Tìm hiểu xu hướng công nghệ hiện nay

Năm 2021 đầy biến động đã đi qua, mặc dù phải chịu sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid 19 nhưng không vì thế mà các ứng dụng khoa học công nghệ lại trì trệ, thay vào đó là những sự bùng nổ rõ nét. Hãy cùng với Bizfly Cloud tổng kết lại những xu hướng công nghệ nổi bật nhất trong năm 2021 qua bài viết dưới đây.

Điện toán đám mây và điện toán biên

Là xu hướng công nghệ đầu tiên không thể bỏ qua khi nhắc đến trong năm 2021, điện toán đám mây phát triển mạnh đột biến trên tất cả các xu hướng công nghệ. Dưới sự tác động của dịch bệnh và chủ trương giãn cách xã hội khiến cho việc học tập, làm việc tại nhà được đẩy lên cao. Từ nhu cầu đó, nền tảng điện toán đám mây [cloud computing] tăng mạnh.

Khi đại dịch diễn ra và việc chúng ta không thể ra ngoài kết nối trực tiếp với nhau càng chứng minh rằng công nghệ đám mây đóng vai trò quan trọng đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên kéo theo sự tăng trưởng vượt bậc đó cũng sẽ là những bất cập, hạn chế. Khối lượng dữ liệu lưu trữ, xử lý điện toán đám mây khi tăng lên quá nhanh chóng sẽ khiến việc truyền tải bị chậm trễ.

Lúc này điện toán biên xuất hiện như một chiếc phao cứu để giải quyết vấn đề truyền tải. Với điện toán biên, những dữ liệu sẽ được gửi trực tiếp đến các trung tâm để xử lý, vậy nên dữ liệu sẽ được xử lý với tốc độ nhanh hơn. Từ đó, người dùng sẽ có những trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng dịch vụ.

Như vậy có thể thấy rằng trong năm 2021 vừa qua, điện toán đám mây và điện toán biên chính là xu hướng công nghệ không thể thiếu.

Internet vạn vật [Internet of Things - IoT]

Internet vạn vật [IoT] là mạng kết nối các đồ vật và thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm, cho phép các đồ vật và thiết bị thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau. IoT lan toả lợi ích của mạng internet tới mọi đồ vật được kết nối mà không chỉ dừng lại ở 1 chiếc máy tính đơn thuần.

Khi một đồ vật được kết nối với internet nghĩa là nó đã trở nên thông minh hơn. Lúc này đồ vật sẽ có khả năng gửi hoặc nhận thông tin. Đồng thời chúng cũng sẽ có khả năng hoạt động dựa trên các thông tin được nhận.

Những thiết bị IoT có thể là các đồ vật được gắn thêm những cảm biến để thu thập dữ liệu. Ví dụ như máy tính, bộ điều khiển tiếp nhận dữ liệu và ra lệnh cho các thiết bị khác. Hoặc cũng có thể là những đồ vật được tích hợp sẵn cả hai tính năng.

Một trong những ví dụ cụ thể nhất về IoT chính là hộp đựng thuốc thông minh, đồng hồ thông minh Apple Watch, nhà thông minh, thành phố thông minh,... những ứng dụng này sẽ giúp cho cuộc sống của con người ngày càng trở nên tiện lợi và hiện đại hơn.

Theo số liệu thống kê cho thấy vào năm 2020 đã có khoảng 30,73 tỷ thiết bị IoT được sản xuất. Dự đoán vào năm 2025 con số này sẽ tăng lên đến 75,44 tỷ.

Trí tuệ nhân tạo AI

Có thể nói rằng sau 2 năm sống chung với đại dịch thì hành vi của con người đã thay đổi rất nhiều, đặc biệt phải kể đến đó chính là xu hướng mua sắm online. Và có một điều chắc chắn rằng xu hướng này sẽ ngày càng phát triển mạnh hơn trong những năm tiếp theo.

Việc thay đổi hành vi mua sắm của con người khiến cho ngày càng nhiều người lựa chọn công việc làm việc từ xa thay vì phải đến văn phòng như trước đây. Chúng ta cũng dễ dàng kết nối với nhau hơn thông qua các ứng dụng mạng xã hội. Vậy nên những ứng dụng AI sẽ là xu hướng công nghệ cực kỳ hữu ích và phù hợp với những ai thích trí tuệ nhân tạo.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI có thể đưa ra những phân tích về một số lượng lớn dữ liệu để đưa ra thông tin dự đoán về hành vi con người; nhận dạng khuôn mặt; xe ô tô tự lái điều khiển bằng giọng nói, phát hiện vật cản;...

