Thuốc viêm phế quản cho người lớn

Chi tiết

Được đăng: 26 Tháng 5 2020

 Từ thanh quản trở xuống là khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phế nang. Viêm phế quản phát triển khi có sưng và kích thích phế quản.

Hầu hết nguyên nhân gây viêm phế quản cấp là do virus, một số do vi khuẩn.

Viêm phế quản cấp là bệnh lý thường gặp nhất trong các nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Bệnh thường diễn tiến lành tính, không để lại di chứng.

Biểu hiện của bệnh viêm phế quản cấp:

Biểu hiện của viêm phế quản cấp thường dễ nhận biết, bệnh thường xuất hiện sau một đợt cúm [người bệnh có sốt, đau đầu, đau nhức mỏi người, đau rát họng, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi]. Sau đó bệnh nhân xuất hiện ho tăng dần, có thể ho đơn thuần không kèm khạc đàm, nhưng nhiều trường hợp có ho khạc đàm.

Một số rất ít trường hợp viêm phế quản cấp có khó thở, hoặc có sốt, thậm chí có đau ngực.

Hầu hết những người bị ho dai dẳng sau khi bị cảm lạnh không cần phải gặp bác sĩ. Bạn nên gặp bác sĩ nếu có bất kỳ điều gì sau đây:

● Ho không cải thiện sau 7 ngày hoặc kéo dài hơn 20 ngày

● Ho nặng hơn, kèm theo sốt mới, đàm đổi màu mới [có thể là dấu hiệu của viêm phổi đang phát triển]

● Đau ngực khi ho, khó thở hoặc ho ra máu.

● Ho kèm theo giảm cân không giải thích được

● Ho trên bệnh nền tim, phổi mạn tính.

● Ho dai dẳng ở người trên 75 tuổi.

● Sốt dai dẳng hoặc sốt mới.

Cần làm thêm các xét nghiệm nào để chẩn đoán bệnh viêm phế quản cấp

Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp đều được chẩn đoán xác định nhờ việc thăm khám lâm sàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần để phân biệt với một số bệnh khác như viêm phổi.. người bệnh cần được làm thêm một số xét nghiệm như 

Chụp X quang phổi

Một số bệnh nhân được yêu cầu chụp X quang phổi khi có biểu hiện ho, khạc đà

m và kèm thêm một trong các dấu hiệu sau: + Người bệnh có tuổi > 75. + Mạch > 100 lần/phút. + Thở > 24 lần/phút.

+ Nhiệt độ  > 38

0C.
+
ran ẩm, nổ, hội chứng đông đặc khi thăm khám phổi.

Xét nghiệm tìm căn nguyên gây bệnh

Có rất ít bệnh nhân cần được làm xét nghiệm tìm căn nguyên gây viêm phế quản cấp, xét nghiệm tìm căn nguyên được chỉ định trong một số tình huống đặc biệt như:

- Thầy thuốc muốn xác định đặc điểm vi sinh gây bệnh viêm phế quản cấp ở địa phương đó, từ đó làm căn cứ để kê thuốc điều trị cho những trường hợp tiếp theo

- Những trường hợp chẩn đoán viêm phế quản cấp, được chỉ định điều trị kháng sinh, nhưng không thấy có hiệu quả. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được soi cấy đàm, để tìm vi khuẩn gây bệnh, từ đó xác định khả năng kháng thuốc, nhạy cảm thuốc kháng sinh của vi khuẩn , làm cơ sở kê đơn kháng sinh hợp lý.

PGS TS BS LÊ TIẾN DŨNG

Khoa Hô hấp- BV Đại học Y Dược TPHCM

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Albert, RH [1 December 2010]. "Diagnosis and treatment of acute bronchitis". American Family Physician. 82 [11]: 1345–50

2.    Alberta Clinical Guidelines Program. Towards Optimal Practice: guidelines for the management and treatment of acute bronchitis. Edmonton, AB: Alberta Clinical Guidelines Program; 2005.

3.    Fahey T, Stocks N, Thomas R. Quantitative systematic review of randomised controlled trials comparing antibiotic with placebo for acute cough in adults. BMJ. 1998;316[7135]:906–10. 

4.    Fleming, DM; Elliot, AJ [March 2007]. "The management of acute bronchitis in children". Expert Opinion on Pharmacotherapy. 8 [4]: 415–26. 

