Tiềm lực kinh tế quân sự là gì

Trắc nghiệm: Tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng, an ninh là gì?

A. Là khả năng về kinh tế của đất nước có thể khai thác, huy động nhằm phục vụ cho quốc phòng, an ninh

B. Là sức mạnh kinh tế có thể phục vụ khẩn cấp cho quốc phòng, an ninh

C. Là khả năng quản lý, điều hành của nền kinh tế khi đất nước có chiến tranh

D. Là khả năng tổ chức của nền kinh tế với quốc phòng, an ninh trong thời bình

Đáp án đúng: A. Là khả năng về kinh tế của đất nước có thể khai thác, huy động nhằm phục vụ cho quốc phòng, an ninh

Tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng, an ninh là khả năng về kinh tế của đất nước có thể khai thác, huy động nhằm phục vụ cho quốc phòng, an ninh

Cùng Top tài liệu tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Xây dựng các tiềm lực quốc phòng

Tiềm lực quốc phòng bao gồm: tiềm lực chính trị – tinh thần, tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học và công nghệ và tiềm lực quân sự.

Tiềm lực khoa học và công nghệ là khả năng tiềm tàng về khoa học và công nghệ [cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, khoa học kỹ thuật và công nghệ…] có thể huy động nhằm giải quyết những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của xã hội và xử lý các tình huống quốc phòng bảo vệ Tổ quốc. Tiềm lực khoa học và công nghệ là thành tố có vai trò ngày càng quan trọng trong tiềm lực quốc phòng. Tiềm lực đó được biểu hiện ở trình độ và khả năng phát triển khoa học; số lượng và chất lượng các nhà khoa học; cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học và công nghệ vào lĩnh vực quốc phòng. Tiềm lực khoa học và công nghệ tác động trực tiếp đến sự phát triển của khoa học và công nghệ trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, cơ cấu tổ chức lực lượng vũ trang, công tác chỉ huy và quản lý bộ đội…

Xác định KH&CN có vai trò quyết định đến sự phát triển KT – XH, thời gian tới, tỉnh tiếp tục xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN, xây dựng chính sách khuyến khích hình thành hệ thống các tổ chức KH&CN; tạo môi trường thu hút nguồn nhân lực ngoài địa phương; tỉnh cũng sẽ tiếp tục tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có và tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phục vụ hoạt động KH&CN. Ngành KH&CN tiếp tục tham mưu cho tỉnh xây dựng các chính sách ưu đãi để thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, đào tạo, giáo dục; tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh…

Tiềm lực chính trị – tinh thầnlà thành tố cơ bản của tiềm lực quốc phòng, chứa đựng trong tố chất con người, trong truyền thống lịch sử – văn hoá dân tộc và trong hệ thống chính trị. Đây là khả năng tiềm tàng về chính trị tinh thần có thể huy động nhằm tạo ra sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Tiềm lực này biểu hiện ở nhận thức, ý chí, niềm tin, tâm lý, tình cảm của nhân dân và lực lượng vũ trang trước nhiệm vụ quốc phòng của đất nước.

Yếu tố chính trị – tinh thần không phải tự nhiên mà có, mà đó là sản phẩm của truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, của tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, hình thành từ nhận thức sâu sắc về tính chính nghĩa của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Yếu tố đó không trừu tượng mà được thể hiện cụ thể ở sự giác ngộ sâu sắc mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân, khát vọng mong muốn sống trong hòa bình, độc lập, tự do, kiên quyết đấu tranh để giải phóng dân tộc, thể hiện rõ chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”; tinh thần quyết chiến, quyết thắng.v.v. Đó là nội dung cốt lõi trong sức mạnh chính trị – tinh thần của quân và dân ta, là chất keo dính kết mọi lực lượng, hội tụ mọi nguồn lực, tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc chiến thắng mọi kẻ thù.

Yếu tố chính trị – tinh thần của nền quốc phòng toàn dân  bảo vệ Tổ quốc luôn là yếu tố giữ vai trò đặc biệt quan trọng, tạo cơ sở, nền tảng để nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh của đất nước trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Quá trình xây dựng yếu tố chính trị – tinh thần ở nước ta trong tình hình mới chịu tác động của yếu tố thời đại sâu sắc. Trên thế giới, hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo. Ở trong nước, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, xây dựng yếu tố chính trị – tinh thần của nền quốc phòng toàn dân nói riêng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, vẫn còn không ít khó khăn, thách thức không thể xem nhẹ. Trên thế giới và khu vực, tình hình chính trị – an ninh tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh cục bộ, chiến tranh mạng,… tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều nơi. Tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, chứa đựng những yếu tố dễ gây mất ổn định.

