Tính biệt là gì Công nghệ 10

Câu hỏi: Thí nghiệm so sánh giống nhằm mục đích gì?

Lời giải:

Thí nghiệm so sánh với giống phổ biến được sản xuất đại trà nhằm xác định giống mới có tính ưu việt việt hơn về: sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng nông sản và tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi.

Bạn đang xem: Thí nghiệm so sánh giống nhằm mục đích gì? | Công nghệ 10

Nếu giống mới vượt trội so với giống phổ biến trong sản xuất đại trà về các tiêu chí trên thì được chọn và gửi đến Trung tâm Khảo nghiệm giống Quốc gia để khảo nghiệm trong mạng lưới khảo nghiệm giống toàn quốc.

Cùng THPT Ninh Châu tìm hiểu thêm về Khảo nghiệm giống cây trồng nhé!

– Khảo nghiệm giống cây trồng mới là quá trình theo dõi, đánh giá trong điều kiện và thời gian nhất định nhằm xác định tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cây trồng

– Khảo nghiệm giống cây trồng được tiến hành ở nhiều vùng sinh thái khác nhau

– Nếu đưa giống mới vào sản xuất mà không qua khảo nghiệm thì có thể giống sẽ cho năng suất, phẩm chất thấp vì có khả năng giống đó không phù hợp với điều kiện sinh thái ở địa phương đó. Và người dân chưa biết về đặc tính giống, yêu cầu kỹ thuật canh tác nên chưa có biện pháp tác động hợp lý.

– Nhằm đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng và hệ thống luân canh.

– Cung cấp cho chúng ta thông tin về yêu cầu kỹ thuật canh tác và hướng sử dụng giống cây trồng mới

– Khảo nghiệm giống cây trồng quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 18 của Luật này chỉ được tiến hành tại 01 địa điểm cố định.

– Khảo nghiệm giống cây trồng quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 18 của Luật này được thực hiện theo từng vùng. Giống cây trồng khảo nghiệm ở vùng nào thì được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng ở vùng đó.

– Phương pháp khảo nghiệm và phân vùng khảo nghiệm giống cây trồng được quy định tại tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm đối với loài cây trồng khảo nghiệm.

– Vườn cây của giống cây trồng lâu năm do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký công nhận lưu hành thiết lập phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm giống cây trồng được sử dụng để đánh giá các chỉ tiêu cần thiết.

– Khảo nghiệm diện hẹp và khảo nghiệm diện rộng được tiến hành đồng thời.

– Phương pháp giải trình tự gen được sử dụng thay thế phương pháp khảo nghiệm tính khác biệt để kiểm tra tính đúng giống.

– Trước khi khảo nghiệm giống cây trồng biến đổi gen phải thực hiện đánh giá rủi ro theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.

a. Thí nghiệm so sánh giống

– So sánh với các giống phổ biến rộng rãi trong sản xuất đại trà nhằm xác định giống mới có tính ưu việt gì

– So sánh toàn diện về các chỉ tiêu:

+ Sinh trưởng

+ Năng suất

+ Chất lượng nông sản

+ Tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh

– Mục đích: Xác định ưu điểm của giống mới hoặc giống nhập nội

– Điều kiện: Khi có giống mới chọn tạo hoặc giống nhập nội

– Phạm vi: Được tiến hành ở các cơ quan chọn tạo giống

– Yêu cầu khi tiến hành: So sánh toàn diện về các chỉ tiêu:sinh trưởng, năng suất, chất lượng nông sản,tính chống chịu

b. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật

– Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm kiểm tra đề xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật gieo trồng.

– Được tiến hành trong mạng lưới khảo nghiệm giống Quốc gia nhằm xác định thời vụ, mật độ gieo trồng, chế độ phân bón của giống… Trên cơ sở kết quả thí nghiệm, người ta xây dựng quy trình kĩ thuật giống gieo trồng để mở rộng sản xuất ra đại trà.

