Toán học xuất hiện sớm ở Phương Đông cổ đại là đồ

- Sự xuất hiện của công cụ kim loại, con người bước vào thời đại văn minh.

­­- Những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn như:

+ Ai Cập: sông Nin.

+ Lưỡng Hà: sông Ti gơ rơ và sông Ơ-phơ-rát.

+ Ấn Độ: sông Ấn và sông Hằng.

+ Trung Quốc: sông Hoàng Hà và Trường Giang.

* Các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở các dòng sông lớn vì:

+ Ở lưu vực các con sông lớn, đất đai màu mỡ, mềm xốp nên công cụ bằng gỗ, đá cũng có thể canh tác được và tạo nên mùa màng bộ thu [điều đó lí giải vì sao nhà nước ở đây được hình thành sớm khi chưa có công cụ bằng kim loại].

+ Muốn bảo vệ mùa màng phải đắp đê, trị thủy và làm thủy lợi. Công việc này vừa đòi hỏi công sức của nhiều người, vừa tạo nên nhu cầu để mọi người sống quần tụ, gắn bó với nhau trong các tổ chức xã hội.

+ Họ phải đoàn kết để chống lại sự xâm lược của các bộ lạc khác nhằm chiếm vùng đất màu mỡ của mình.

Vì vậy, do nhu cầu sản xuất, trị thủy, thủy lợi,… con người đã sống quần tụ và gắn bó với nhau trong tổ chức công xã, nhờ đó nhà nước sớm hình thành.

- Sự phát triển các ngành kinh tế: nông nghiệp tưới tiêu, chăn nuôi và thủ công nghiệp, trong đó nông nghiệp tưới tiêu là ngành kinh tế chính tạo ra của cải dư thừa thường xuyên.

- Khó khăn: do quần tụ bên các dòng sông nên dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Dẫn nước vào ruộng
Sông Nin - dòng sông huyền thoại của Ai Cập

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông [khoảng thiên niên kỷ VI-III TCN] 

- Sản xuất phát triển  dẫn đến sự phân hóa xã hội, xuất hiện kẻ giàu, người nghèo  nên  giai cấp và nhà nước ra đời:

+ Thiên niên kỷ IV  TCN, trên lưu vực sông Nin, cư dân Ai Cập  cổ đại  sống tập trung  theo từng công xã, sau này do nhu cầu làm thủy lợi, công xã hợp lại thành Liên minh công xã [Nôm]. Khoảng 3200 năm TCN nhà nước Ai cập thống nhất trên cơ sở tập hợp các “Nôm” được thành lập.

+ Ở lưu vực Lưỡng Hà [thiên niên Kỉ IV TCN], hàng chục nước nhỏ người Su me đã hình thành.

+ Trên lưu vực sông Ấn, các quốc gia cổ đại ra đời giữa thiên niên kỷ III TCN.

+ Vương triều nhà Hạ hình thành vào  thế kỷ XXI TCN mở đầu cho xã hội có giai cấp  và nhà  nước Trung Quốc.

=> Các quốc gia cổ đại phương Đông đều được hình thành từ rất sớm, khoảng thiên niên kỉ IV – III TCN.

Bản đồ các quốc gia cổ đại phương Đông

3. Xã hội cổ đại phương Đông

- Do nhu cầu thủy lợi, nông dân gắn bó và ràng buộc với nhau trong công xã nông thôn, thành viên trong công xã gọi là nông dân công xã.

- Nông dân công xã: đông đảo nhất, là lao động chính trong sản xuất.

-  Quý tộc: gồm quan lại, thủ lĩnh quân sự, tăng lữ có nhiều quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo. Họ sống sung sướng dựa trên sự bóc lột nông dân: thu thuế của nông dân dưới quyền trực tiếp hoặc nhận bổng lộc của nhà nước cũng do thu thuế của nông dân.

- Nô lệ: chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ không trả được hoặc bị phạm tội. Họ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, phải làm việc nặng nhọc, hầu hạ quý tộc.

