Thuốc trị táo bón cho phụ nữ có thai

Một số phụ nữ trong thời kì mang thai thường gặp phải tình trạng táo bón. Tuy không gây các vấn đề nguy hiểm nhưng táo bón lại gây nhiều bất tiện, khó chịu cho thai phụ, khiến quá trình mang thai cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Vậy nếu gặp phải các vấn đề táo bón, việc sử dụng thuốc làm mềm phân có an toàn với phụ nữ đang mang thai hay không?

1. Nguyên nhân gây ra táo bón khi mang thai

Táo bón khi mang thai được định nghĩa là đi đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần. Táo bón mang lại cảm giác rất bất tiện và khó chịu.

Trong thời kì mang thai, cơ thể người phụ nữ xuất hiện rất nhiều biến đổi khác nhau và do vậy táo bón cũng có nhiều nguyên nhân gây ra:

  • Nồng độ nội tiết tố progesterone tăng lên khi mang thai khiến các cơ [bao gồm cả ruột] thư giãn. Và giảm nhu động ruột cũng đồng nghĩa quá trình tiêu hóa sẽ chậm hơn.
  • Càng về cuối thai kỳ thì tử cung phát triển to dần lên, chèn ép khu vực xung quanh bao gồm cả chèn ép thu hẹp không gian của đường tiêu hóa, làm thức ăn di chuyển chậm hơn.
  • Phụ nữ mang thai có thể bị ốm nghén, nôn nhiều khiến cơ thể mất nước, gây táo bón.
  • Phụ nữ mang thai ít vận động đặc biệt là giai đoạn cuối của thời kì mang thai và dẫn đến táo bón.
  • Rất nhiều phụ nữ mang thai bổ sung sắt. Tuy nhiên, thu nạp quá nhiều sắt sẽ gây táo bón.
  • Thai phụ đã hoặc đang lạm dụng thuốc nhuận tràng liều lượng cao.
  • Đái tháo đường thai kì, nhược giáp,... là những bệnh lí có thể dẫn đến táo bón ở phụ nữ đang mang thai.
  • Thói quen nhịn đi vệ sinh cũng gây rối loạn tiêu hóa và táo bón. Bên cạnh đó việc ăn uống quá nhiều, cơ thể không hấp thu và tiêu hóa kịp thời cũng dẫn đến táo bón.


Thói quen nhịn đi vệ sinh là một trong số những nguyên nhân gây ra táo bón

2. Sử dụng thuốc làm mềm phân khi mang thai có an toàn?

Các thuốc làm mềm phân thường được coi là an toàn đối với phụ nữ mang thai. Cơ chế tác dụng của thuốc là làm cho phân mềm, từ đó dễ thải ra ngoài hơn. Thành phần của thuốc làm mềm phân được cơ thể hấp thu cực kì ít, do đó thuốc làm mềm phân được coi là vô hại đối với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ.

Tình trạng táo bón khi mang thai có thể hạn chế được bằng cách thay đổi lối sống chẳng hạn như:

  • Uống nhiều nước: uống nhiều nước, bao gồm cả nước hoa quả, có thể giúp hạn chế táo bón.
  • Tăng cường hoạt động thể chất hàng ngày.
  • Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn: chọn các loại thức ăn giàu chất xơ, chẳng hạn như rau xanh, hoa quả, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.


Uống nhiều nước: uống nhiều nước, bao gồm cả nước hoa quả, có thể giúp hạn chế táo bón

Các bác sĩ thường chỉ định các thuốc nhuận tràng cho bà bầu như là phương pháp điều trị thứ hai vì một số tác dụng phụ của thuốc.

Táo bón là một trong những vấn đề phổ biến và khó chịu nhất khi mang thai. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thay đổi chế độ ăn uống và lối sống nhưng sẽ không khuyên bạn dùng thuốc.

Khi những biện pháp trên không có hiệu quả, bác sĩ sẽ tìm một giải pháp khác. Liệu giải pháp này có phải là thuốc nhuận tràng không? Việc dùng thuốc nhuận tràng cho bà bầu có thật sự an toàn? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Thuốc nhuận tràng là gì?

Thuốc nhuận tràng là thuốc giúp giảm táo bón bằng cách làm tăng nhu động ruột hoặc làm mềm phân. Chúng chứa các chất giúp bạn dễ đi tiêu và thường xuyên hơn.

Các thuốc nhuận tràng được bào chế ở dạng viên nang, viên nén, thực phẩm và dạng lỏng để uống hoặc dạng bơm, viên đạn dùng qua đường hậu môn.

Dùng thuốc nhuận tràng cho bà bầu có an toàn?

Nếu các biện pháp tự nhiên không hiệu quả, bác sĩ có thể kê toa thuốc nhuận tràng. Đây là thuốc trị táo bón cho bà bầu mang tính nhẹ và an toàn, chẳng hạn như Milk of Magnesia. Một loại thuốc nhuận tràng khác là Metamucil cũng an toàn trong thai kỳ. Bác sĩ có thể cho thuốc mạnh hơn nếu những thuốc nhẹ không hiệu quả.

