Top 12 vi khuẩn nguy hiểm nhất của nhân loại năm 2024

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố một danh sách 12 nhóm vi khuẩn mà thế giới phải cấp thiết phát triển các loại thuốc kháng sinh mới để đối phó.

Top 12 vi khuẩn nguy hiểm nhất của nhân loại năm 2024
Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 27/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố một danh sách 12 nhóm vi khuẩn mà thế giới phải cấp thiết phát triển các loại thuốc kháng sinh mới để đối phó, vì nguy cơ những vi khuẩn này chống lại các phương pháp điều trị hiện nay là rất đáng lo ngại. Nhóm vi khuẩn nguy hiểm nhất bao gồm các vi khuẩn đa kháng.

Chúng là mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng tại các bệnh viện, nhà điều dưỡng chăm sóc người già và đối với các bệnh nhân sử dụng máy hô hấp hoặc ống thông máu. Những vi khuẩn như Acinetobacter, Pseudomonas và một số vi khuẩn khác có thể gây nhiễm khuẩn, nhiễm trùng nghiêm trọng. Hai nhóm vi khuẩn khác, với những ưu tiên xử lý ở cấp độ cao và trung bình, bao gồm những chủng vi khuẩn ngày càng có khả năng kháng thuốc cao, dẫn đến các bệnh thường gặp.

Để đánh giá nguy cơ của các vi khuẩn này trong danh sách nói trên, các nhà khoa học của WHO dựa trên nhiều tiêu chuẩn như mức độ gây tử vong của các nhiễm trùng, thời gian lưu trú trong bệnh viện để chữa trị, mức độ kháng kháng sinh hoặc khả năng lây lan của vi khuẩn.

Theo Phó tổng giám đốc WHO Marie-Paule Kieny, danh sách những nhóm vi khuẩn này cần phải được chủ ý để giúp tăng cường các nghiên cứu tìm ra các loại thuốc chống lại các tác nhân gây bệnh, nhằm đáp ứng "nhu cầu cấp bách của y tế cộng đồng."

WHO cũng kêu gọi tăng cường phòng ngừa, kiểm soát các nhiễm khuẩn và sử dụng kháng sinh ở người và các loài động vật khác. Ngoài ra, các khả năng phòng ngừa, số lượng các khả năng lựa chọn điều trị còn tác dụng và sự sẵn có của thuốc kháng sinh mới cũng là các yếu tố được các nhà khoa học tính đến./.

Loài người đã chiến đấu với virus kể từ khi bắt đầu tồn tại. Một số loại virus như đậu mùa đã được loại bỏ nhờ vaccine nhưng rất nhiều loài khác vẫn là mối đe dọa lớn cho sức khỏe cộng đồng như Ebola hay SARS-CoV-2.

Dựa trên tỷ lệ tử vong khi nhiễm bệnh, số trường hợp tử vong và khả năng đe dọa đến sức khỏe cộng đồng trong tương lai, trang Live Science đã xếp loại 12 loại virus nguy hiểm nhất trong lịch sử.

Marburg

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), virus Marburg lần đầu được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1967, khi một số ít nhân viên phòng thí nghiệm ở Đức tiếp xúc với những con khỉ nhiễm bệnh từ Uganda.

Theo Mayo Clinic, triệu chứng gây bệnh của Marburg tương tự Ebola ở chỗ cả 2 loại này đều có thể sốt xuất huyết, có thể dẫn đến sốc, suy đa tạng và tử vong .

Theo WHO, tỷ lệ tử vong của các ca bệnh trong đợt bùng phát đầu tiên (1967) là 24%, nhưng con số này tăng lên 83% trong đợt bùng phát những năm 1998-2000 ở Cộng hòa Dân chủ Congo và 100% trong đợt bùng phát năm 2017 ở Uganda.

Ebola

Năm 1976, đợt bùng phát Ebola đầu tiên ở người xảy ra đồng thời ở Cộng hòa Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo. Virus Ebola lây lan qua tiếp xúc với máu hoặc chất dịch của người hoặc động vật bị nhiễm bệnh.

