Tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế là gì năm 2024

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

  • Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;

    Việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ phải căn cứ vào quy định của Luật Xử phạt vi phạm hành chính và nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý. Trong Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn không quy định tình tiết giảm nhẹ riêng. Do vậy, việc xác định tình tiết giảm nhẹ phải căn cứ vào quy định chung tại Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ: – Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại; – Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính; – Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; – Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần; – Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; – Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra; – Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu; Như vậy, trường hợp nếu người nộp thuế chủ động phát hiện, kê khai lại, khắc phục hậu quả thì có thể áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo khoản 2, Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính, đó là người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi. Còn trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế chậm ít ngày hơn không được coi là tình tiết giảm nhẹ. Nộp chậm hồ sơ khai thuế đã là hành vi vi phạm còn nộp chậm ít ngày thì trong Nghị định 125/2020/NĐ-CP và trong Luật Xử phạt vi phạm hành chính không quy định là tình tiết giảm nhẹ nên không được áp dụng.

    Tổng cục Thuế hướng dẫn áp dụng mức phạt tiền vi phạm hành chính có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ như thế nào? - Câu hỏi của bạn Hùng (Biên Hòa).

    Tổng cục Thuế hướng dẫn áp dụng mức phạt tiền vi phạm hành chính có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ như thế nào?

    Việc áp dụng mức phạt tiền vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
    Áp dụng hình thức phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả 1. Việc xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
  • Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;
  • Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.

    Theo đó, việc xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc: - Vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng; - 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt - 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt. Cụ thể, Tổng cục Thuế vừa ban hành Công văn 4485/TCT-PC năm 2022 về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau: - Áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt đối với trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên; áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt đối với trường hợp có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. - Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đã sử dụng để xác định khung tiền phạt thì không được sử dụng khi xác định số tiền phạt cụ thể. - Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền

    Tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế là gì năm 2024
    Tổng cục Thuế hướng dẫn áp dụng mức phạt tiền vi phạm hành chính có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ như thế nào?

    Mẫu biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bằng phương thức điện tử được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ghi nhận trường hợp vi phạm về thuế, hóa đơn, Cơ quan thuế có trách nhiệm lập và gửi cho người nộp thuế biên bản vi phạm hành chính điện tử, cụ thể như sau: Lập biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn ... 2. Lập biên bản vi phạm hành chính ...
  • Lập biên bản vi phạm hành chính điện tử

    Trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thay đổi thông tin đăng ký thuế, chậm nộp hồ sơ khai thuế, hồ sơ khai quyết toán thuế bằng phương thức điện tử thì chậm nhất một ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế gửi thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế điện tử hoặc thông báo chấp nhận hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế điện tử, cơ quan thuế lập và gửi 01 biên bản vi phạm hành chính điện tử cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, kể cả trường hợp người nộp thuế nộp nhiều hồ sơ thuế. Biên bản vi phạm hành chính điện tử được lập và gửi đáp ứng yêu cầu về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế là cơ sở để cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Biên bản vi phạm hành chính điện tử phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; chữ ký số của người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, mã số thuế, số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ, mã số thuế của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm thực hiện vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình. Biên bản vi phạm hành chính điện tử không bắt buộc phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm. Cơ quan thuế có trách nhiệm xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng việc lập và gửi biên bản vi phạm hành chính điện tử. Khi hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng điều kiện lập, gửi biên bản vi phạm hành chính điện tử đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế, hóa đơn khác, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập và gửi biên bản vi phạm hành chính điện tử. Ngoài ra, tại Mục 6 Công văn 4485/TCT-PC năm 2022 do Tổng cục Thuế ban hành hướng dẫn như sau: ... 6. Sử dụng mẫu số 01A/BB ban hành kèm theo Nghị định số 125/2020/NĐ-CP để lập biên bản vi phạm hành chính về thuế bằng phương thức điện tử. Theo đó, biên bản vi phạm hành chính điện tử được quy định như sau:

    Tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế là gì năm 2024
    Tải về mẫu số 01A/BB ban hành kèm theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP tại đây. Đồng thời, Mục 5 Công văn 4485/TCT-PC năm 2022 cũng đề nghị lưu ý một số nội dung khi sử dụng mẫu biên bản vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn như sau: - Về mã số thuế: bổ sung thông tin mã số thuế vào phần thông tin tổ chức/cá nhân vi phạm. - Về biện pháp khắc phục hậu quả tại điểm 6.c Điều 1 mẫu quyết định số 02: đề nghị tham khảo điểm 6.c mẫu số 01/QĐ ban hành kèm theo Nghị định số 125/2020/NĐ-CP để đảm bảo thể hiện đầy đủ nội dung biện pháp khắc phục hậu quả theo từng sắc thuế, nội dung kinh tế (tiểu mục), địa bàn hạch toán thu NSNN, cơ quan thuế quản lý khoản thu, số tiền thuế truy thu...

    Thế nào là vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn?

    Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn như sau: - Vi phạm hành chính về thuế là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về thuế và các khoản thu khác mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Trong đó, các khoản thu khác bao gồm: + Tiền sử dụng đất; + Tiền thuê đất, thuê mặt nước; + Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; + Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; + Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; + Cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. - Vi phạm hành chính về hóa đơn là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về hóa đơn mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.