Thuốc điều trị giun chỉ bạch huyết

Các nhà nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu thuốc và chẩn đoán (RCDD) thuộc Trường Y học nhiệt đới tại Liverpool (LSTM), đã tìm ra cách để giảm đáng kể thời gian điều trị cần thiết đối với bệnh giun chỉ bạch huyết (LF) và bệnh mù do giun chỉ từ nhiều tuần xuống còn 7 ngày. Bằng cách diệt vi khuẩn Wolbachia, một vi khuẩn cộng sinh mà ký sinh trùng giun chỉ cần để sống, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một sự kết hợp thuốc cho phép điều trị hiệu quả với thời gian ngắn hơn.

Cả bệnh giun chỉ bạch huyết (LF) và bệnh mù do giun chỉ đều do ký sinh trùng giun chỉ gây ra, chúng phải cộng sinh với vi khuẩn Wolbachia để phát triển. Giun chỉ là một trong những bệnh nhiệt đới bị lãng quên được ưu tiên loại trừ, phù hợp với việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc đến năm 2030. Tổ chức Y tế thế giới, và các nhà tài trợ chính, Cơ quan Phát triển quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) và Cục Phát triển quốc tế của Anh (UK DFID) đã có sự đồng thuận về mặt chuyên môn, cho rằng việc sử dụng thành công thuốc điều trị giun chỉ đồng loạt trên diện rộng hoặc sử dụng thuốc diệt vi khuẩn cộng sinh một cách thường xuyên sẽ đẩy nhanh việc loại trừ các bệnh giun chỉ bạch huyết và bệnh mù do giun chỉ. Phương pháp điều trị truyền thống đối với bệnh này đòi hỏi phải sử dụng thuốc nhiều lần trong thời gian dài, mặc dù việc nhắm vào vi khuẩn cộng sinh bằng Doxycycline đã được chứng minh là có hiệu quả trên lâm sàng, nhưng khó khăn ở đây là thời gian điều trị dài và không sử dụng được cho phụ nữ mang thai và trẻ em.

Trong một bài báo xuất bản trên Tạp chí PNAS, các nhà nghiên cứu cung cấp bằng chứng về khái niệm cải tiến căn bản đối với việc nhắm vào diệt vi khuẩn Wolbachia thông qua kết hợp thuốc điều trị giun sán Albendazole và thuốc kháng sinh. Giáo sư Mark Taylor của LSTM là tác giả chính của bài báo. Ông nói: "Là một phần của chương trình A-WOL, chúng tôi đã sàng lọc tất cả các thuốc hiện có cho hoạt động tiêu diệt vi khuẩn Wolbachia, điều này cho phép chúng tôi xem xét lại việc dùng những thuốc hiện có và khắc phục tình trạng yếu điểm của chúng. Sự kết hợp giữa thuốc kháng sinh và thuốc chống giun sán như Albendazole đã gây ngạc nhiên lớn khi chúng hiệp đồng với nhau làm giảm thời gian điều trị từ nhiều tuần xuống vài ngày, mở ra cơ hội để mở rộng qui mô tiếp cận ở mức độ cộng đồng. Nhóm nghiên cứu tin rằng công việc của họ có tầm quan trọng đối với sức khoẻ cộng đồng ngay lập tức vì các loại thuốc đã được sử dụng như Rifampicin và Albendazole đã được đăng ký sử dụng. "Những loại thuốc này có thể được thử nghiệm ở người bị nhiễm càng sớm càng tốt", giáo sư Taylor nói.

Tác giả đầu tiên của bài báo này, Tiến sĩ Joe Turner của LSTM cho biết: "Khám phá ra sự tương tác thuốc giữa một loại thuốc tẩy giun sán thông thường và các nhóm thuốc kháng sinh khác nhau cũng rất thú vị bởi vì hiệu lực hiệp đồng có thể mạnh hơn nữa khi kết hợp với thế hệ thuốc tiếp theo, hiện nay “nhà phác thảo” thuốc diệt Wolbachia phát triển như là một phần của chương trình A-WOL. Có khả năng chúng ta sẽ giảm được thời gian điều trị chữa bệnh xuống còn 5 ngày hoặc ít hơn nữa đối với bệnh giun chỉ bạch huyết, với khả năng chấp nhận tốt hơn và giảm chi phí cho bệnh nhân cũng như hệ thống y tế địa phương "

BS. Nguyễn Huỳnh Tố Như

Dịch từ bài viết: New combination therapy of registered re-purposed drugs dramatically shortens anti-Wolbachia therapy for lymphatic filariasis and onchocerciasis from weeks to days (https://www.sciencedaily.com/releases/2017/10/171024103038.htm)

DEC 2 mg/kg 3 lần/ngày trong 12 ngày ; 6 mg/kg uống một lần là một sự thay thế. Nói chung, phác đồ 1 ngày dường như có hiệu quả như 12 ngày.

Tác dụng phụ với DEC thường có giới hạn và phụ thuộc vào số lượng vi ấu trùng trong máu. Thường gặp nhất là chóng mặt, buồn nôn, sốt, nhức đầu, đau ở các cơ hoặc khớp, được cho là có liên quan đến việc giải phóng các kháng nguyên giun chỉ.

Một số phối hợp thuốc và phác đồ đã được sử dụng trong các chương trình điều trị đại chúng.

Ngoài ra, doxycycline đã được dùng lâu dài (ví dụ, 100 mg uống 2 lần/ngày trong 4 đến 8 tuần). Doxycyclin giết chết Wolbachia endosymbiont trong vi khuẩn, dẫn tới cái chết của những con giun trưởng thành. Nó có thể dùng cùng DEC hoặc được sử dụng một mình.

Các đợt cấp tính của ADL thường tự thoái lui, mặc dù có thể cần kháng sinh để kiểm soát các nhiễm khuẩn thứ phát.

Hoàng Thị Hiền (Hà Nam)

Hiện nay có khoảng hơn 80 triệu người bị nhiễm giun chỉ hệ bạch huyết - một bệnh do 3 loài giun chỉ Wuchereria bancrofti, Brugia malayi hoặc Brugia timori gây ra. Diethylcarbamazin là thuốc được lựa chọn để điều trị giun chỉ bạch huyết trong nhiều năm qua.

Thuốc điều trị giun chỉ bạch huyết

Có hai cơ chế tiêu diệt giun của thuốc, một mặt thuốc làm giảm hoạt động và gây liệt cơ giun do gây ưu cực hóa, làm giun rời khỏi vị trí cư trú rồi bị tung ra ngoài; mặt khác thuốc làm thay đổi màng ngoài của ấu trùng giun chỉ, làm lộ bề mặt phôi để tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống kháng thể của vật chủ tiêu diệt.

Diethylcarbamazin có khả năng tiêu diệt nhanh ấu trùng trong máu, nhưng có tác dụng diệt rất chậm hoặc chỉ gây tổn thương cho giun trưởng thành. Để điều trị khỏi bệnh có thể cần tới liệu trình điều trị 3 tuần, bắt đầu từ liều thấp, tăng dần trong 3 - 4 ngày. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Ở liều điều trị thuốc ít gây tác dụng độc trực tiếp. Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như: Nhức đầu, khó chịu, chán ăn, mệt mỏi; hoặc buồn nôn, nôn, chóng mặt. Mặc dù vậy, các phản ứng miễn dịch tại chỗ do ấu trùng và giun trưởng thành chết rất hay gặp như viêm hạch, áp-xe, loét và toàn thân (sốt, đau đầu, đau cơ, chóng mặt, mệt mỏi, và các phản ứng dị ứng khác). Nếu gặp các phản ứng này, cần báo ngay với bác sĩ điều trị để được xử trí, tùy vào tình huống.


Trungtamthuoc.com - Bệnh giun chỉ bạch huyết đa phần không có triệu chứng, một số trường hợp người bệnh có biểu hiện cấp hoặc mạn tính. Biểu hiện cấp tính của bệnh là các hạch bạch huyết có thể bị giãn nở, gây biến dạng mạch, xơ hóa và tăng sản cơ trơn. Bệnh nhân có thể sốt cao đột ngột, nhức đầu, tái phát thành từng đợt, mỗi đợt từ 3 đến 7 ngày. Khi các con giun này chết sẽ gây viêm cục bộ xung quanh nơi nó chết. Người bệnh xuất hiện các phản ứng u hạt mạnh mẽ, gây viêm và đau thành mạch bạch huyết, hạch bẹn có thể sưng to đau.