Tiềm lực quân sự là khả năng về vật chất và tinh thần có thể huy động để tạo thành sức mạnh phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong cả thời bình và thời chiến. Tiềm lực quân sự là nòng cốt của tiềm lực quốc phòng, được xây dựng trên nền tảng của tiềm lực chính trị – tinh thần, tiềm lực kinh tế và tiềm lực khoa học và công nghệ. Tiềm lực quân sự không chỉ thể hiện ở khả năng duy trì, hoàn thiện và không ngừng phát triển sức mạnh chiến đấu, trình độ sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang mà còn biểu hiện ở nguồn dự trữ về sức người, sức của phục vụ cho nhiệm vụ quân sự.

Thành tựu lớn nhất về lĩnh vực QS, QP trong 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới là toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia-dân tộc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước. Để có được kết quả này, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng [BQP] luôn chủ động phối hợp với các cơ quan tham mưu chiến lược làm tốt công tác nghiên cứu, tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành, triển khai có hiệu quả nhiều chiến lược, nghị quyết, kết luận, đề án quan trọng về QS, QP, an ninh [AN], góp phần hoàn thiện, phát triển tư duy lý luận, đường lối, nghệ thuật quân sự, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, BVTQ cả trước mắt và lâu dài; triển khai thực hiện chặt chẽ các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về QS, QP gắn với phát triển kinh tế-xã hội [KT-XH]. Quân đội luôn nắm chắc tình hình trong nước và quốc tế liên quan đến nhiệm vụ QS, QP; chủ động xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó hiệu quả với các tình huống. Ghi nhận thành tích đó, tại Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá: “Quân ủy Trung ương, BQP đã thực hiện tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về QS, QP; thường xuyên nắm chắc tình hình, nhạy bén trong công tác nghiên cứu, dự báo, kịp thời đề xuất các chủ trương, đối sách đúng đắn, xử lý hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ…”

Tiềm lực kinh tế là khả năng tiềm tàng về kinh tế [bao gồm cả kinh tế quân sự] có thể huy động để phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng hoặc tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở vật chất của các tiềm lực khác, thể hiện ở khối lượng, năng xuất, chất lượng, hiệu quả của nền sản xuất xã hội, ở nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế, nguồn dự trữ tài nguyên, chất lượng, trình độ lực lượng lao động… Trong lĩnh vực quốc phòng, tiềm lực kinh tế được biểu hiện ở các mặt chủ yếu như khối lượng nhân lực, vật lực, tài lực của nền kinh tế có thể động viên cho việc xử lý các tình huống trong cả thời bình và thời chiến. Tiềm lực kinh tế còn thể hiện ở tính cơ động và sức sống của nền kinh tế, khả năng bảo đảm an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thử thách ác liệt của chiến tranh.

Tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân [tiềm lực kinh tế quốc phòng] là khả năng tiềm tàng về kinh tế của một quốc gia có thể huy động để đáp ứng các nhu cầu của công cuộc giữ nước, gắn chặt với sức mạnh tổng hợp của chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, khoa học công nghệ, hoạt động đối nội, đối ngoại của Nhà nước và nhân dân để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để có tiềm lực kinh tế quốc phòng vững mạnh phải dựa vào sự phát triển kinh tế, xã hội, cùng với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh. Trong các yếu tố hợp thành tiềm lực kinh tế quốc phòng thì “tiềm lực kinh tế quân sự” được xem là đặc trưng. Bởi vì, ngành công nghiệp quốc phòng, có nhiệm vụ trực tiếp hoặc gián tiếp bảo đảm cho các nhu cầu hoạt động lực lượng vũ trang và bảo đảm tư liệu sản xuất cho công nghiệp quốc phòng. Để tăng cường tiềm lực kinh tế quốc phòng, cần tập trung vào 2 vấn đề chủ yếu sau:

– Kết hợp phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các khu kinh tế quốc phòng

– Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, sử dụng hiệu quả tiềm lực kinh tế quốc phòng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Video liên quan

Chủ Đề