn. Giá thành cao.

Thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất

Xuất xứ: Việt Nam.

Dạng bào chế: gel.

Thành phần: Chlorhexidine digluconate là một chất sát khuẩn hay được sử dụng trong vệ sinh khoang miệng. Phổ tác dụng rộng, tiêu diệt cả vi khuẩn, nấm, virus gây tổn thương khoang miệng.

Công dụng:

  • Điều trị viêm quanh chân răng, những vết loét cục bộ trong khoang miệng do nhiệt miệng, nhiễm khuẩn.
  • Sát khuẩn trước và sau khi phẫu thuật nha khoa, sát khuẩn trong cấy Implant.
  • Phòng bệnh viêm lợi.

Tác dụng phụ:

  • Một số trường hợp có thể làm giảm cảm giác vị giác tuy nhiên có thể hồi phục.
  • Làm thay đổi màu răng nếu sử dụng thời gian dài hoặc sau khi dùng rượu, cà phê, thuốc lá. Sự thay đổi này là tạm thời và có thể hết sau khi ngừng dùng thuốc.

Cách dùng và liều dùng:

  • Cho gel vào miếng gạc mềm sau đó xoa đều vào vùng tổn thương. Hoặc bạn có thể cho gel trực tiếp vào vùng nhiệt miệng.
  • Dùng 2 – 3 lần/ngày.

Lưu ý khi dùng:

  • Nên dùng gel sau bữa ăn. Bạn không được dùng cùng với thức ăn hay nước uống ít nhất 30 phút – 1 giờ sau khi bôi.
  • Sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ để thuốc có thời gian tiếp xúc dài cho hiệu quả cao nhất.
  • Không được súc miệng sau khi dùng.

Giá tham khảo: 16 000 đồng/ tuýp 10g.

Đánh giá ưu nhược điểm

  • Ưu điểm: phổ tác dụng rộng, đảm bảo vết loét được sạch khuẩn. Thời gian xuất hiện tác dụng nhanh chóng.
  • Nhược điểm: Tác dụng sát khuẩn không kéo dài. Chlorhexidine ít nhạy cảm với nấm. Khi dùng thuốc trên khoang miệng có thể gây khô miệng, đổi màu răng. Thuốc có thể gây xót và tổn thương mô hạt, cản trở quá trình lành thương tự nhiên.

Thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất

Thuốc nhiệt miệng Thái Lan là một đáp án cho câu hỏi “nhiệt miệng bôi thuốc gì”

Xuất xứ: Thái Lan.

Dạng bào chế: Kem.

Thành phần: Triamcinolon acetonide có tác dụng chống viêm, giảm đau.

Công dụng:

  • Điều trị viêm loét khoang miệng do nhiệt miệng.
  • Giảm đau do: viêm nha khoa, tổn thương chấn thương ở vị trí gắn răng giả, viêm nướu răng.

Tác dụng phụ do corticoid gây ra: teo da, rạn da, làm mỏng da, đặc biệt vùng da có nếp gấp. Ngoài ra, corticoid còn gây kích ứng, ban đỏ và ức chế miễn dịch khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng thứ phát.

Cách dùng và liều dùng:

  • Làm khô vết loét, sau đó dùng tăm bông chấm thuốc lên miệng vết thương và xoa đều.
  • Bôi 2 – 3 lần/ngày, sau khi ăn và làm sạch khoang miệng.

Lưu ý khi dùng:

  • Người bệnh chỉ nên dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc.
  • Bạn nên tránh dùng liều cao trong thời gian dài, không bôi thuốc trên diện rộng.
  • Đối tượng sử dụng: Chỉ dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Giá tham khảo: 69 000 đồng/tuýp 5g.

Đánh giá ưu nhược điểm

  • Ưu điểm: Thuốc thấm sâu và cho hiệu quả nhanh trong điều trị loét do nhiệt miệng.
  • Nhược điểm: Lạm dụng Corticoid trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Chống chỉ định với nhiều trường hợp như: nhiễm nấm, herpes, mụn trứng cá đỏ, loét hạch. Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi không nên dùng thuốc vì chưa có dữ liệu an toàn chứng minh hiệu quả.

Xuất xứ: Việt Nam.

Dạng bào chế: viên nén.

Thành phần: Lomecacin 0,5% có tác dụng chống viêm và gây tê bề mặt làm giảm nhanh cảm giác đau rát, khó chịu.

Công dụng:

  • Điều trị viêm loét miệng do nhiệt miệng.
  • Hỗ trợ giảm đau do viêm họng, nhiệt miệng, viêm nướu, viêm nha chu.
  • Dùng cho vết thương hở ngoài da.

Cách dùng và liều dùng:

  • Người lớn: 6 viên chia 2 lần/ngày.
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: 4 viên chia 2 lần/ngày.
  • Trẻ 1 – 3 tuổi: 2 viên chia 2 lần trên ngày.

Lưu ý khi dùng thuốc:

  • Viêm nén dùng để ngậm.
  • Đối với vết thương ngoài da, bạn nghiền nhỏ viên thuốc và rắc lên vết thương.

Giá tham khảo: 290 000 đồng/ lọ 500 viên.