1 Giun chỉ bạch huyết là bệnh gì?

Bệnh giun chỉ bạch huyết, thường được gọi là bệnh chân voi, là một bệnh nhiễm trùng ký sinh trùng giun chỉ lây truyền sang người qua muỗi. Nhiễm trùng thường mắc phải trong thời thơ ấu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ bạch huyết. [1] 

Những bệnh nhân mắc giun chỉ bạch huyết có biểu hiện đau đớn, phù bạch huyết, phù voi và sưng bìu có thể dẫn đến tàn tật vĩnh viễn. Những bệnh nhân này không chỉ bị khuyết tật về thể chất, mà còn chịu tổn thất về tinh thần, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Thuốc điều trị giun chỉ bạch huyết
Giun chỉ bạch huyết là do muỗi truyền

2 Nguyên nhân và lây truyền giun chỉ bạch huyết

Bệnh giun chỉ bạch huyết là do nhiễm ký sinh trùng thuộc họ Filariodidea. Có 3 loại giun chỉ gây bệnh này gồm có:

  • Wuchereria bancrofti, chiếm đến 90% trường hợp giun chỉ bạch huyết.
  • Brugia Malayi, nguyên nhân của phần lớn các trường hợp giun chỉ bạch huyết còn lại.
  • Giun chỉ bạch huyết còn có thể do con người nhiễm ấu trùng giun chỉ loài Brugia timori. [2] 

Giun trưởng thành làm tổ trong các mạch bạch huyết và phá vỡ chức năng bình thường của hệ bạch huyết. Những con giun có thể sống được khoảng 6 đến 8 năm và chúng tạo ra hàng triệu ấu trùng chưa trưởng thành lưu hành trong máu.

Muỗi bị nhiễm các ấu trùng này do hút máu vật chủ bị nhiễm bệnh. Trong muỗi, ấu trùng giun chỉ phát triển thành ấu trùng truyền nhiễm. Khi muỗi nhiễm bệnh cắn người, ấu trùng này lắng đọng trên da và di chuyển đến các mạch bạch huyết và phát triển giun trưởng thành. Chu trình lây truyền bệnh cứ như vậy lặp lại và phát triển.

Bệnh giun chỉ bạch huyết được truyền bởi các loại muỗi khác nhau như: Muỗi Culex gặp nhiều ở khu vực thành thị và bán thành thị, Anophele chủ yếu được tìm thấy ở các vùng nông thôn, hay Aedes, Mansonia...

3 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của giun chỉ bạch huyết

3.1 Triệu chứng lâm sàng

Giun chỉ bạch huyết đa phần không có triệu chứng, một số trường hợp người bệnh có biểu hiện cấp hoặc mạn tính như sau:

Biểu hiện cấp tính của bệnh là các hạch bạch huyết có thể bị giãn nở, gây biến dạng mạch, xơ hóa và tăng sản cơ trơn. Bệnh nhân có thể sốt cao đột ngột, nhức đầu, tái phát thành từng đợt, mỗi đợt từ 3 đến 7 ngày. Khi các con giun này chết sẽ gây viêm cục bộ xung quanh nơi nó chết.

Người bệnh xuất hiện các phản ứng u hạt mạnh mẽ, gây viêm và đau thành mạch bạch huyết, hạch bẹn có thể sưng to đau.

Các triệu chứng của giun chỉ bạch huyết mạn tính bao gồm:

  • Tổ giun trưởng thành làm tắc nghẽn mạch bạch huyết gây nhiễm trùng thứ cấp làm tăng sự giãn nở và tăng sinh tế bào nội mô. Người bệnh bị tắc nghẽn và vận chuyển bạch huyết bị suy yếu, tăng tiết dịch bạch huyết, làm ngược lưu lượng bạch huyết. Từ đó, bệnh nhân giun chỉ bạch huyết gây sưng tứ chi.
  • Khi các mạch bạch huyết bị tắc nghẽn làm tăng áp lực dẫn đến giãn nở của các mạch nông. Các dưỡng chấp tiết ra nhiều, gây sưng bìu, âm hộ, ngực nghiêm trọng, khó có thể cải hiện được.
  • Các hạch bạch huyết bị vỡ ra trong đường tiết niệu gây ra tình trạng dưỡng trấp niệu.
  • Đồng thời, các mạch bạch huyết ở bìu sưng lên, người bệnh có sự tích tụ chất lỏng gây suy giảm chức năng bạch huyết.
Thuốc điều trị giun chỉ bạch huyết
Giun chỉ bạch huyết

3.2 Biểu hiện cận lâm sàng

Người bệnh nghi ngờ nhiễm trùng giun chỉ, được lấy máu trong thời gian từ 0h đến 2h đêm, nhuộm Giemsa hoặc soi tươi tìm ấu trùng giun.