– Sau khi khảo nghiệm, giống đáp ứng được yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận giống Quốc gia và được cấp phép phổ biến trong sản xuất.

c. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo

– Mục đích: để tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà

– Điều kiện: Sau khi đã tiến hành thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật, được cấp giấy chứng nhận

– Phạm vi: Được triển khai trên diện tích rộng lớn

– Yêu cầu khi tiến hành: Tổ chức “hội nghị đầu bờ” và quảng cáo trên các phương tiện thông tin

Theo quy định tại Điều 20 Luật trồng trọt năm 2018, Mẫu giống cây trồng khi đăng ký công nhận lưu hành giống cây trồng phải được lưu trong suốt quá trình khảo nghiệm và lưu hành giống cây trồng [sau đây gọi là mẫu lưu] do cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt quản lý.

Việc lưu mẫu giống cây trồng được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:

a] Lưu vật liệu nhân giống cây trồng;

b] Lưu giải trình tự gen của giống cây trồng;

c] Lưu vật liệu nhân giống cây trồng và giải trình tự gen của giống cây trồng.

Mẫu lưu được sử dụng trong trường hợp sau đây:

a] Làm giống khảo nghiệm, giống đối chứng, giống tương tự, giống điển hình trong khảo nghiệm;

b] Thử nghiệm, kiểm tra chất lượng giống cây trồng;

c] Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp về giống cây trồng.

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 10, Công Nghệ 10

Thế nào là lai kinh tế, vẽ sơ đồ lai kinh tế hai giống và lai kinh tế ba giống?

Đề bài

Thế nào là lai kinh tế, vẽ sơ đồ lai kinh tế hai giống và lai kinh tế ba giống? Cho ví dụ:

Lời giải chi tiết

- Lai kinh tế là cho các cá thể đực và cái khác giống giao phối với nhau để cho con lai chỉ dùng vào mục đích lấy sản phẩm: thịt, trứng, sữa...

- Sơ đồ lai kinh tế hai giống

 - Sơ đồ lai kinh tế ba giống

- Ví dụ: Lai giữa lợn Ham sai và lợn Đu rốc hay lai giữa lợn Móng Cái - Đại bạch và Landrace

Loigiaihay.com

Nêu đặc điểm của công tác sản xuất giống cây rừng.

Đề bài

Nêu đặc điểm của công tác sản xuất giống cây rừng.

Lời giải chi tiết

Cây rừng là cây dài ngày, cho nên quy trình sản xuất chủ yếu gồm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Sản xuất giống SNC và NC thực hiện theo cách chọn lọc các cây trội đạt tiêu chuẩn SNC để xây dựng rừng giống hoặc vườn giống.

- Giai đoạn 2: Nhân giống cây rừng ở rừng giống hoặc vườn giống để cung cấp giống cho sản xuất, có thể bằng hạt, bằng giâm hom hoặc bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Loigiaihay.com

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 10: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập môn Công nghệ 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

  • Trắc nghiệm Công nghệ 10 bài 6 Online

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp

  • A/ Lý thuyết bài Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp
    • I - Khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào
    • II - Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào
    • III - Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
  • B/ Trắc nghiệm bài Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp

A/ Lý thuyết bài Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp

I - Khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào

- Nuôi cấy mô tế bào là phương pháp tách rời tế bào, mô nuôi cấy trong môi trường thích hợp và vô trùng để chúng tiếp tục phân bào, biệt hóa thành mô, cơ quan để phát triển thành cây mới.

- Môi trường dinh dưỡng:

+ Nguyên tố đa lượng: N, S, Ca, K, P

+ Nguyên tố vi lượng: Fe, B, Mo, I, Cu

+ Đường: Glucozơ, Saccarozơ

+ Chất điều hòa sinh trưởng: Auxin, Cytokinin

II - Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào

1/ Tính toàn năng của tế bào

- Tế bào chứa hệ gen qui định loài đó, mang toàn bộ lượng thông tin của loài

- Tế bào có thể sinh sản vô tính khi nuôi cấy trong môi trường thích hợp để tạo thành cây hoàn chỉnh

2/ Khả năng phân hóa và phản phân hóa

- Phân hóa tế bào: là quá trình từ tế bào phôi sinh biến đổi thành tế bào chuyên hóa đảm bảo các chức năng khác nhau

- Phản phân hóa tế bào: Là quá trình chuyển tế bào chuyên hóa về tế bào phôi sinh trong điều kiện thích hợp và tiếp tục phân chia mạnh mẽ

III - Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào

1/ Quy trình

- Bước 1: Chọn vật liệu nuôi cấy

Chọn mẫu tốt, không bị nhiễm bệnh

Cách làm:

+ Chọn cây mẹ khỏe, sạch bệnh

+ Chọn mô phân sinh đỉnh chồi, đỉnh rễ, bộ phận non

- Bước 2: Khử trùng

+ Mẫu và dụng cụ được tẩy rửa, khử trùng

+ Cắt đỉnh sinh trưởng thành phần tử nhỏ, tẩy rửa, khử trùng ở buồng vô trùng

- Bước 3: Tạo chồi

* Môi trường dinh dưỡng:

+ Nguyên tố đa lượng: N, S, Ca, K, P

+ Nguyên tố vi lượng: Fe, B, Mo, I, Cu

+ Đường: Glucozơ, Saccarozơ

+ Chất điều hòa sinh trưởng: Auxin, Cytokinin

+ Để phát triển thân cành cho chồi trong môi trường dinh dưỡng có bổ sung Cytokinin hoạt hóa tạo chồi

- Bước 4: Tạo rễ

+ Khi chồi đạt tiêu chuẩn về chiều cao, số lá thì chuyển sang môi trường tạo rễ, bổ sung chất kích thích auxin, IBA…

- Bước 5: Cấy cây vào môi trường thích ứng

+ Chuyển cây sang môi trường thích ứng gần giống với môi trường tự nhiên về: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…

- Bước 6: Trồng cây trong vườn ươm

+ Khi cây đủ chiều cao, thân lá thì chuyển cây ra vườn ươm

2/ Ý nghĩa

- Nhân với số lượng lớn, trên quy mô công nghệ

- Sản phẩm sạch bệnh và đồng nhất về di truyền

- Hệ số nhân giống cao

B/ Trắc nghiệm bài Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp

Câu 1: Ý nghĩa của công nghệ nuôi cấy mô tế bào?

  1. Làm giảm sức sống của cây giống
  2. Làm phong phú giống cây trồng
  3. Làm tăng hệ số nhân giống
  4. Làm giảm hệ số nhân giống

Câu 2: Nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào không có ý nghĩa nào sau đây?

  1. Có hệ số nhân giống thấp
  2. Có thể nhân giống cây trồng ở quy mô công nghiệp
  3. Cho ra các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền
  4. Nếu nguyên liệu nuôi cấy hoàn toàn sạch bệnh thì sản phẩm nhân giống sẽ hoàn toàn sạch bệnh

Câu 3: Sự phân hóa tế bào là hiện tượng

  1. Tế bào hợp tử phân chia thành các tế bào phôi sinh chưa mang chức năng chuyên biệt
  2. Các tế bào phôi sinh biến đổi thành các tế bào chuyên hóa đặc hiệu
  3. Các tế bào chuyên hóa đặc hiệu trở về dạng phôi sinh và phân chia mạnh mẽ
  4. Điều khiển sự phát sinh hình thái tế bào thực vật một cách định hướng

Câu 4: Nuôi cấy mô, tế bào là phương pháp...

  1. Tách rời tế bào, mô giâm trong môi trường có chất kích thích để mô phát triển thành cây trưởng thành
  2. Tách rời tế bào thực vật nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn chỉnh
  3. Tách mô, nuôi dưỡng trong môi trường có chất kích thích tạo chồi, rễ, phát triển thành cây
  4. Tách tế bào thực vật nuôi cấy trong môi trường cách li để tế bào thực vật sống, phát triển thành cây hoàn chỉnh

Câu 5: Sự chuyển hóa TB chuyên hóa → TB phôi sinh, có khả năng phân chia mạnh mẽ là

  1. Sự phân chia tế bào
  2. Sự phân hóa tế bào
  3. Sự phản phân hóa tế bào
  4. Sự nảy mầm

Câu 6: Quy trình công nghệ nuôi cấy mô tế bào được thực hiện theo trình tự sau

  1. Chọn vật liệu - Tạo chồi - Sát trùng - Tạo rễ
  2. Chọn vật liệu - Tạo chồi - Tạo rễ - Cấy cây trong môi trường thích ứng
  3. Chọn vật liệu - Tạo rễ - Tạo chồi - Cấy cây trong môi trường thích ứng
  4. Chọn vật liệu - Khử trùng - Tạo chồi - Tạo rễ - Cấy trong môi trường thích ứng