5.    Hueston WJ, Mainous AG, Dacus EN, Hopper JE. Does acute bronchitis really exist? J Fam Practice. 2000;47:401–7. 

6.    Irwin RS, Baumann MH, Bosler DC, Boulet LP, Braman SS, Brightling CE, et al. Diagnosis and management of cough: executive summary: ACCP evidence-based clinical practice guidelines. Chest. 2006;129[1 Suppl]:1S–23S

7.    Singh, Anumeha; Zahn, Elise [2018]"What Causes Bronchitis?". August 4, 2011. StatPearls Publishing.

8.    Smucny J, Becker L, Glazier R. Beta2-agonists for acute bronchitis. Cochrane Database Syst Rev. 2006;[4]:CD001726

9.    Smucny J, Fahey T, Becker L, Glazier R. Antibiotics for acute bronchitis. Cochrane Database Syst Rev. 2004;[4]:CD000245

10. Tackett, KL; Atkins, A [December 2012]. "Evidence-based acute bronchitis therapy". Journal of Pharmacy Practice. 25 [6]: 586–90.

11. Wenzel, RP; Fowler AA, 3rd [16 November 2006]. "Clinical practice. Acute bronchitis". The New England Journal of Medicine. 355 [20]: 2125–30 

12. Worrall G. Acute bronchitis. In: Worrall G, editor. There’s a lot of it about: acute respiratory infection in primary care. Abingdon, Engl: Radcliffe Publishing Ltd; 2006. pp. 58–66

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN CẤP

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN CẤP

1. Đại cương:

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở người trước đó không có tổn thương. Bệnh khỏi hoàn toàn không để lại di chứng. Nguyên nhân thường do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc cả hai loại.

2. Chẩn đoán:

2.1. Chẩn đoán xác định:

* Lâm sàng:

- Khởi phát bằng viêm long đường hô hấp trên với sốt nhẹ, viêm mũi họng [hắt hơi, sổ mũi, đau rát họng], có thể viêm mũi mủ, viêm xoang, viêm amiđan, viêm tai giữa; sau lan xuống khí - phế quản.

- Người bệnh thường không sốt, một số trường hợp có sốt nhẹ, hoặc sốt cao.

- Ho: Những ngày đầu thường có ho khan, có khi ho ông ổng, ho từng cơn, dai dẳng, cảm giác rát bỏng sauxương ức, khàn tiếng.

- Khạc đờm: Đờm có thể màu trắng trong, hoăc đờm có màu vàng, xanh, hoặc đục như mủ.

- Khám phổi: Thường bình thường, một số trường hợp thấy có ran ngáy, hoặc có thể cả ran rít.

* Cận lâm sàng:

-      X-quang phổi bình thường hoặc có thể thấy thành phế quản dày.

- Xét nghiệm: Có thể có số lượng bạch cầu và tốc độ máu lắng tăng trong trường hợp nhiễm vi khuẩn.

2.2. Chẩn đoán phân biệt:

-      Viêm phổi: Khám phổi thấy ran ẩm, nổ khu trú;chụp X-quang phổi thấy hình đám mờ, trường hợp điển hình thấy đám mờ hình tam giác với đáy quay ra ngoài, đỉnh quay về phía rốn phổi.

-      Hen  phế  quản:  Có  thể  có  cơ  địa  dị  ứng.  Ho,khó thở thành cơn, thường về đêm và khi thay đổi thời tiết, khó thở ra, có tiếng cò cứ, sau cơn hen thì hết cáctriệu chứng. Đáp ứng tốt với liệu pháp corticoid và thuốc giãn phế quản.

-      Giãn phế quản bội nhiễm: tiền sử ho khạc đờm kéo dài, có các đợt nhiễm khuẫn tái diễn, nghe phổi:Ran nổ, ran ẩm 2 bên. Chụp cắt lớp vi tính ngực lớp mỏng 1 mm độ phân giải cao giúp chẩn đoán xác định bệnh.

- Dị vật đường thở: Tiền sử có hội chứng xâm nhập, người bệnh có ho khạc đờm hoặc ho máu, viêm phổi tái diễn nhiều đợt sau chỗ tắc do dị vật. Chụp cắt lớp vi tính ngực, soi phế quản có thể phát hiện dị vật.

- Lao phổi: Ho khạc đờm kéo dài, có thể ho máu, sốt nhẹ về chiều. X-quang phổi thấy tổn thương nghi lao [thâm nhiễm, nốt, hang, xơ]. Soi, cấy đờm có vi khuẩn lao.

- Ung thư phổi, phế quản: Tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm. Lâm sàng có thể ho máu, đau ngực, gầy sút cân. X-quang và/hoặc cắt lớp vi tính ngực có tổn thương dạng đám mờ hoặc xẹp phổi. Nội soi phế quản và sinh thiết cho chẩn đoán xác định.