Bức tranh mô tả cuộc sống lao động thường ngày ở Ai cập cổ

4. Chế độ chuyên chế cổ đại

- Quá trình hình thành nhà nước từ liên minh bộ lạc, do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi nên quyền hành cần tập trung vào tay nhà vua, tạo nên chế độ quân chủ chuyên chế.

- Vua dựa vào quý tộc và tôn giáo, bắt mọi người phải phục tùng. Vua chuyên chế – người Ai Cập gọi là Pha ra ông [cái nhà lớn], người Lưỡng hà gọi là En-xi [người đứng đầu ], Trung Quốc gọi là Thiên Tử [con trời].

- Giúp việc cho vua là một bộ máy hành chính quan liêu  gồm quý tộc, đứng đầu là Vidia [Ai Cập], Thừa tướng [Trung quốc], họ thu thuế, xây dựng các  công trình như đền tháp, cung điện, đường sá, chỉ huy quân đội.

=> Chế độc nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao và một bộ máy hành chính quan liêu giúp việc,… gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.

Pha-ra-ông người đứng đầu Ai Cập

Hoàng Đế [Thiên Tử]- người đứng đầu Trung Quốc

* Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học

- Lịch pháp và Thiên văn học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

- Họ biết sự chuyển động của của Mặt trời, Mặt trăng -->Thiên văn--> nông lịch.

- Một năm có 365 ngày, chia thành tháng, tuần, ngày, mỗi ngày có 24 giờ.

* Chữ viết

- Người ta cần ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời, đây là phát minh lớn của loài người.

- Ban đầu là chữ tượng hình, sau được cách điệu hóa thành nét để diễn  tả ý nghĩa của con người gọi là chữ tượng ý.

- Người Ai Cập viết trên giấy papyrus.

- Người Su-me ở Lưỡng Hà  dùng cây sậy vót nhọn là bút viết  trên những tấm đất sét còn ướt, rồi đem phơi nắng hay nung khô.

- Người Trung Quốc khắc chữ trên xương thú, mai rùa, thẻ tre, dải lụa….

Chữ viết trên thẻ tre
Cây papyrus - làm ra giấy papyrus

Luật Hamurabi - bộ luật tiêu biểu của Lưỡng Hà

 * Toán học

- Ra đời sớm do nhu cầu sản xuất nông nghiệp [tính diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính trong xây dựng,…]

- Ban đầu chữ số  là những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại giỏi về hình học, biết tính số Pi= 3,16, tính diện tích hình tròn, tam giác,…

- Người Lưỡng Hà giỏi về số học, làm phép tính cộng, trừ, nhân, chia.

- Chữ số mà ta dùng ngày nay, kể cả số 0 là thành tựu lớn của người Ấn Độ.

=> Thành tựu toán học  đã để lại nhiều kinh nghiệm cho bước phát triển cao hơn ở đời sau.

* Kiến trúc

- Phát triển phong phú: Kim tự tháp Ai Cập, đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng hà… Đây là những kỳ tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.

