Thuốc tồn tại trong cơ thể bao lâu

  • 18:00 14/02/2022
  • Xếp hạng 4.99/5 với 20265 phiếu bầu

Tramadol là thuốc giảm đau thần kinh tổng hợp, thường được sử dụng để giảm đau khi các thuốc giảm đau thông thường kém hiệu quả. Thuốc Tramadol tồn tại trong cơ thể bạn bao lâu là thắc mắc của khá nhiều người khi sử dụng loại thuốc này.

Tramadol là một loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm Opioid. Thuốc được sử dụng theo đơn bác sĩ để điều trị những cơn đau mức độ vừa đến nặng. Tramadol có nhiều dạng bào chế như: dạng viên giải phóng tức thời, dạng viên giải phóng hoạt chất kéo dài, viên đạn, dạng thuốc nhỏ, thuốc tiêm. Ngoài ra, còn có dạng viên Tramadol kết hợp với hoạt chất giảm đau khác như viên Tramadol 37.5mg Paracetamol 325mg. Dạng viên thuốc Tramadol giải phóng tức thời khi vào cơ thể sẽ giải phóng hoạt chất ngay. Trong khi dạng thuốc giải phóng kéo dài khi vào cơ thể sẽ giải phóng hoạt chất từ từ theo thời gian.

Là một thuốc thuốc nhóm Opioid, Tramadol có khả năng gây nghiện yếu, tuy nhiên thuốc có khá nhiều tác dụng dược lý và tác dụng phụ giống thuốc phiện. Quá trình dùng thuốc Tramadol cần được bác sĩ giám sát chặt chẽ, không được sử dụng thuốc liều cao hơn được hướng dẫn, không dùng thuốc trong thời gian dài vì có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc thuốc.


Tramadol được chỉ định để điều trị đau mức độ từ vừa đến nặng như đau do viêm xương khớp, đau sau phẫu thuật, các chứng đau mãn tính do bệnh ung thư hoặc thần kinh,...

Cơ chế hoạt động của thuốc Tramadol tương tự như các thuốc nhóm Opioid khác (như Morphin, Hydrocodone, Codeine). Tramadol sẽ liên kết với các thụ thể Opioid trong não để chặn các tín hiệu đau. Bên cạnh đó, thuốc còn làm tăng tác dụng của serotonin và norepinephrine. Đây là hai chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong não, đóng vai trò giảm nhận thức đau của người bệnh.

Thuốc tồn tại trong cơ thể bao lâu

Tramadol có tác dụng giảm đau ở người bệnh viêm xương khớp

Tramadol có thể tồn tại tồn tại trong máu, nước bọt, nước tiểu, tóc của người sử dụng theo những khoảng thời gian khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Trong máu: Tramadol có thể tồn tại trong máu 48 giờ sau khi uống.
  • Trong nước bọt: Tramadol có thể tồn tại trong nước bọt khoảng 48 giờ sau khi uống.
  • Trong nước tiểu: Tramadol được phát hiện ở khoảng thời gian từ 24h đến 72 giờ sau khi uống.
  • Trong tóc: Tramadol tồn tại trong tóc khá lâu, khoảng 30 - 90 ngày.

Tramadol tồn tại trong cơ thể bạn bao lâu? Có rất nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến thời gian tramadol lưu lại trong cơ thể bạn, bao gồm:

  • Liều lượng dùng của thuốc: liều dùng càng cao, tramadol sẽ tồn tại trong cơ thể càng lâu.
  • Tần suất dùng thuốc: dùng thuốc nhiều hơn 1 liều, thời gian dùng thường xuyên, tramadol sẽ tồn tại trong cơ thể dài hơn.
  • Đường dùng thuốc: dạng thuốc nhỏ và thuốc tiêm sẽ được hấp thu và đào thải nhanh hơn dạng thuốc viên.
  • Nếu quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn diễn ra chậm có thể làm tăng lượng thời gian cần thiết để phân hủy Tramadol, làm thời gian Tramadol lưu lại trong cơ thể dài hơn.
  • Chức năng gan, thận suy yếu làm tăng thời gian thải Tramadol ra khỏi cơ thể.
  • Tuổi càng cao (đặc biệt trên 75 tuổi) cơ thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để loại bỏ Tramadol.


Khoảng thời gian cần thiết để đào thải Tramadol ra khỏi cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau liều lượng, dạng thuốc Tramadol sử dụng và quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tramadol được đào thải chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa. Nửa thời gian thải trừ của thuốc khoảng 6 giờ.

