Trạng thái thanh thản của lương tâm là gì

Đáp án: A

Lời giải: Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp cho con người tự tin vào bản thân.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

-theo em,nhờ đâu mà chúng ta có được trạng thái thanh thản ?

-theo em một người như thế nào thì bị coi là vô lương tâm ?

-em đã làm gì để rèn luyện và giữ gìn cho mình một lương tâm trong sáng

Các câu hỏi tương tự

Trước hết mình chân thành cảm ơn tất cả những bạn đã luôn cống hiến cho page hoc24 này bằng cách nỗ lực ngày đêm trả lời câu hỏi rõ ràng và minh bạch [ví dụ như bạn Đỗ Thanh Hải, anh Maximillan,...]. Họ là chuẩn mực của một người CTV trách nhiệm, năng động, luôn hướng tới cộng đồng.

Bây giờ mình sẽ vào vấn đề chính. Có RẤT NHIỀU, xin nhấn mạnh là rất nhiều thành phần tham gia chưa đúng chuẩn mực đạo đức của hoc24. Những ngày gần đây, các bạn ý luôn có rất nhiều "chiêu trò" để kiếm GP như là tự hỏi tự trả lời, tìm kiếm đáp án trên mạng xong rồi copy về hoc24 và không ghi "Tham khảo!", câu kết với nhau để "đăng và trả lời theo nhóm",... Ngoài ra, có rất nhiều bạn sử dụng những ngôn từ chưa chuẩn mực, mang tính xúc phạm trên diễn đàn học tập, gây phiền toái, thâm chí gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lí của các bạn khác tham gia.

Chính vì vậy, mình xin đưa ra một số giải pháp như sau:

- Về vấn đề "tự hỏi tự trả lời [self-answering]": các bạn CTV hãy báo mình hoặc cô Quyên những bạn nào hay dùng thủ đoạn này. Các bạn hãy báo về những thông tin sau: link nick hoc24 + link câu hỏi bằng chứng. Mình cùng các thầy cô ban quản trị hoc24 sẽ xử lí ngay lập tức, hình phạt nhẹ nhất sẽ là trừ hết toàn bộ GP và COIN trong tài khoản.

- Về vấn đề "trích dẫn câu trả lời từ nguồn khác, vi phạm bản quyền": cái này mình và các thầy cô trên hoc24 sẽ kiểm tra hàng ngày và sẽ báo lại cho các thầy cô admin khi có vi phạm. Nếu vi phạm nhẹ thì sẽ bị xóa câu trả lời vi phạm và cảnh cáo. Nếu vi phạm nặng, tái diễn nhiều lần, hình phạt có thể là khóa chức năng trả lời trong 3-30 ngày.

- Về vấn đề "xúc phạm danh dự, sử dụng từ ngữ không đúng chuẩn mực": bất kì thành viên nào trong hoc24 đều có thể báo cáo về cho mình hoặc cô Quyên. Nếu thấy có vi phạm, hình phạt nhẹ nhất là trừ toàn bộ GP + COIN và bị ban nick ít nhất 1 tuần.

Đó là những chia sẻ của mình về những vấn đề của hoc24 những ngày này. Chúc các bạn có một buổi tối vui vẻ!

P/s: các thầy cô quản lý có thể biết được ai "self-answering" trong có vài giây đó, nhớ nha các thành viên đang có ý định gian lận :]

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”, “lương tâm”. Một tiếng nói thầm kín bên trong bảo cho chúng ta biết cái gì đúng và cái gì sai? Nó dựa trên lý trí hay trực giác, hay nó đơn thuần chỉ là sự phản chiếu những gì cha ông chúng ta và những thẩm quyền khác đã dạy bảo chúng ta? Vậy Lương tâm là gì, và nó có ý nghĩa như thế nào?

1. Lương tâm là gì?

– Lương tâm là năng lực mang tính tự giác của con người tự giám sát bản thân. Tự đề ra cho mình nghĩa vụ đạo đức phải hoàn thành, tự đánh giá hành vi của mình. Nói rộng ra, là ý thức chủ quan của cá nhân về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội. Nó được coi như là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bản thân.

– Là một phần của tính cách giúp bạn xác định đúng và sai. Là kết quả của quá trình sống chứ không phải bẩm sinh. Nó luôn đi với con người trong suốt quá trình hành động.