Đợt bùng phát dịch Ebola lớn nhất thế giới từng được ghi nhận xuất hiện ở Tây Phi hồi đầu năm 2014. Theo Trung tâm Kiểm soát và Truyền bệnh Mỹ (CDC), trong 2 năm bùng phát, virus đã lây nhiễm cho 28.652 người và khiến 11.325 người tử vong.

Virus Ebola được phát hiện nhiều ở các quốc gia châu Phi. Ảnh: CDC.

Vào tháng 12/2020, vaccine ngừa Ebola đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt và có sẵn tại kho dự trữ toàn cầu từ tháng 1/2021.

Virus dại

Theo báo cáo của CDC hồi 2019, bệnh dại có tỷ lệ tử vong lên đến 99% và gây ra cái chết cho khoảng 59.000 người trên thế giới mỗi năm.

Người bệnh thường nhiễm virus dại do bị động vật nhiễm bệnh cắn hoặc cào. Lúc này, họ phải tiêm ngay vaccine hoặc huyết thanh dại để ngăn bệnh tiến triển. Nếu không, gần như 100% người bệnh sẽ tử vong.

Khi bệnh nhân bắt đầu xuất hiện triệu chứng bệnh dại, virus đã làm tổn thương não và dây thần kinh, cái chết cũng đã tới rất gần.

HIV

Chia sẻ với Live Science, tiến sĩ Amesh Adalja, chuyên gia bệnh truyền nhiễm của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Mỹ, nhận định HIV vẫn là "kẻ giết người tàn bạo nhất" thế giới hiện đại.

Ước tính, thế giới có khoảng 32 triệu người đã chết vì HIV kể từ khi căn bệnh này được phát hiện lần đầu hồi đầu những năm 1980.

Tuy nhiên, gần đây, các loại thuốc kháng virus đã giúp người nhiễm HIV có thể sống được nhiều năm. Một số trường hợp hiếm hoi được cấy ghép tế bào gốc cũng đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nơi phát hiện 95% số ca nhiễm HIV mới.

Theo WHO, cứ 25 người trưởng thành ở khu vực Châu Phi lại có một người dương tính với HIV. Số người nhiễm HIV tại đây chiếm hơn 2/3 tổng số người nhiễm HIV trên toàn thế giới.

Đậu mùa

Năm 1980, WHO tuyên bố thế giới không còn bệnh đậu mùa. Nhưng trước đó, con người đã chiến đấu với căn bệnh này trong hàng nghìn năm. Những người khác phải sống cùng những vết sẹo sâu, vĩnh viễn và thường bị mù sau khi mắc biến chủng này.

Trong lịch sử, đậu mùa đã gây ra làn sóng tử vong khủng khiếp tại Mỹ. Các nhà sử học ước tính căn bệnh này đã giết chết 90% dân số bản địa ở châu Mỹ. Theo National Geographic, chỉ riêng trong thế kỷ XX, bệnh đậu mùa đã giết chết 300 triệu người tại châu lục này.

Hantavirus (HPS)

Hội chứng phổi Hantavirus (HPS) lần đầu tiên được quan tâm rộng rãi ở Mỹ vào năm 1993. Virus này không lây truyền từ người sang người mà do tiếp xúc với phân của chuột bị nhiễm bệnh. Theo CDC, tính đến cuối năm 2020, hơn 833 người ở Mỹ đã mắc bệnh HPS, 35% trong số đó đã chết vì căn bệnh này .

Cúm

Theo CDC, cúm có mức độ lây lan kinh hoàng. Do đó, dù có tỷ lệ tử vong rất nhỏ, khoảng 1,8 trên 100.000 người mỗi năm, căn bệnh này vẫn khiến khoảng 650.000 người trên toàn thế giới tử vong hàng năm.

Cúm là bệnh có tỷ lệ tử vong thấp nhưng số người mắc rất cao. Ảnh: Shutterstock.

Đôi khi, một chủng cúm mới xuất hiện có thể tạo ra đại dịch lây lan trên toàn cầu. Thông thường, những chủng mới này có tỷ lệ tử vong cao hơn bệnh cúm đặc hữu.

Đại dịch cúm nguy hiểm nhất được gọi là cúm Tây Ban Nha, bắt đầu vào năm 1918, khiến 40% dân số thế giới mắc bệnh, giết chết khoảng 50 triệu người.