Thuốc tồn tại trong cơ thể bao lâu

Tramadol được đào thải chủ yếu qua nước tiểu với thời gian khoảng 6 giờ

Thuốc Tramadol có nhiều tác dụng phụ, cụ thể các tác dụng phụ thường gặp là táo bón, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, khô miệng, thay đổi tâm trạng,... Một số tác dụng phụ tuy hiếm gặp nhưng nghiêm trọng như thở chậm, suy thượng thận, co giật, hội chứng Serotonin, ý nghĩ tự tử,... Để giảm nguy cơ gặp các tác dụng phụ như trên, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng liều hoặc dùng thuốc nhiều lần hơn được hướng dẫn. Báo ngay cho bác sĩ nếu có các triệu chứng tác dụng phụ để được tư vấn, điều chỉnh liều lượng cần thiết.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM:

Điều gì xảy ra với những viên thuốc khi chúng được đưa vào cơ thể? Chúng đi đến đâu? Làm thế nào chúng đến được nơi cần đến? Được thải trừ ra sao,...?

Điều gì xảy ra với những viên thuốc khi chúng được đưa vào cơ thể? Chúng đi đến đâu? Làm thế nào chúng đến được nơi cần đến? Được thải trừ ra sao,...? Dưới đây là những cách hiểu mới về hoạt động của thuốc trong cơ thể con người. Mời bạn đọc cùng khám phá.

Đường đi của thuốc

Tại sao chúng ta phải bắt buộc dùng thuốc: giảm đau, chống nhiễm trùng, chống bệnh tật, bổ sung sự thiếu hụt, dùng thuốc để điều chỉnh, làm giảm sự thừa thãi một chất nào đó, làm cân bằng các hệ thống và cơ quan nội tạng trong cơ thể. Có rất nhiều con đường và dạng thức thuốc để con người sử dụng: thuốc dùng dạng uống; thuốc ngậm (dưới lưỡi); dùng ngoài da; thuốc tiêm; liệu pháp trong tĩnh mạch (IV); thuốc xổ; thuốc hít; thuốc nhỏ...

Thuốc tồn tại trong cơ thể bao lâu

Một số dạng thuốc dùng đường uống.

Để cơ thể xử lý các loại thuốc này là một quá trình vô cùng phức tạp, nhưng đã có cách để phá vỡ sự phức tạp này: Sau khi đưa thuốc vào cơ thể bằng các con đường đã nêu ở trên, thuốc sẽ di chuyển vào mạch máu để đến các cơ quan và các mô trong cơ thể. Từ đó thuốc sẽ sản sinh hoặc gây ra các hiệu ứng. Cuối cùng cơ thể chúng ta sẽ loại bỏ thuốc và các chất gắn liền với nó ra ngoài. Do đó có những loại và đường đi của thuốc sẽ nhằm trúng mục tiêu đích, tức là nó sẽ tiến thẳng tới phần cơ thể bị bệnh. Chẳng hạn, các loại thuốc hít sẽ hỗ trợ việc thở. Đường đi và loại thuốc cũng ảnh hưởng đến sự hoạt động nhanh của thuốc. Tiêm thuốc vào các cơ - chứa đầy các mạch máu - cũng là phương pháp dùng thuốc cực nhanh thẩm thấu vào cơ thể.

Các dạng thuốc thụt và thuốc xổ được chèn vào ruột thông qua hậu môn cũng có thể hoạt động nhanh chóng. Điều này là do diện tích bề mặt lớn của ruột có rất nhiều các mạch máu, hấp thụ thuốc rất nhanh chóng. Có ít nhất 3 tuyến đường mà thuốc đi qua dạ dày, tại đó chúng sẽ bị hủy diệt hoặc làm phân rã bằng acid hydrochloric.

Thuốc trong hệ tiêu hóa

Khi thuốc đi vào dạ dày, một số sẽ bắt đầu hòa tan. Một vài loại thuốc sẽ được hấp thụ tại dạ dày, số khác sẽ di chuyển vào ruột non. Điều này tùy thuộc vào việc lớp áo của viên thuốc. Nhiều loại thuốc có lớp áo bọc đặc biệt sẽ bảo vệ viên thuốc tránh bị hủy hoại bởi acid dạ dày. Thuốc dạng con nhộng có cách thức bảo vệ dạng này, do vậy người bệnh không nên mở viên nang hay lớp áo bọc bên ngoài để lấy thuốc bên trong uống. Bên cạnh đó, lớp áo bọc ngoài ở một số viên thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày vì tránh cho thuốc tác động trực tiếp tới dạ dày. Tác động có hại xảy ra do một số loại thuốc kích thích dạ dày sản xuất một lượng lớn acid hydrochloric, có thể gây nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa. Thuốc không được xử lý hoàn toàn bởi dạ dày sẽ được chuyển vào ruột non. Thuốc được hấp thụ vào niêm mạc của ruột non cũng tạo thành 3 phần: tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng. Thuốc từ ruột non sẽ di chuyển vào máu.