Đền Ekambareswarar ở Ấn Độ

Kim tự tháp Giza - Ai Cập

Chương II XÃ HỘI CỔ ĐẠI Bài 3 CÁC QUỐC GIA CỐ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế Câu hỏi: Tại sao cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước? Nêu đặc điểm kinh tế của các vùng này. Hướng dẫn trả lời: + Tại sao: Ở đây có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lọi cho đời sống của con người. Những đồng bằng ven sông rộng, đất đai phì nhiêu và mềm xốp, dễ canh tác, lượng mưa đều đặn phân bố theo mùa, có khí hậu ấm nóng. Vào mùa mưa hàng năm, nước sông dâng cao, phủ lên chân ruộng thấp một lớp đất phù sa màu mỡ, thích hợp cho việc gieo trồng các loại cây lương thực. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi nên khoảng 3500 - 2000 năm TCN, cư dân đã tập trung khá đông theo từng bộ lạc trên các thềm đất cao gần sông để sinh sống. + Đặc điểm kinh tế: Cư dân trên lưu vực những dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi sống chủ yếu bằng nghề nông. Họ đã biết trồng mỗi năm 2 vụ lúa. Ngoài việc “lấy nghề nông làm gốc”, các cư dân nông nghiệp cổ này còn kết hợp nuôi gia súc, làm gốm và dệt vải để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mình. Họ tiến hành trao đổi sản phẩm giữa vùng này với vùng khác. Câu hỏi: Điều kiện tự nhiên ở phương Đông có những thuận lợi và khó khăn gì ? Hướng dẫn trả lời: + Thuận lợi: Có đất đai màu mỡ, gần nguồn nước tưới thuận lọi cho sản xuất và sinh sống. Có lượng mưa đều đặn và theo mùa. + Khó khăn: Dễ bị nước sông dâng lên gây lũ lụt, mất mùa và ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Phải tập trung nhiều công sức cho việc làm thuỷ lọi. Câu hỏi: Hãy nêu những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông? Sự phát triển kinh tế han đầu của các quốc gia cổ đại phương Đông như thế nào? Hướng dẫn trả lời: - Đặc điểm: + Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện trên lĩnh vực các dòng sông lớn, hàng năm có lượng phù sa bồi đắp. + Ở đây có nhiều đất canh tác, có mưa đều đặn, theo mùa. - Sự phát triển kinh tế ban đầu: + Cư dân phương Đông sống bằng nghề nông là chủ yếu. “Lấy nông nghiệp làm gốc”. + Ngoài nghề nông, cư dân phương Đông còn làm đồ gốm, dệt vải, làm nghề luyện kim. + Chăn nuôi là một ngành kinh tế được cư dân phương Đông kết hợp với nghề nông. Câu hỏi: Điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của nền kỉnh tế ở phương Đông co đại ? Hướng dẫn trả lời: + Đất đai màu mõ' và mềm nên người phương Đông có thể sử dụng các loại công cụ bằng tre, gỗ cũng có thể canh tác và tạo nên mùa màng bội thu. + Khí hậu nóng ẩm, mưa đều đặn và theo mùa tạo điều kiện thuận lợi cho việc gieo trồng. + Tuy nhiên, do ở cạnh các dòng sông lớn nên dễ bị lụt lội, mất mùa. Muốn khắc phục, cư dân phương Đông phải tập trung làm thuỷ lợi hàng năm. Sự hình thành các quốc gia co đại Câu hỏi: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở vùng nào và từ bao giờ ? Hướng dẫn trả lời: Thời gian Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông Giữa thiên niên kỉ IV TCN Nhà nước Ai Cập cổ đại. Giữa thiên niên kỉ III TCN Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại. Cuối thiên niên kí III TCN Nhà nước Ân Độ cổ đại. Vương quốc triều Hạ ở Trung Quốc hình thành. Câu hỏi: Tại sao chỉ bằng công cụ chủ yếu bằng gỗ, đả, cư dân phương Đông đã sớm xây dựng nhà nước của mình ? Hướng dẫn trả lời: Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản xuất phát triển mà không cần đợi đến khi xuất hiện công cụ bằng sắt, trong xã hội đã xuất hiện của dư thừa dẫn đến sự phân hoá xã hội thành kẻ giàu, người nghèo. Lúc bấy giờ ở phương Đông lần lượt xuất hiện tầng lớp quý tộc và bình dân. Trên cơ sở đó nhà nưởc ra đời. Bài tập: Các quốc gia Ai Cập, Lưỡng Hà, Ân Độ, Trung Quốc được thành lập trên các dòng sông nào? Hướng dẫn trả lời: A B 1] Ai Cập -Sông Nin. 2] Lưõ'ng Hà. - Ti-gơ-rơ. 3] Án