Sốt xuất huyết Dengue

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh do muỗi truyền, xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1950 ở Philippines và Thái Lan.

Theo tạp chí Nature, thế giới có tới 40% dân số đang sống ở những khu vực có dịch sốt xuất huyết. Do biến đổi khí hậu tạo điều kiện cho muỗi mang mầm bệnh lây lan sang các khu vực khác, căn bệnh này có khả năng sẽ lan rộng hơn nhiều khu vực khác.

Theo WHO, bệnh sốt xuất huyết lây nhiễm cho 100 triệu đến 400 triệu người mỗi năm. Đặc biệt, sốt xuất huyết Dengue có tỷ lệ tử vong là 20% nếu không được điều trị.

Rotavirus

Theo Hiệp hội Prevent Rotavirus, Rotavirus là virus gây bệnh tiêu chảy khiến 200.000 trẻ em mất mạng mỗi năm, chủ yếu ở Nigeria và Ấn Độ.

Rotavirus là tác nhân khiến nhiều trẻ em tử vong vì tiêu chảy. Ảnh: CDC.

WHO ước tính trên toàn thế giới có hơn 25 triệu lượt khám ngoại trú và 2 triệu ca nhập viện mỗi năm do nhiễm rotavirus.

Hiện nay, thế giới có 2 loại vaccine bảo vệ trẻ em khỏi rotavirus, nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các quốc gia đã triển khai vaccine này cũng ghi nhận số ca nhập viện và tử vong do rotavirus giảm mạnh.

SARS

Theo WHO, loại virus gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng, hay SARS, lần đầu tiên được xác định vào năm 2003 trong đợt bùng phát ở Trung Quốc. Theo Tạp chí virus học, virus này ban đầu có khả năng xuất hiện ở loài dơi, sau đó lây sang cầy hương trước khi lây nhiễm sang người.

Theo CDC, sau khi bùng phát ở Trung Quốc, SARS đã lan sang 26 quốc gia trên thế giới, lây nhiễm cho 8.096 người và giết chết hơn 774 người trong vài tháng.

Bệnh gây sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể và thường tiến triển thành viêm phổi. SARS có tỷ lệ tử vong ước tính là 9,6%. May mắn, không có trường hợp SARS mới nào được báo cáo gần đây.

SARS-CoV-2

SARS-CoV-2 là tác nhân hàng đầu gây ra đại dịch chết người Covid-19. Theo thống kê của WHO, tính đến ngày 4/2, toàn cầu có hơn 774 triệu trường hợp được xác nhận mắc Covid-19. Hơn 7 triệu trong số đó đã tử vong.

Hình ảnh kính hiển vi điện tử của SARS-CoV-2 trong một bệnh nhân ở Mỹ. Ảnh: NIAID-RML.

SARS-CoV-2 thuộc cùng họ virus lớn với SARS-CoV, được gọi là coronavirus, được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 12/2019 tại TP Vũ Hán, Trung Quốc. Theo một nghiên cứu năm 2021 trên tạp chí Nature, virus này có thể có nguồn gốc từ dơi và truyền qua động vật trung gian trước khi lây nhiễm sang người.

Theo WHO, loại virus này gây nguy cơ cao hơn đối với những người mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, huyết áp cao hoặc béo phì. Các triệu chứng thường gặp gồm sốt, ho, mất vị giác hoặc khứu giác, khó thở, đau ngực và mất khả năng vận động.

MERS

MERS là virus gây ra hội chứng hô hấp Trung Đông với các đợt bùng phát ở Saudi Arabia vào năm 2012 và một đợt khác ở Hàn Quốc vào năm 2015.

Virus MERS thuộc cùng họ virus với SARS-CoV và SARS-CoV-2. Theo WHO, căn bệnh này lây nhiễm cho lạc đà trước khi truyền sang người và có thể gây sốt, ho và khó thở ở người nhiễm bệnh.

Giống như những người anh em họ là SARS và SARS-CoV-2, MERS thường gây tiến triển thành bệnh viêm phổi nặng.

Loại virus này có tỷ lệ tử vong cao với khoảng 35%. Tuy nhiên, tính đến năm 2021, MERS chỉ khiến 858 người tử vong vì nó không dễ lây lan giữa người với người.