Câu 7: Vật liệu để nuôi cấy mô tế bào là

  1. Củ, quả đã chín
  2. Củ, quả còn non
  3. Mô phân sinh đỉnh của thân, cành, rễ
  4. Đồng ý với cả 3 phương án

Câu 8: Ưu điểm của nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào

  1. Hệ số nhân giống cao, nhân giống nhanh
  2. Cây được tạo ra sạch bệnh
  3. Duy trì được tính tốt của cây bố mẹ
  4. Tất cả đều đúng

Câu 9: Cơ sở khoa học của công nghệ nuôi cấy mô tế bào?

  1. Tế bào có tính toàn năng
  2. Tế bào chỉ chuyên hóa đặc hiệu
  3. Tế bào không thể phát triển thành cây
  4. Mô tế bào không thể sống độc lập

Câu 10: Nuôi cấy mô tế bào có thể bắt đầu từ loại tế bào nào?

  1. Tế bào hợp tử
  2. Tế bào phôi sinh
  3. Tế bào phân hóa
  4. Tế bào phân sinh

Câu 11: Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào là........của tế bào thực vật.

  1. Tính đa dạng.
  2. Tính ưu việt.
  3. Tính năng động.
  4. Tính toàn năng.

Câu 12: Tế bào phôi sinh là:

  1. Những tế bào đã được biệt hóa.
  2. Những tế bào hình thành ở giai đọan đầu tiên của hợp tử .
  3. Những tế bào hình thành ở giai đoạn đầu của hợp tử chưa mang chức năng chuyên biệt.
  4. Những tế bào có tính toàn năng.

Câu 13: Đặc điểm của TB chuyên hóa là:

  1. Mang hệ gen giống nhau, có màng xenlulô, có khả năng phân chia.
  2. Có tính toàn năng, có khả năng phân chia vô tính.
  3. Có tính toàn năng, đã phân hóa nhưng không mất khả năng biến đổi và có khả năng phản phân hóa.
  4. Có tính toàn năng, nếu được nuôi dưỡng trong môi trường thích hợp để phân hóa thành cơ quan.

Câu 14: Sự chuyển hóa TB phôi sinh → TB chuyên hóa đảm nhận chức năng khác nhau gọi là:

  1. Sự phân chia TB
  2. Sự phân hóa TB
  3. Sự phản phân hóa TB
  4. Sự nảy mầm

Câu 15: Các lọai cây lâm nghiệp thường được nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô:

  1. Cây keo lai, bạch đàn, cà phê, trầm hương.
  2. Cây keo lai, bạch đàn, mía, tùng, trầm hương.
  3. Cây keo lai, bạch đàn, cà phê, thông, tùng.
  4. Cây keo lai, bạch đàn, thông, tùng, trầm hương.

Câu 16: Trong môi trường tạo rễ có bổ sung chất kích thích sinh trưởng:

  1. Chất dinh dưỡng.
  2. Các chất auxin nhân tạo [ αNAA và IBA ].
  3. Các chất auxin nhân tạo [ NAA và IBA ].
  4. Các nguyên tố vi lượng.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

A

B

B

C

D

C

D

A

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

C

C

B

D

B

* Lời kết

Sau khi học xong bài 6: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:

- Khái niệm phương pháp nuôi cấy mô tế bào

- Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào

- Qui trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào

--------------------------------------------------------------

Với nội dung bài Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp trên đây với các nội dung kiến thức các bạn học sinh chắc hẳn đã nắm vững nội dung kiến thức bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm, quy trình của phương pháp nuôi cấy mô tế bào, cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Công nghệ 10: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Công nghệ lớp 10. Và để giúp bạn đọc có kết quả cao hơn trong quá trình học tập, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục như: Công nghệ lớp 10, Giải bài tập Công nghệ 10, Giải SBT Công nghệ 10, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Video liên quan

Chủ Đề