Với xu thế phát triển công nghệ và ứng dụng trong đời sống xã hội ngày càng thay đổi không ngừng thì trí tuệ nhân tạo AI sẽ là điểm đến nhiều hơn nữa của các nhà khoa học trong tương lai.

Thực tế ảo và Metaverse

Tuy không thể nói rằng đại dịch làm ảnh hưởng đến việc nhiều người chuyển sang lựa chọn các thiết bị tai nghe VR để trải nghiệm trò chơi điện tử, nhưng cũng có thể nói rằng Covid 19 chính là một trong những lý do khiến cho chúng ta ở nhà nhiều hơn thay vì ra ngoài vui chơi. Do vậy nhu cầu về việc trải nghiệm các trò chơi điện tử một cách sống động như thực tế cũng là một cách khiến việc ở nhà không bị nhàm chán.

Ngoài việc sử dụng VR để chơi game, nhiều người cũng sử dụng thiết bị này để khám phá những điểm du lịch ảo, kết nối với người thân một cách chân thực hơn,...

Ngoài ra, sự thay đổi tên của ông lớn Facebook thành Meta cũng góp phần không nhỏ vào việc hiện thực hoá hệ thống thế giới ảo Metaverse.

Lời kết

Vậy là chúng ta đã cùng điểm qua những xu hướng công nghệ đáng chú ý nhất trong năm 2021. Trong tương lai, sự hiện diện của công nghệ sẽ ngày càng nhiều hơn nhằm mang đến sự tiện lợi tuyệt đối cho con người. 

Mặc dù sự phát triển của lĩnh vực công nghệ trong năm 2021 là rất lớn nhưng những ảnh hưởng mà Covid 19 vẫn sẽ còn những dư âm. Vậy nên các doanh nghiệp sẽ phải thay đổi nhanh chóng hơn nữa để có thể tồn tại và phát triển bền vững.

Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của Bizfly Cloud để cập nhật những tin tức công nghệ mới nhất nhé!

Với sức ảnh hưởng và lây lan nhanh chóng, dịch bệnh COVID-19 đã làm thay đổi gần rất nhiều điều trong cuộc sống con người, trong đó có cách chúng ta sử dụng công nghệ.

Dưới đây là 5 xu hướng công nghệ hàng đầu đang được chú ý và tập trung phát triển trong năm 2021 vừa qua.

5. Internet vạn vật [IOT]

Internet vạn vật, hay IoT, là một hệ thống các thiết bị, máy móc cơ khí và kỹ thuật số, đồ vật được cung cấp các mã nhận dạng duy nhất [UID] và khả năng truyền dữ liệu qua mạng mà không yêu cầu sự tương tác giữa con người với máy tính.

Ứng dụng của Internet vạn vật. Ảnh chụp màn hình

IoT sẽ cho phép dự đoán và điều trị các vấn đề sức khỏe ở mọi người ngay cả trước khi bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện. Những ứng dụng công nghệ cao như hộp đựng thuốc thông minh, IP cho mọi bộ phận quan trọng của cơ thể bạn, đánh giá thực phẩm có tốt cho sức khỏe hay không, cuộc sống của con người sẽ ngày càng trở nên dễ dàng và tiện lợi. Bên cạnh đó, các phương pháp tiếp cận được cá nhân hóa liên quan đến việc kê đơn thuốc và áp dụng các phương pháp điều trị sẽ xuất hiện và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người rất nhiều.

Vào năm 2019, có khoảng 26 tỉ thiết bị IoT và theo ước tính của trang statin.com, con số tăng lên 30,73 tỉ vào năm 2020 và 75,44 tỉ vào năm 2025. Với giá trị thị trường là khoảng 150 tỉ USD, ước tính mỗi người Mỹ sẽ có trung bình 15 thiết bị IoT vào năm 2030.

4. Mạng 5G

5G được thừa nhận là tương lai của truyền thông và là mũi nhọn của toàn bộ ngành công nghiệp di động. Việc triển khai mạng 5G xuất hiện trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2030, tạo khả năng kết nối không khoảng cách giữa con người và máy móc. Loại kết nối Internet di động này sẽ cung cấp cho chúng ta tốc độ tải xuống và tải lên siêu nhanh [nhanh hơn gấp 5 lần so với khả năng 4G] cũng như kết nối ổn định hơn.
Công nghệ mạng 5G đang nhanh chóng trở nên lớn mạnh. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, công nghệ này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi dù nó có tiềm năng cách mạng hóa cách thức hoạt động của mạng di động. Với sự ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, thị trường 5G có thể trở thành hiện thực sớm hơn dự kiến do số lượng lớn người bị buộc phải cách ly, sự gia tăng làm việc và học tập tại nhà đã gây căng thẳng cho mạng và tạo ra nhu cầu cao hơn về băng thông.