Đánh giá ưu nhược điểm:

  • Ưu điểm: thuốc có tác dụng giảm đau xót, khó chịu ngay tức thì, đồng thời hạn chế tình trạng viêm sưng tấy.
  • Nhược điểm: thuốc có thể gây kích ứng niêm mạc miệng, gây ra cảm giác bỏng rát tại vết loét. Tính kháng khuẩn yếu nên không hiệu quả trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng.

Thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất

Gel nhiệt miệng Kamistad N là một đáp án cho câu hỏi “nhiệt miệng bôi thuốc gì”

Xuất xứ: Công ty Stada Arzneimittel A.G – ĐỨC.

Dạng bào chế: gel.

Thành phần:

  • Lidocain: tác dụng gây tê tại chỗ.
  • Dịch chiết hoa cúc: có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nhẹ, hỗ trợ làm dịu, giảm kích ứng.
  • Benzalkonium clorid: có tính kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Công dụng:

  • Điều trị nhiệt miệng, viêm lợi.
  • Giảm đau do nứt nẻ môi miệng.
  • Giảm đau do nhổ răng khôn, trồng răng giả và trẻ mọc răng sữa.

Cách dùng và liều dùng:

  • Bôi gel trực tiếp lên miệng vết thương. Bạn không nên ăn uống khi đang dùng thuốc.
  • Sử dụng 3 lần/ngày. Thời gian bôi từ 5 – 7 ngày.

Lưu ý: trẻ em sử dụng liều bằng ½ người lớn và bôi dưới 3 lần trên ngày.

Giá tham khảo: 40 000 – 50 000 đồng/ tuýp 10g.

Đánh giá ưu nhược điểm

  • Ưu điểm: thuốc có hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Dạng gel giúp kéo dài tác dụng, dễ trải đều trên bề mặt vết loét.
  • Nhược điểm: Gel Kamistad N có thể gây ra tác dụng phụ như: cảm giác bỏng rát vùng tổn thương, gây kích ứng niêm mạc miệng.

>>> Xem bài viết: Gel trị nhiệt miệng Kamistad N có tác dụng như nào? Dùng sao cho hiệu quả?

Nguyên tắc cơ bản nhất để xử lý nhiệt miệng là làm sạch khoang miệng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Chỉ cần đảm bảo vết loét sạch sẽ thì tổn thương sẽ không lan sâu, lành lại nhanh chóng. Dựa trên nguyên tắc này, biện pháp đơn giản nhất để xử lý nhiệt miệng là sử dụng dung dịch sát khuẩn thích hợp. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone ra đời được coi là giải pháp xử lý nhiệt miệng thế hệ mới không dùng thuốc. Dung dịch Dizigone đã khắc phục được những nhược điểm của các thuốc trị nhiệt miệng.

Thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất

Thành phần: 

Dizigone là dung dịch muối khoáng được xử lý bằng công nghệ EMWE đến từ châu Âu. Dung dịch chứa các ion và chất oxy hóa quan trọng như acid hypochlorite HClO, ClO-, HO*,… Với cơ chế kháng khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên của cơ thể, dung dịch Dizigone có khả năng làm bất hoạt  quá trình phát triển của vi sinh vật, khiến chúng bị tiêu diệt.

Công dụng:

  • Làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
  • Làm dịu, giảm cảm giác đau đớn, khó chịu do các vết loét gây ra.

Cách sử dụng và liều dùng:

  • Súc miệng trực tiếp bằng dung dịch Dizigone, không cần pha loãng
  • Thời gian súc miệng tối thiểu 30 giây, không gần súc miệng lại bằng nước.
  • Sử dụng 3 – 4 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Giá tham khảo: Dung dịch kháng khuẩn Dizigone 300ml – 100.000đ/chai.

Đánh giá ưu nhược điểm: 

Dizigone là sản phẩm được các chuyên gia y tế khuyên dùng nhờ ưu điểm vượt trội:

  • Tác dụng nhanh, hiệu lực mạnh: tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn trong vòng 30 giây tiếp xúc.
  • Phổ tác dụng rộng: loại bỏ cả vi khuẩn, nấm, virus gây viêm nhiễm khoang miệng.
  • Thành phần lành tính, không gây đau xót, kích ứng niêm mạc miệng.
  • Không chứa kháng sinh, corticoid.
  • Được kiểm chứng về an toàn – hiệu quả và được cấp phép lưu hành.

Thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất

Chứng nhận về hiệu quả và an toàn của Dizigone 

Nhược điểm của dung dịch là mùi clo đặc trưng. Tuy nhiên, đây là mùi của chất kháng khuẩn theo cơ chế tương tự miễn dịch tự nhiên, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người bệnh.

Xem thêm phản hồi của khách hàng trên shopee và đặt mua sản phẩm Dizigone: 

Thuốc chữa nhiệt miệng nhanh nhất

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp người bệnh nắm được khi bị nhiệt miệng bôi thuốc gì hiệu quả và an toàn nhất. Mỗi loại thuốc đều có điểm mạnh và điểm yếu cần khắc phục. Do vậy, việc lựa chọn giải pháp phù hợp xử lý nhiệt miệng là điều bạn cần cân nhắc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, vui lòng gọi tới số HOTLINE: 19009482 để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất.

Tham khảo: www.healthline.com