Độ. - Sông Hằng. 4] Trung Quốc - Sông Hoàng Hà. Xã hội có giai cấp đầu tiên Câu hỏi: Phân tích vai trò của nông dân công xã. Xã hội cỏ giai cấp đầu tiên gồm những tầng lớp nào? Hướng dẫn trả lời: + Vai trò của nông dân công xã: Do nhu cầu của công tác trị thuỷ các dòng sông và xây dựng các công trình thuỷ lợi đã khiến những người nông dân ở những vùng này gắn bó và ràng buộc với nhau trong khuôn khổ của công xã nông thôn. Các thành viên của công xã đưọc gọi là nông dân công xã. Nông dân công xã là một bộ phận đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sàn xuất. Họ nhận ruộng đất ở công xã để canh tác và phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quý tộc. + Xã hội có giai cấp đầu tiên gồm những tầng lớp: Vua, quý tộc, nông dân công xã, nô lệ. Câu hỏi: Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào ? Hãy giải thích vì sao ở đây lại hình thành các tầng lớp xã hội đó ? Hướng dẫn trả lời: - Xã hội cổ đại phương Đông có sự phân hoá sâu sắc thành tầng lớp thống trị và giai cấp bị trị: + Tầng lớp thống trị: Vua chuyên chế nắm mọi quyền hành. Quý tộc gồm các quan lại, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi, tôn giáo. Tầng lớp này sống sung sướng, dựa trên sự bóc lột nông dân. + Tầng lớp bị trị: Nông dân công xã, sống theo gia đình, có tài sản tư hữu nhưng họ vẫn duy trì và gắn bó với công xã. Họ là thành phần sản xuất chính trong xã hội. Họ tự tiến hành sản xuất trên phần ruộng đất được giao và hợp tác với nhau trong việc đàm bảo thuỷ lợi và thu hoạch. Họ tự nuôi sống bản thân và gia đỉnh, nộp một phần sản phẩm cho quý tộc dưới dạng thuế. Họ còn phải làm một số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng, đi lính. ■ • Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ là những tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ không trả được hoặc bị phạm tội. Vai trò của họ là làm các việc nặng, khó và hầu hạ quý tộc. - Vì sao ? + Do nền kinh tế của các nước phương Đông chù yếu là kinh tế nông nghiệp. + Xã hội phương Đông phân hoá trên cơ sở của một nền kinh tế nông nghiệp. Câu hỏi: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông? Rút ra nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước đó? * Hướng dẫn trả lời: GIAI CÁP THÕNG TRỊ ị ị GIAI CẤP BỊ TRỊ * Nhận xét: Đây là bộ máy nhà nước chuyên chế cổ đại. Vua nắm mọi quyền hành. Chế độ chuyên chế cổ đại Câu hỏi: Quyền chuyên chế của nhà vua được thê hiện như thế nào ở các quốc gia cổ đại phương Đông Hướng dẫn trả lời: Vua nắm mọi quyền hành trong nước. Vua dựa vào bộ máy quý tộc và tôn giáo để bắt mọi người phải phục tùng, vua trở thành vua chuyên chế. Câu hỏi: Em hiểu thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại là gì ? Chế độ chuyên chế cổ đại được biếu hiện cụ thể như thế nào ở các quốc gia cổ đại phương Đông ? Hướng dan trả lời: + Chế độ chuyên chế cổ đại: Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta phải liên kết với nhau để khai phá đất đai và làm thuỷ lợi. Một số công xã tập họ'p lại thành tiểu quốc, đứng đầu tiều quốc gọi là vua. Mọi quyền hành tập trung trong tay nhà vua, tạo nên chế độ quân chủ chuyên chế. + Một số biểu hiện: Ờ Ai Cập, vua được gọi là Pha-ra-ôn, ở Lưỡng Hà là En-xi, ở Trung Quốc là Thiên từ. Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao và một bộ máy hành chính quan liêu giúp việc thừa hành như quý tộc, tăng lữ, gọi là chế độ chuyên chế cổ đại. Văn hoá cổ đại phương Đông Câu hỏi: Vì sao ngành thiên văn học sớm phát triển ờ cúc quốc gia cổ đại phương Đông?Em hãy nêu những phát minh của người phương Đông thời co đại mà ngày nay chủng ta vẫn đang được thừa hưởng. Hướng dẫn trả lời: + Vì sao: Người phương Đông sớm bước vào sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, do đó một yêu cầu đặt ra là phải quan s’át bầu tròi và các vì sao đê tính thời vụ cho chính xác. Từ đó người phương Đông