Bệnh nhân giun chỉ bạch huyết có thể được phát hiện dựa vào một số xét nghiệm như: Phản ứng kháng nguyên, xét nghiệm sắc ký miễn dịch, phương pháp Sulival, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm...

Cần phân biệt giun chỉ bạch huyết với sốt do nguyên nhân khác, viêm bạch mạch, phù chân voi do nấm, u, đái dưỡng chấp do thận...

Thuốc điều trị giun chỉ bạch huyết
Phù chân do giun chỉ bạch huyết

4 Phương pháp điều trị giun chỉ bạch huyết

Thuốc Diethylcarbamazine (DEC) được dùng để diệt ấu trùng giun chỉ, cũng có thể diệt giun chỉ trưởng thành, có thời gian bán hủy từ 2 đến 12 giờ.

Albendazole nếu dùng riêng lẻ không diệt ấu trùng, tuy nhiên thuốc có thể ức chế sinh sản của giun trưởng thành. Nếu được dùng kết hợp với DEC, Albendazole làm tăng khả năng diệt ấu trùng của Wuchereria bancrofti và Brugia malayi.

Để điều trị giun chỉ bạch huyết dùng đồng thời DEC và albendazole, uống liên tục từ 4 đến 6 năm, mỗi năm uống 1 lần.

  • Với các bé từ 24 tháng đến 10 tuổi mỗi đợt điều trị dùng 100mg DEC và 400mg albendazole.
  • Các bé 11 – 15 tuổi được dùng với liều 200mg DEC và 400mg albendazole cho mỗi đợt điều trị.
  • Các đối tượng trên 15 tuổi, dùng 300mg DEC và 400mg albendazole cho mỗi lần điều trị.

Bệnh nhân giun chỉ bạch huyết cần kiêng rượu, bia trong quá trình uống thuốc và không uống cùng với các thuốc khác.

Với người bệnh nhiễm giun chỉ có ấu trùng trong máu, nhưng không có triệu chứng lâm sàng điều trị bằng DEC như sau:

  • Nếu nhiễm W-bancrofti mỗi ngày dùng 6 mg/kg, và điều trị trong vòng 12 ngày.
  • Nếu nhiễm B-malayi mỗi ngày cũng uống 6 mg/kg/ngày nhưng chỉ điều trị trong vòng 6 ngày.

Nếu bệnh nhân có các biểu hiện cấp tính như sốt, viêm hạch, viêm mạch bạch huyết thì sử dụng thuốc hạ sốt, kháng sinh chống bội nhiễm. Sau khi qua đợt cấp mới điều trị bằng DEC để tiêu diệt triệt để mầm bệnh giun chỉ bạch huyết.

Những người bệnh giun chỉ bạch huyết có biểu hiện phù voi điều trị bằng DEC nếu xét nghiệm máu có ấu trùng. Đồng thời, ở những bệnh nhân này cần được vệ sinh các chi hàng ngày đặc biệt ở các nếp gấp, vận động nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu.

Nếu người bệnh có đái ra dưỡng chấp, ngoài điều trị bằng thuốc DEC thì cần kiêng ăn mỡ và thức ăn giàu protein, nghỉ ngơi...

Điều trị giun chỉ bạch huyết như thế nào

5 Liệu pháp dự phòng giun chỉ bạch huyết

Người dân cần được tuyên truyền, giáo dục hiểu rõ về tác hại của nhiễm giun chỉ và tại sao cần phòng chống chúng.

Người bệnh cần được ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, tiêu diệt muỗi, không để các ao tù, nước đọng để hạn chế sự sinh sôi của muỗi truyền bệnh.

Khi đi ngủ cần mắc màn kín đáo, mặc quần áo dài khi đến nơi làm việc vào ban đêm, đặc biệt là nơi có nhiều cây cối, rậm rạp.

Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh giun chỉ bạch huyết, các điều trị và phòng chống bệnh hiệu quả.

Tài liệu tham khảo