Thuốc trong hệ tuần hoàn

Không có vấn đề gì đối với thuốc khi chúng được hòa tan và tiến vào máu ở một điểm nào đó. Thuốc tuần hoàn quanh cơ thể rồi tiến vào cơ quan nội tạng và mô. Quá trình này diễn ra rất nhanh. Thuốc theo dòng máu từ nhịp đập của tim sẽ luân chuyển khắp cơ thể. Bộ não sẽ nhận phần lớn nhất, khoảng 16% các phân tử thuốc. Những tác động của thuốc sẽ tiếp tục hoạt động cho đến khi quá trình trao đổi chất bắt đầu. Sự trao đổi chất cho mỗi loại thuốc cũng rất khác nhau, có loại thuốc được đào thải nhanh, nhưng có loại lại tồn tại lâu trong cơ thể.

Thuốc trong mô và tế bào của cơ thể

Trong cơ thể, chúng ta thường nhận thuốc ở cấp độ tế bào. Các tế bào trong cơ thể có thể hấp thụ chất dịch và vì thế có thể tiếp nhận các phân tử thuốc được hòa tan trong môi trường quanh chúng. Không phải tất cả thuốc đều hoạt động cùng lúc. Điều này là bởi vì những loại thuốc khác nhau sẽ có các phân tử cụ thể và chúng sẽ hòa tan nhanh hay chậm hơn thứ khác. Thêm vào đó, một số loại thuốc dễ hòa tan trong các mô con người hơn những loại khác. Màng tế bào con người cũng có lượng chất béo cao. Vì lẽ đó, nếu thuốc của bạn tan trong chất béo thì khi đó chúng sẽ bắt đầu làm việc nhanh hơn những thuốc khác. Khả năng hòa tan trong chất béo là một tiêu chí rất quan trọng. Một khi thuốc hòa tan trong tế bào thì hoạt động của chúng sẽ thông qua các phản ứng sinh hóa. Khi đó chúng sẽ tái đăng nhập vào máu và một lần nữa tiến vào gan. Ở gan, thuốc sẽ bị phân hủy và chuẩn bị đào thải khỏi cơ thể.

Các cơ quan chính liên quan đến việc loại bỏ thuốc là gan và thận. Về cơ bản, những cơ quan này sẽ sàng lọc ra các chất độc hại. Gan sẽ phá vỡ thuốc thông qua một chuỗi các phản ứng trao đổi chất phức tạp. Những chất độc hại này/những phế thải được trữ trong gan cho đến khi chúng sẵn sàng được chuyển đến thận. Trong thận, các chất độc hại lại được xử lý kỹ hơn và loại bỏ khỏi cơ thể thông qua việc tiểu tiện.

Thuốc tồn tại trong cơ thể bao lâu

Thuốc sau khi được hấp thu sẽ chu du khắp cơ thể.

Thuốc và não

Như đã đề cập trước đó, thuốc vào máu một khi chúng được hòa tan và chu du khắp cơ thể đến nhiều cơ quan nội tạng khác nhau bao gồm cả não. Khi vào não, một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến các loại hóa chất gọi là chất truyền dẫn thần kinh. Chất truyền dẫn thần kinh là những yếu tố đặc biệt có trách nhiệm kiểm soát các tín hiệu được gửi đi giữa các tế bào não (nơ-ron thần kinh). Các chất truyền dẫn thần kinh chuyên biệt cũng có trách nhiệm ảnh hưởng đến cảm giác và cảm xúc của con người. Tuy nhiên, không phải lúc nào thuốc cũng có thể tiếp cận não. Điều này là bởi vì não có một thiết bị an toàn gọi là “Hàng rào máu não” (hay BBB). BBB có hiệu lực trong việc giúp ngăn chặn những thứ như vi khuẩn, chất độc hại và những phân tử không mong muốn từ việc thuốc tiến vào chất dịch bao quanh não.

Những dạng thuốc yêu cầu tiếp cận trực tiếp với não thì cần phải có các tính năng chất béo hòa tan đặc biệt nhằm đi qua hàng rào phòng ngự BBB. Ở một số vùng của não, BBB có vẻ suy yếu, điều này sẽ cho phép não giám sát thành phần máu và kịp thời điều chỉnh nếu thấy cần thiết. Có các điều kiện và bệnh tật làm suy yếu BBB đến một mức độ nguy hiểm nhằm cho phép các chất gây hại đi xuyên qua. Một số điều kiện bao gồm: tăng huyết áp; tiếp xúc cao với lò vi sóng và bức xạ; nhiễm trùng; chấn thương đầu, thiếu máu cục bộ; viêm; tăng áp bất thường quanh não; viêm màng não, bệnh động kinh; đa xơ cứng; bệnh Alzheimer; viêm não HIV Encephalitis và virut.