Bạn không nên dùng thuốc nhuận tràng trong thời gian dài vì có thể dẫn đến mất nước và tạo ra sự mất cân bằng nồng độ khoáng chất và muối trong cơ thể.

Những loại thuốc nhuận tràng an toàn cho bà bầu

Các loại thuốc nhuận tràng cho bà bầu mà bác sĩ thường kê toa như:

Thuốc nhuận tràng tạo khối

Thuốc nhuận tràng tạo khối còn được gọi là chất bổ sung chất xơ, hoạt động tương tự như chất xơ trong chế độ ăn uống. Thuốc giúp giữ lại nước trong phân, giúp cho sự đi tiêu dễ dàng. Thuốc có tác dụng trong khoảng 12–24 giờ và không có khả năng gây ra bất kỳ tác hại nào cho thai nhi vì chúng không đi vào máu.

Một số thuốc nhuận tràng tạo khối như psyllium [Metamucil], methylcellulose [Citrucel], isphagula, carboxymethyl-cellulose và sterculia.

Chúng làm cho nước và chất béo thâm nhập vào phân, do đó thúc đẩy phân di chuyển nhanh qua đường tiêu hóa. Thuốc này thường có hiệu quả trong 12–72 giờ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thuốc nhuận tràng làm mềm phân không có tác dụng phụ nào, do đó nó an toàn trong thai kỳ.

Các thuốc nhuận tràng làm mềm phân như docusate sodium [Colace] và Dicoto.

Thuốc nhuận tràng kích thích

Loại thuốc này kích thích niêm mạc thành ruột để tăng nhu động ruột. Thời gian tác dụng của thuốc khá nhanh, trong vòng 6–12 giờ. Thuốc không gây rủi ro cho thai nhi vì lượng hấp thu vào máu rất ít. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài có thể gây một số tác dụng phụ như mất cân bằng điện giải ở cho người mẹ.

Một số thuốc nhuận tràng kích thích được xem là an toàn khi dùng lượng nhỏ, như: senna [Senokot] và bisacodyl [Correctol].

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Loại thuốc nhuận tràng này làm mềm phân bằng cách rút dịch từ các mô xung quanh vào đường tiêu hóa. Thuốc thường mất khoảng 30 phút đến 6 giờ mới có hiệu quả. Việc sử dụng thuốc không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào đối với thai nhi. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc lâu dài có thể ảnh hưởng đến mẹ bầu tương tự như thuốc nhuận tràng kích thích.

Một số loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu như natri bisphosphate [OsmoPrep], magiê hydroxit [milk of magnesia], đường, bao gồm polyethylen glycol [Miralax] và lactulose.

Mặc dù các thuốc nhuận tràng rất hiệu quả, nhưng bác sĩ chỉ kê thuốc như là lựa chọn thứ hai vì một số tác dụng phụ của thuốc.

Bạn có thể quan tâm: 6 cách trị táo bón cho bà bầu đơn giản nhưng “siêu” hiệu quả

Các tác dụng phụ của thuốc nhuận tràng cho bà bầu

Giống như các thuốc khác, thuốc nhuận tràng cũng có một số tác dụng phụ, tùy thuộc vào loại thuốc nhuận tràng bạn dùng.

Một số tác dụng phụ phổ biến gồm:

  • Đau thắt bụng
  • Đầy hơi
  • Chướng bụng
  • Mất nước
  • Mê sảng
  • Nước tiểu sậm màu

Uống thuốc nhuận tràng quá nhiều hoặc kéo dài có thể dẫn đến các tác dụng phụ sau đây:

  • Giảm hấp thu dinh dưỡng và các loại thuốc khác vào máu vì thuốc nhuận tràng làm tăng lượng thức ăn qua đường ruột.
  • Nồng độ muối magiê trong máu thấp hơn. Một nghiên cứu đã phát hiện ra những người mẹ dùng natri docusate khi mang thai thì con có nồng độ magiê thấp và bị chứng hốt hoảng tạm thời.

Do đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nhuận tràng khi mang thai.

Các câu hỏi thường gặp

1. Thuốc nhuận tràng có thể gây sẩy thai không?

Không có đủ nghiên cứu để chỉ ra rằng thuốc nhuận tràng gây sảy thai.

2. Việc sử dụng thuốc nhuận tràng khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh không?

Vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh thuốc nhuận tràng có làm tăng khả năng dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề thai kỳ khác.

Khi bị táo bón khi mang thai, việc đầu tiên là bạn hãy thay đổi chế độ ăn và lối sống lành mạnh. Nếu không hiệu quả, hãy dùng đến thuốc. Tuy nhiên, bạn đừng cố gắng tự điều trị; thay vào đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc trị táo bón hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác trong thai kỳ.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề