Tiền xu 200 đồng Việt Nam giá bảo nhiều

200 đồng [tiền Việt Nam] là đồng tiền của Việt Nam. Đồng tiền này được phát hành sớm nhất. Do mệnh giá đồng tiền quá thấp, nên đồng tiền này không còn được lưu hành. Thậm chí, đồng tiền này còn được bán trên các trang mạng xã hội với giá tiền gấp nhiều lần mệnh giá gốc[1].

200 đồngđồng Việt NamNgân hàng trung ươngNgân hàng Nhà nước Việt Nam Website//www.sbv.gov.vn

Hai mặt đồng tiền 200 đồng

Mệnh giá Kích thước Màu chủ đạo Miêu tả Phát hành Mặt trước Mặt sau Loại giấy
200 ₫ 130 x 65 mm Đỏ nâu Hồ Chí Minh Sản xuất nông nghiệp Cotton 1987
  • 100.000 đồng [tiền Việt Nam]
  • Đồng [đơn vị tiền tệ]

  1. ^ Tiền giấy 200 đồng được rao bán gấp 250 lần mệnh giá - Zing.vn”. Zing. 3 tháng 4 năm 2014. Truy cập 7 tháng 7 năm 2018.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=200_đồng_[tiền_Việt]&oldid=67881003”

Đồng xu 200 đồng là đồng xu mang mệnh giá nhỏ nhất trong loạt tiền xu phát hành từ năm 2003 đến năm 2006 tại Việt Nam.[1] Đồng tiền xu này vẫn được liệt kê là tiền đang lưu hành tại Việt Nam, theo trang tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.[2]

Đồng xu 200 đồng Việt NamViệt NamGiá trị200 Việt Nam đồngĐường kính20,0 mmChiều dày1,45 mmCạnhNhẵnNăm đúc2003Mặt chínhMặt sau

Đồng xu có đường kính 20 mm, trọng lượng 3,2 gram, độ dày 1,45 mm. Đồng xu được đúc bằng thép mạ niken, do đó có màu trắng bạc. Cạnh đồng xu trơn [nhẵn], có thiết kế mặt trước khắc hình Quốc huy Việt Nam, mặt sau khắc dòng chữ ngân hàng Nhà nước Việt Nam và mệnh giá cùng một hoa văn.[1]

Tiền xu 200 đồng chính thức phát hành vào ngày 17 tháng 12 năm 2003. Cùng phát hành trong ngày này, có các đồng xu 1.000 đồng và 5.000 đồng.[1] Lý do chung cho việc phát hành tiền xu là hoàn thiện hệ thống tiền xu và hướng đến mục tiêu [sử dụng chúng] trong các hệ thống máy bán hàng tự động.[3] Tính đến tháng 5 năm 2005, tổng lượng tiền xu đưa vào lưu thông chiếm một phần bốn tổng lượng tiền lẻ lưu hành vào thời điểm này tại Việt Nam.[4] Chỉ sau hơn một năm phát hành tiền xu, cho đến tháng 9 năm 2005 đã có ghi nhận về tình trạng có xu hướng tẩy chay dùng tiền xu.[5][6]

Theo bài báo của báo Thanh Niên vào tháng 3 năm 2009, tiền xu và cả tiền giấy mang mệnh giá 200 đồng Việt Nam đều rất khó lưu thông tại Việt Nam, do các tiểu thương tại các chợ từ chối chấp nhận thanh toán bằng loại tiền này. Tiền mang mệnh giá này vẫn có thể được sử dụng tại các siêu thị và các ngân hàng.[7] Tiền xu tại Việt Nam nói chung dần vắng bóng trong lưu thông do tâm lý không ưa chuộng của một bộ phận dân Việt Nam và yếu tố mất giá của đồng tiền khiến một số mệnh giá không được sử dụng thường xuyên. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dừng chính thức phát hành đồng xu kể từ tháng 4 năm 2011.[1] Theo khảo sát của phóng viên báo Người lao động, đến tháng 12 năm 2013, tiền xu hai mệnh giá 200 và 500 đồng hầu như không còn được tìm thấy trong giao dịch. Tuy vậy, một số chuỗi siêu thị lớn tại Việt Nam vào thời điểm này vẫn chấp nhận giao dịch bằng tiền xu và tiền giấy có mệnh giá 200 đồng. Lý do về sự thiếu vắng của tiền xu được cho là sự thu hồi và lưu trữ tiền xu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.[8] Một số tiệm thu đổi tiền xu bằng đường chuyển phát nhanh và cửa hàng gửi lại tiền vào tài khoản chỉ định mức giá quy đổi tiền xu thành tiền giấy của hai đồng xu 200 và 500 đồng ở mức 50% giá trị của chúng, vào năm 2014.[9]

Giữa tháng 5 năm 2019, Cục Phát hành kho quỹ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa đấu giá hơn 601 tấn phế liệu tiền xu.[3] Tuy vậy, kể đến tháng 1 năm 2021, trong danh mục tiền còn giá trị lưu hành, tiền xu thuộc bộ tiền xu năm 2003 vẫn có giá trị lưu hành.[10]

Tháng 1 năm 2021, việc đổi tiền xu là không thể tại các ngân hàng cũng như các địa điểm đổi tiền, theo kiểm chứng của một phóng viên báo Gia đình và Xã hội. Trên một số trang web mua bán tiền xu, đồng xu 200 đồng được định giá mức 12.000 đồng.[10]

  1. ^ a b c d Lan Hương [14 tháng 5 năm 2019]. “Sau 8 năm phát hành, tiền xu "vắng bóng" trên thị trường”. Báo Lao Động. Truy cập Ngày 28 tháng 7 năm 2022.
  2. ^ “TIỀN ĐANG LƯU HÀNH”. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Truy cập Ngày 28 tháng 7 năm 2022.
  3. ^ a b Lan Hương [14 tháng 5 năm 2019]. “Hơn 601 tấn phế liệu tiền kim loại sau tiêu hủy được NHNN đấu giá”. Báo Lao Động. Truy cập Ngày 28 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ “Tiền xu bỏ thì thương, vương thì tội”. Công an Nghệ An. 22 tháng 1 năm 2015. Bản gốc lưu trữ Ngày 28 tháng 7 năm 2022. Truy cập Ngày 28 tháng 7 năm 2022.
  5. ^ “Tại sao tiền xu bị ruồng bỏ?”. Báo Dân Trí. 17 tháng 9 năm 2005. Truy cập Ngày 28 tháng 7 năm 2022.
  6. ^ Tô Nam [26 tháng 9 năm 2005]. “Tiền xu mà biết... nói năng!”. Báo Tiền Phong. Truy cập Ngày 28 tháng 7 năm 2022.
  7. ^ Phan Hậu - Hoàng Ly [16 tháng 3 năm 2008]. “Khó tiêu tiền mệnh giá 200 đồng”. Báo Tiền phong. Truy cập Ngày 28 tháng 7 năm 2022.
  8. ^ Nhóm phóng viên Kinh Tế [25 tháng 12 năm 2013]. “Tiền xu bị chê”. Báo Người lao động. Truy cập Ngày 28 tháng 7 năm 2022.
  9. ^ T.A [16 tháng 12 năm 2014]. “Đổi tiền xu ra tiền giấy: 1 triệu được 500.000 đồng”. Zing News. Truy cập Ngày 28 tháng 7 năm 2022.
  10. ^ a b Bảo Loan - Huy Hoàng [26 tháng 1 năm 2021]. “Đi tìm tiền xu Việt và nghịch lí đội giá đến hàng chục lần”. Chuyên trang Gia đình thuộc báo Sức khỏe và Đời sống. Truy cập Ngày 28 tháng 7 năm 2022.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=200_đồng_[tiền_xu_Việt_Nam]&oldid=68928185”

Dù bị siết, dịch vụ đổi tiền lẻ vẫn “rộn ràng”

VIDEO: Đi tìm tiền xu Việt và nghịch lí đội giá đến hàng chục lần

Trong vai người đi đổi tiền xu, PV Báo Gia đình và Xã hội đã đến hàng loạt ngân hàng và địa điểm đổi tiền tại Hà Nội. Tuy nhiên, tất cả đều không thực hiện dịch vụ. 

