Nhiều cha mẹ thường cho con ngủ cùng đến tuổi niên thiếu vì sợ con xa hơi mình không ngủ được, thế nhưng điều này chưa hẳn đã tốt nếu không muốn nó là gây hại.Là trường hợp phổ biến của hầu hết gia đình Việt khi luôn để con cái ngủ cùng mình đến lúc trưởng thành, chị H. chia sẻ nỗi lòng: “Nhà mình neo người, mãi mới được mụn con. Giờ nó đã 9 tuổi, cao nhồng nhồng rồi nhưng vợ chồng mình vẫn không dám cho nó ngủ riêng. Thấy tội nó sao đó!”.Thật ngạc nhiên không đâu con cái lại ngủ chung với cha mẹ "lâu bền" như nước ta. Ở các nước khác, khi lên 3 bé đã bắt đầu được cho ngủ riêng, ngoài phòng bố mẹ vì nhiều lý do khác nhau. Thứ nhất, trẻ đã tự nhận thức, có lối sống, suy nghĩ riêng và cần có một không gian độc lập cho riêng mình. Thứ hai, cha mẹ có những riêng tư và các sinh hoạt nhạy cảm cần tránh trước mặt con cái. Và còn nhiều lý do thuyết phục khác. Thế nhưng vì sao cho đến tận bây giờ nhiều gia đình vẫn cho con ngủ chung với bố mẹ dù các bé đã lớn? Phải chăng do bố mẹ vẫn chưa ý thức được hết những tai hại của việc làm này?Tai hại khi cho trẻ trên 3 tuổi ngủ chung cùng cha mẹMới đây vợ chồng chị T. đưa cô con gái 10 tuổi đi khám tâm lý vì gần đây con có biểu hiện lạ sau khi đọc tin nhắn tình cảm của cha mẹ. Chị T. cho biết trước nay chị hay ngủ cùng con gái vì cô con gái mắc chứng sợ ma và hay ốm vặt, còn chồng ngủ cùng con trai ở phòng khác. Tuy nhiên, không hiểu sao từ khi bé đọc được tin nhắn của cha mẹ thì con chị khó chịu, giận dữ với mẹ và có thái độ chống đối cha. Bé thường tìm cách quấy quả khi thấy ba mẹ nói chuyện hoặc thân mật với nhau.Tâm lý bất ổn chỉ là một trong những điều tai hại khi bố mẹ tiếp tục cho con ngủ chung dù đã lớn.- Cha mẹ thường nghĩ không cho con ngủ riêng sớm tức là thương con, nhưng hoàn toàn không phải nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự tự lập sau này của trẻ.- Khi cho trẻ ngủ chung, cha mẹ nghĩ con đã ngủ say nên thường có sự gần gũi, âu yếm nhau. Vì vậy các con sẽ vô tình chứng kiến nhiều “cảnh nóng”, nếu việc này diễn ra hằng ngày sẽ lưu vào trí nhớ của con và ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi về tình dục của trẻ sau này.- Chưa kể lúc ngủ chung con cũng quen với cảnh cha mẹ hớ hênh quần áo, khiến trẻ vô cùng tò mò, thậm chí có cảm giác kích dục ngay từ khi còn nhỏ.- Nếu cha của trẻ có thói quen hút thuốc, trẻ sẽ bị ám mùi khóc từ người lớn gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thần kinh trung ương.Bí quyết kích thích trẻ ngủ riêngChính vì những nguyên nhân trên, cha mẹ nên cho trẻ ngủ riêng ngay từ lúc mới sinh hoặc lúc trẻ đã bắt đầu bi bô tập nói. Tuy nhiên các mẹ đã ngủ chung với con đều hiểu rằng chẳng dễ dàng gì cho con ra ngủ riêng bởi tâm lý: Sợ con gặp chuyện, sợ con khóc vào ban đêm, trẻ không chịu ngủ khi không có cha mẹ bên cạnh...Dưới đây là những gợi ý giúp cha mẹ giải quyết những vấn đề này:- Cho trẻ ngủ đầu giường không chia tách phòng: Với những trẻ có thói quen ngủ chung với cha ẹm, việc cho trẻ ngủ riêng là điều khó khăn hơn bao giờ hết, điều này đòi hỏi một quá trình lâu dài. Khi quyết định cho trẻ ngủ riêng đầu tiên cha mẹ có thể đặt 1 chiếc giường nhỏ bên cạnh giường của người lớn, để trẻ ngủ ở đó. Việc này giúp trẻ thích nghi với việc ngủ mà không có phụ huynh bên cạnh.- Khuyến khích trẻ tự trang trí phòng của mình: Trẻ con cũng giống như người lớn, luôn muốn có 1 “ốc đảo” riêng dành cho bản thân mình. Vì vậy cha mẹ có thể khuyến khích trẻ ngủ riêng bằng cách cho bé tự trang trí căn phòng của mình, bằng những loại đồ chơi mà con yêu thích. Điều này sẽ khiến trẻ có ý tưởng đi ngủ trong phòng của mình cùng những “người bạn” tốt.- Cha mẹ cùng con cái nên đặt những nguyên tắc và thực hiện nó: Với tâm lí thương con, các bậc cha mẹ thường rất dễ mủi lòng khi thấy bé ôm gối sang phòng mình xin ngủ cùng. Tuy vậy, cha mẹ cần dứt khoát giải thích cho con hiểu: “Giờ con đã lớn rồi, con cần học cách ngủ một mình để còn lớn khôn nữa”. Sau đó có thể đưa bé về phòng, nán lại một chút để dỗ bé ngủ bằng cách kể lại 1 câu chuyện, đọc sách cho trẻ nghe,... đến lúc trẻ đã đi vào giấc ngủ rồi lặng lẽ rời đi.