sớm hiểu biết về thiên ván học. Người phương Đông thường xuyên gắn bó vó'i cách tính toán các vụ mùa nên phải •thường xuyên theo dõi sự vận động của hệ mặt trời và ÍTâi Đất nên họ sớm.phát triển ngành thiên văn học. + Những phát minh: Thiên văn học và lịch. Chữ viết. Toán học. Kiến trúc. Câu hỏi: Cư dân phương Đông thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hoá cho nhân loại * Hướng dẫn trả lời: về lịch thiên văn học: Cư dân phương Đông đã biết đến sự chuyến động của mặt Trời, mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn học. Cư dân phương Đông đã tính được một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng. Đây là những cống hiến rất lớn cho việc theo dõi về thiên văn học và tính lịch sau này. về chữ viết: Cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Lúc đầu là chữ tượng hình, sau này là chữ tượng ý. về toán học: Cư dân phương Đông cũng đã có những cống hiến rất lớn cho nhân loại về toán học. Họ đã biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bàng những kí hiệu đơn giản. Họ tính được số Pi bằng 3,16, tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu V. V... Những hiểu biết về toán học của người phương Đông đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau. về kiến trúc: Nhiều di tích kiến trúc của CU' dân phương Đông cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, Vạn li trường thành ở Trung Quốc, những khu đền ở Ẩn Độ, thành Ba-bi-!on ỏ’ Lưỡng Hà.... CỔM hỏi: Nhu cầu sản xuất nóng nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến dời sống chính trị và văn hoá ở các quốc gia cồ đại phương Đông ? Hướng dẫn trả lời: Do nhu cầu sàn xuất nông nghiệp nên đời sống chính trị của các quốc gia cồ đại phương Đông là quôc gia chuyên chế cổ đại ỏ- đó có hai giai cấp cơ bản đó là 18 quý tộc và nông dân công xã. Nông dân công xã là thành phần sản xuất chù ytH trong xã hội. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người phương Đông phải liên kết với nhau để khai phá đất đai và làm thuỷ lợi. Trên cơ sở đó hình thành quốc gia cổ đại tương đối sớm. Cũng do nhu cầu sản xuất nông nghiệp mà ngưòi phương Đông đã sớm phát triển ngành thiên văn học và lịch. Từ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, cần phải tính toán diện tích hàng năm được phù sa các dòng sông bồi đắp, nên ngành toán học cũng ra đời rất sớm ở các nước phương Đông. Câu hỏi: Hãy nêu một so nét cơ bản về thành tựu văn hoá co đại phương Đông. * Hướng dẫn trả lời: Thiên văn học và lịch là hai ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Việc tính thời lịch chì đúng một cách tương đối, nhưng nông lịch có ngay tác dụng thực tiễn đối với việc gieo trồng. Chữ viết: đầu tiên là chữ tượng hình sau đó là chữ tượng ý. Toán học cũng ra đời sớm. + Người Lưỡng Hà thạo về số học. + Nguời Ai Cập thạo về hình học. Kiến trúc: người phương Đông xây dựng được nhiều công trình kiến trúc lớn. Bài tập: Ghi tóm tắt những thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông vào bảng kê sau: Các lĩnh vực Thành tựu 1] Chữ viết [a] 2] Lịch [b] 3] Thiên văn học [c] 4] Toán học [d] 5] Kiến trúc [e] * Hướng dẫn trả lời: Các lĩnh vực Thành tựu 1] Chữ viết a. Chữ viết tượng hình, chữ tượng ý: Chữ viết là một phát minh lớn và cũng là biểu hiện đầu tiên và cơ bản của văn minh loài người. 2] Lịch b. Người phương Đông biết làm ra lịch, mỗi năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng. Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng thực tiễn đôi với gieo trồng. 3] Thiên văn học c. Biết quan sát bầu tròi, trái đất và trăng sao để tính lịch và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. 4] Toán học d. Ra đời sóm. Ngưò'i Lưỡng Hà đi buôn xa nên thạo về số học. Người Ai Cập phải đo ruộng đất và vẽ hình xây tháp nên thạo về hình học. 5] Kiến trúc [e] e. xây dựng đưọ-c nhiều công trình kiến trúc.

Video liên quan

Chủ Đề