3. Thực tế ảo, thực tế tăng cường và Metaverse

Sự ảnh hưởng của đại dịch đã làm tăng số lượng người sử dụng tai nghe VR để chơi trò chơi điện tử, khám phá các điểm đến du lịch ảo và tham gia giải trí trực tuyến. Với nhiều người sống cách ly ở nhà, công nghệ này được sử dụng để tìm kiếm sự tương tác của con người thông qua các nền tảng mạng xã hội.

Metaverse với sự hỗ trợ của công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường sẽ là một điểm sáng trong thế giới tương lai. Ảnh: AFP

Bên cạnh đó, việc đổi tên của Facebook thành Meta nhằm hiện thực hóa metaverse, hệ thống "thế giới ảo" này đang dần trở thành tương lai của tương tác xã hội với sự hỗ trợ của công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường. Nhiều công ty, tổ chức đã bắt đầu chuyển hướng và ra mắt những sản phẩm trên hệ thống ảo này, hứa hẹn một tương lai đầy tiềm năng cho metaverse và các công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường.

Hệ thống này cũng đang được thử nghiệm để đào tạo nhân viên, tổ chức hội nghị, cộng tác trong các dự án và kết nối ảo giữa các nhân viên của các doanh nghiệp, công ty lớn. Tỉ phú Bill Gates cũng đã đưa ra những dự đoán nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ thực tế ảo trong cuộc sống của loài người tương lai.

2. Điện toán đám mây và điện toán biên

Điện toán đám mây có khả năng nhận được sự triển khai đột biến trên tất cả các loại ứng dụng do sự ảnh hưởng của COVID-19. Việc mọi người buộc phải học tập, làm việc tại nhà khiến cho nhu cầu về hội nghị truyền hình và giảng dạy trên nền tảng đám mây đã tăng vọt.

Với sự phát triển của metaverse, nhu cầu sử dụng điện toán đám mây sẽ ngày càng tăng cao và trở nên quan trọng hơn với cuộc sống của con người.

Điện toán đám mây sẽ giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong thế giới công nghệ tương lai. Ảnh: AFP

Tuy vậy, các tổ chức đã nhận ra những hạn chế của điện toán đám mây trong một số tình huống khi khối lượng dữ liệu mà họ xử lý tiếp tục tăng lên. Điện toán biên được dùng nhằm giải quyết một số vấn đề này bằng cách tránh độ trễ do điện toán đám mây gây ra và cho phép dữ liệu được gửi trực tiếp đến trung tâm dữ liệu để xử lý. Do đó, điện toán biên có thể xử lý dữ liệu nhanh hơn từ xa hơn, cung cấp khả năng hoạt động như một trung tâm dữ liệu nhỏ trong những tình huống cần thiết.

1. Trí tuệ nhân tạo [AI] và công nghệ máy học

Sau đại dịch COVID-19, hành vi của người tiêu dùng sẽ không quay trở lại các tiêu chuẩn trước đây. Con người sẽ mua sắm qua các dịch vụ trực tuyến nhiều hơn, đồng thời ngày càng có nhiều người làm việc từ xa. Các ứng dụng AI sẽ cực kỳ có giá trị trong việc giúp con người thích ứng với các xu hướng mới sau khi đại dịch kết thúc.

Trí tuệ nhân tạo đang ngày càng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Ảnh: AFP

Các công cụ AI có thể phân tích một lượng lớn dữ liệu để tìm hiểu các mô hình cơ bản, cho phép hệ thống máy tính đưa ra quyết định, dự đoán hành vi của con người, nhận dạng hình ảnh và giọng nói của con người, cùng nhiều thứ khác.

Công nghệ máy học là một phần của AI, đang được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Theo Forrester, công nghệ AI, máy học và tự động hóa sẽ tạo ra 9% cơ hội việc làm mới ở Mỹ vào năm 2025, bao gồm các chuyên gia giám sát robot, nhà khoa học dữ liệu, chuyên gia tự động hóa và người quản lý nội dung, khiến nó trở thành một xu hướng công nghệ quan trọng cần được chú ý.

Video liên quan

Chủ Đề