  • Lương tâm của bạn giống như la bàn. Nó hướng dẫn bạn đi đúng đường và tránh được vấn đề.
  • Giống như cái gương. Nó phản ánh tình trạng đạo đức và cho biết con người bề trong của bạn.
  • Giống như người bạn tốt. Nó có thể cho bạn lời khuyên tốt và giúp bạn được thành công nếu bạn chịu lắng nghe.
  • Giống như quan tòa. Nó sẽ kết án khi bạn làm điều sai.
Luôn đi với con người trong suốt quá trình hành động

2. Tại sao phải sống có lương tâm?

– Người có lương tâm được xã hội đánh giá cao vì:

Lương tâm trong sạch làm cho ta ý thức được nhân phẩm của mình

2.1. Ý nghĩa:

  • Là ngọn nguồn bên trong của hạnh phúc. Lương tâm trong sạch làm cho ta ý thức được nhân phẩm của mình. Cảm thấy sự khoan khoái của tâm hồn còn sự vô lương tâm là nguồn của sự bất hạnh. Là điều kiện của hạnh phúc vừa theo chiều khẳng định vừa theo chiều phủ định.
  • Với chức năng tự đánh giá nên nó là một động lực thúc đẩy chủ thể làm điều thiện. Làm tròn nghĩa vụ của mình, dũng cảm tự thú sai lầm, kiên quyết sửa chữa sai lầm. Là động cơ của mọi điều thiện.
  • Giúp con người biết làm điều thiện, tránh xa điều ác, biết cảm thông, chia sẻ hơn là thù ghét, đố kị. Biết nhường nhịn hơn là ganh đua, biết phân biệt lẽ đúng – sai, phải – trái. Mong muốn được làm điều tốt đẹp cho người khác.
  • Giúp con người tu dưỡng đạo đức, sống chân thiện và lan tỏa những giá trị tốt đẹp ra cộng đồng.

Người sống có lương tâm trong sáng, tốt đẹp luôn biết sống vì người khác

2.2. Biểu hiện của lương tâm là gì?

  • Người có lương tâm sẽ tự tin vào bản thân hơn và phát huy được tính tích cực trong hành vi của mình góp phần phát triển xã hội.
  • Họ biết điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực của xã hội, biết ăn năn, sửa chữa lỗi lầm của mình. Biết sống vì người khác, luôn giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn mà không cần điều kiện.
  • Họ trong sáng, tốt đẹp luôn biết sống vì người khác. Biết trân trọn mọi thứ ở xung quanh mình. Bởi thế, họ luôn được người khác tôn trọng và yêu quý. Nhất định sẽ có được tình yêu cuộc sống và cảm nhận được hạnh phúc.

3. Cách rèn luyện lương tâm

– Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái: thanh thản và cắn rứt. Nhưng dù ở trạng thái nào nó cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân. Để trở thành người như thế, phải thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức tiến bộ. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đạo đức đối với gia đình, xã hội và đất nước.

Để trở thành người có lương tâm, phải thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức tiến bộ

Những cách giúp rèn luyện:

– Là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội. Để trở thành người có lương tâm thì ta cần có:

  • Thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo quan niệm tiến bộ và tự giác thực hiện các hành vi đạo đức hàng ngày. Biến ý thức đạo đức thành thói quen đạo đức.
  • Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội.
  • Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ trong quan hệ giữa người với người. Hướng nhận thức đến sự cao thượng, không chỉ biết yêu thương con người mà còn biết sống vì người khác.
  • Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đạo đức của bản thân một cách tự nguyện, phấn đấu trở thành người công dân tốt , người có ích cho xã hội.

Để lương tâm được chuẩn mục, nhận định đúng sai, thiện ác. Chúng ta cần cung cấp cho họ một hệ thống đạo lý và những tiêu chuẩn hành động luân lý. Dựa trên những cơ sở đó, lương tâm sẽ đưa ra phán đoán về các giá trị luân lý mà họ sẽ thực hiện. Lương tâm là kết quả của quá trình sống chứ không phải bẩm sinh. Lương tâm luôn đi với con người trong suốt quá trình hành động. Làm người, có thể đánh mất tất cả nhưng không bao giờ được để mất lương tâm.

Xem thêm: 8+ ý nghĩa của chữ nhẫn. Thời khắc nào cần nhẫn nhịn để đạt được thành công?

Xem thêm: Hạnh phúc là gì? 5 bí quyết để luôn cảm thấy hạnh phúc

Video liên quan

Chủ Đề