Nhiều chủ cửa hàng tại con phố Hà Trung [Hoàn Kiếm, Hà Nội] chuyên trao đổi, kinh doanh dịch vụ đổi tiền cho biết, đã đến hàng chục năm nay chưa từng thực hiện đổi tiền xu.

Tuy nhiên, khi gõ cụm từ "Mua tiền xu Việt Nam" lên thanh tìm kiếm của Google, chỉ chưa đến 1 giây, kết quả đã cho ra hàng chục trang mua bán, trao đổi tiền xu công khai. Điều nghịch lí là với các loại tiền xu có giá trị thực càng thấp lại được rao bán với giá càng cao.

Theo đó, bộ xu Việt Nam 2003 được rao bán thành bộ, bán lẻ và cọc tiền.

Tiền xu mệnh giá 200 đồng được rao bán với giá 12.000 đồng [gấp 60 lần so với mệnh giá - PV].

Cụ thể, để có thể sở hữu một đồng xu mệnh giá 200 đồng người mua sẽ phải bỏ ra 12.000 đồng, gấp 60 lần giá trị thực. Để có một đồng xu 5.000 đồng người mua sẽ phải trả 30.000 đồng, gấp 6 lần giá trị thực.

Với hình thức mua theo bộ [1 đồng xu 200 đồng, 1 đồng xu 500 đồng, 1 đồng xu 2.000 đồng, 1 đồng xu 5.000 đồng], tổng giá trị 7.700 đồng, người mua sẽ phải bỏ ra 60.000 đồng, gấp đến gần 10 lần giá trị thực.

Với hình thức mua theo cọc tiền với giá trị thực 200.000 đồng/cọc người mua sẽ phải trả mức phí từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

Shop Vua Tiền tệ tại ngõ 203 /37 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng rao công khai giá đổi 1 cọc tiền xu là 80.000 đồng.

Nhiều trang thương mại điện tử công khai bán tiền xu như  Shopee, Lazada, Tiki,… với giá trị gấp đến hàng trăm lần. Cụ thể, trên sàn thương mại điện tử Shopee, một đồng tiền xu giá 200 đồng được bán đến 200.000 đồng, gấp 1.000 lần giá trị thực.

Tại cổng thông tin chính thức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tại mục B, danh mục tiền đang lưu hành, các loại tiền xu 2003 vẫn được niêm yết sử dụng.

Để có thể có được tiền xu, nhiều người dân đã phải chấp nhận mua lại với mức giá gấp đến hàng chục lần.

Để có được một đồng tiền xu cũ có mệnh giá 5.000 đồng, PV phải bỏ ra tối thiếu 20.000 đồng để mua.

Cụ thể, lưu hành hợp lệ với các loại đồng tiền kim loại giá trị 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng và 5.000 đồng.

Đây không phải là lần đầu tiên câu chuyện liên quan đến sự lưu hành của tiền xu được đưa ra tranh cãi. Bởi từ tháng 4/2020, tiền xu đã được dừng phát hành. Tiền xu tuy được lưu hành nhưng lại không mang giá trị thực là nỗi băn khoăn lớn của nhiều người dân.

Trao đổi với PV, Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng Luật Chánh pháp [Đoàn LS TP Hà Nội] cho biết, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi đổi tiền chẵn lấy tiền lẻ để ăn chênh lệch, hành vi này ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ, thói quen tiêu dùng và có thể dẫn đến lạm phát nếu như không có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước trong việc in ấn, sử dụng tiền lẻ.

Ngày 21/12/2020, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 44/CT-TTg trong đó yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kịp thời xử lý các hoạt động mua, bán ngoại tệ và dịch vụ đổi tiền lẻ mệnh giá nhỏ không đúng quy định pháp luật.

Bởi vậy bất cứ tổ chức, cá nhân nào thực hiện dịch vụ đổi tiền lẻ không đúng quy định pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP.

Theo đó, tại điểm a, Khoản 5, Điều 30 của Nghị định trên, quy định như sau: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật.

Theo luật sư Cường, đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân [Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 88].

Bảo Loan - Huy Hoàng

Cận Tết: Dịch vụ đổi tiền lẻ tái xuất, náo động trên chợ mạng

Video liên quan

Chủ Đề