- Đợt cấp suy tim sung huyết: Tiền sử có bệnh tim mạch [cao huyết áp, bệnh van tim, bệnh mạch vành, bệnh cơ tim], nghe phổi có ran ẩm, ran rít, ran ngáy. X-quang phổi bóng tim to, phổi ứ huyết. Điện tim có các dấu hiệu chỉ điểm. Siêu âm tim cho chẩn đoán xác định.

2.3.  Chẩn đoán nguyên nhân:

-      Virus:

+    Viêm phế quản cấp do virus chiếm 50 tới 90% các trường hợp viêm phế quản cấp.

+    Các virus thường gặp nhất là các myxovirus [virus cúm và virus á cúm], các rhinovirus, coronavirus,virus đại thực bào đường hô hấp [respiratory syncytial virus], adenovirus, enterovirus [coxsackie và echovirus] và một số chủng virus herpes [cytomegalovirus, varicellae].

+   Lâm sàng thấy các dấu hiệu nhiễm virus không đặc hiệu.

+   Chẩn đoán xác định căn nguyên virus dựa vào việc

tìm thấy virus ở các bệnh phẩm đường hô hấp qua nuôi cấy tế bào, PCR, miễn dịch huỳnh quang hoặc huyết thanh chẩn đoán nhưng trên thực tế ít làm, trừ trong các vụ dịch lớn.

-      Vi khuẩn:

+   ít gặp hơn các trường hợp viêm phế quản cấp do virus.

+   Thường gặp nhất là nhóm các vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma và Chlamydia, các vi khuẩn gây mủ hiếm gặp hơn.

+Do phế cầu, Hemophillus influenza: ít gặp ở người lớn, hay đi kèm với sốt và các dấu hiệu ngoài đường hô hấp. Xét nghiệm vi khuẩn thường âm tính.

-      Viêm phế quản cấp do hít phải hơi độc:

Khí SO2, Clo, Amoniac, acid, dung môi công nghiệp, hơi độc chiến tranh, khói do cháy nhà cũng gây viêm phế quản cấp.

3.  Điều trị:

Ở người lớn viêm phế quản cấp đơn thuần có thể tự khỏi không cần điều trị.

-     Điều trị triệu chứng:

+    Nghỉ ngơi, bỏ thuốc lá, giữ ấm.

+    Giảm ho, long đờm: ho khan nhiều, gây mất ngủ có thể cho các thuốc giảm ho như:Terpin codein 15- 30 mg/24 giờ hoặc; Dextromethorphan 10-20 mg/24 giờ ở người lớn hoặc

+ Nếu ho có đờm: thuốc long đờm có acetylcystein 200 mg x 3 gói/24 giờ.

+ Nếu có co thắt phế quản: thuốc giãn phế quản cường õ2 đường phun hít [salbutamol, terbutanyl] hoặc khí dung salbutamol 5 mg x 2- 4 nang/24 giờ hoặc uống salbutamol 4 mg x 2-4 viên/24 giờ.

+    Bảo đảm đủ nước uống, dinh dưỡng.

-      Không cần dùng kháng sinh cho viêm phế quản cấp đơn thuần ở người bình thường.

-      Chỉ định dùng kháng sinh khi:

+    Ho kéo dài trên 7 ngày.

+    Ho, khạc đờm mủ rõ.

+    Viêm phế quản cấp ở người có bệnh mạn tính nặngnhư suy tim, ung thư.

-       Chọn kháng sinh tùy thuộc mô hình vi khuẩn và tình hình kháng thuốc tại địa phương. Có thể dùng kháng sinh như sau:

+    Ampicillin, amoxicilin liều 3 g/24 giờ, hoặc

+    Amoxicillin - acid clavulanic; Ampicillin - sulbactam: liều 3 g/24 giờ, hoặc.

+    Cephalosporin thế hệ 1: Cephalexin 2-3 g/24 giờ, hoặc

+    Cefuroxim 1,5 g/24 giờ, hoặc

+    Macrolid:  Erythromycin  1,5g  ngày  x  7  ngày, Azithromycin 500 mg x 1 lần/ngày x 3 ngày [tránh dùng thuốc nhóm này cùng với thuốc giãn phế quản nhóm xanthin, thuốc nhóm IMAO].

-      Điều trị bệnh lý ổ nhiễm trùng khác.

4.Phòng bệnh:

-      Loại bỏ yếu tố kích thích: không hút thuốc, tránh khói bụi trong, ngoài nhà, môi trường ô nhiễm, giữ ấm vào mùa lạnh.

-      Tiêm vaccin phòng cúm, phế cầu, đặc biệt khuyến cáo mạnh cho những bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính, suy tim, cắt lách, tuổi trên 65.

-      Điều trị các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt, tình trạng suy giảm miễn dịch.

Vệ sinh răng miệng.

Video liên quan

Chủ Đề