Trẻ sơ sinh tháng đầu lên bao nhiêu kg la đủ

Một tháng sau khi sinh là khoảng thời gian vô cùng mới mẻ, vất vả cho cả mẹ và bé. Bé phải tập thích nghi với môi trường sống mới bao gồm nhiều yếu tố khác nhau chứ không chỉ bó bọc trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, cuộc sống của mẹ cũng hoàn toàn thay đổi, không chỉ sinh hoạt cho chính bản thân mình mà cần phải làm thêm những phần việc cho bé như cho con bú, học cách bế con, thay tã, vệ sinh cho bé...

Ngoài ra, sức khỏe của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi còn quá non nớt, sức đề kháng cơ thể cực yếu, nếu không được chăm sóc cẩn thận, bé rất dễ mắc bệnh.

Sức khỏe của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi còn quá yếu, mẹ nên thật cẩn thận. Ảnh minh họa

Trẻ 1 tháng tuổi đã biết làm những gì?

Khi còn ở trong bụng mẹ, trẻ sơ sinh phát triển theo tư thế cuộn tròn, vì vậy sau khi chào đời hầu hết các bé vẫn chưa thể duỗi thẳng hết người mà còn cong cong phần tay, chân, cổ. Tuy nhiên, điều này sẽ được cải thiện ngay trong 1 tháng đầu đời này, mẹ không nên quá lo lắng.

Trẻ 1 tháng tuổi bắt đầu biết bám và tìm đường đến bầu vú mẹ để mút sữa. Khả năng cầm nắm tiếp tục được hình thành rõ rệt hơn, bé có thể nắm lấy bất cứ thứ gì đặt trong lòng bàn tay mình như ngón tay của mẹ chẳng hạn. Ngoài ra các bé 1 tháng tuổi cũng thích xòe rộng bàn tay.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cũng thường có nhiều biểu hiện giật mình, duỗi tay/ chân thẳng ra nhưng nhanh chóng co tròn lại.

Các bé dường như ngủ suốt ngày [15-16 tiếng/ ngày], chỉ lúc bé đói mới thức giấc hoặc khó chịu trong người bé sẽ quấy khóc và không chịu ngủ. Mẹ cần lưu tâm đến vấn đề này.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nên tăng từ 800 gram - 1 kg so với lúc mới sinh là tốt nhất. Ảnh minh họa

Ngoài ra các giác quan như vị giác, thính giác, khứu giác, thị giác của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đều phát triển rõ rệt so với lúc trước còn trong bụng mẹ: bé thích mở mắt nhìn những gì đang diễn ra, thích nghe tiếng mẹ và mọi người nói, mũi có thể ngửi được mùi sữa mẹ và phân biệt được cay, đắng, chua...

Cân nặng của trẻ 1 tháng tuổi

Sau khi nghiên cứu cân nặng của một số trẻ sơ sinh cùng tháng tuổi, hàng năm Tổ chức Y tế Thế giới sẽ đưa ra tháp đồ cân nặng dành cho các bé sơ sinh.

Theo đó, thông thường cân nặng trung bình mà bé sơ sinh 1 tháng tuổi nên đạt được là từ 4 - 4,2kg [tăng khoảng 200 gram/ tuần hoặc 1 kg/ tháng so với lúc chào đời] là tốt nhất. Ngoài ra, nếu cân nặng của bé thấp hoặc cao hơn so với mức này, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách chăm sóc trẻ 1 tháng tuổi tốt nhất, giúp bé có cân nặng ổn định hơn.

Tham khảo: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tại đây

Bạn mới sinh em bé và trông con phát triển từng giờ từng ngày. Dựa vào số ký mà bạn sẽ biết con mình có đủ tiêu chuẩn không? Bạn cần có 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Vậy mỗi tháng bé tăng bao nhiêu cân là đủ?

Thông thường trong những năm tháng đầu sau sinh, trẻ có thể giảm cân [gọi là giảm cân sinh lý] và sau đó sẽ bắt đầu tăng cân dần từ giữa hoặc sau 1 tuần. Ở giai đoạn này thì chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ là rất quan trọng. Tôi còn nhớ khi con tôi chào đời bé nặng 3,4kg nhưng sau 1 tháng thì bé được 5,0kg. Đây là số kg đã đủ cho bé hay mỗi tháng bé tăng bao nhiêu cân là đủ? Cùng tìm hiểu thông tin bên dưới nhé

Mỗi tháng bé tăng bao nhiêu cân là đủ

1. Những tiêu chuẩn cân nặng cho bé trai và bé gái

Theo bảng tiêu chuẩn về cân nặng, mỗi tháng bé tăng bao nhiêu cân là đủ? cân nặng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Tổ chức Y tế thế giới [ gọi tắt là WHO], sự tăng cân của các trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời có 1 sự khác nhau giữa bé trai và bé gái. Riêng bé trai thường có 1 xu hướng tăng cân nhanh hơn bé gái ở giai đoạn sau khi sinh.

Mức tăng cân hợp lý lý tưởng đối với bé trai bạn cũng quan tâm đến chiều cao của bé nữa nhé. Cũng có tiêu chuẩn cho chiều cao này. Bảng tăng cân của trẻ sơ sinh:

            –   Tháng đầu tiên: bé tăng lên 1,2kg.

            –   Tháng thứ hai: tăng ít nhất 1,1kg.

            –   Tháng thứ 3, 4, 5: tăng cân với các mức tương ứng là 0,8kg, 0,6kg, 0,5kg.

Mức tăng cân hợp lý cho bé gái:

            –   Tháng đầu tiên: bé tăng cân thêm 1kg.

            –   Tháng thứ hai: tăng lên 0,9kg.

            –   Riêng tháng thứ 3, 4, 5: việc tăng cân tương ứng với mức là 0,7kg, 0,6kg, 0,5kg.

Lưu ý: Đây chỉ là mức tăng mà tổ chức WHO đề nghị cho các bé có cân nặng lúc chào đời đạt chuẩn là 3.3kg [bé trai] và 3.2kg [bé gái]. Nó còn phụ thuộc vào bạn chỉ cho con uống sữa mẹ hay vừa uống sữa mẹ vừa dùng sữa thêm bên ngoài nữa.

Mỗi tháng bé tăng bao nhiêu cân là đủ

2. Trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào?

Tốc độ phát triển về cân nặng của một đứa trẻ mới sinh thì bình thường khoảng 3 – 3,5 kg, nếu bé có chỉ số cân nặng dưới 2,5 kg, mà sinh vẫn đủ tháng thì là trẻ đã bị suy dinh dưỡng trong bào thai, còn nếu sinh thiếu tháng gọi là bé sinh non. Vậy mỗi tháng bé tăng bao nhiêu cân là đủ?

Bé vẫn có thể bị tụt cân trong tuần đầu tiên sau khi sinh, tụt ký dao động khoảng 5 – 10% cân nặng nhưng mà từ tuần thứ 2 trở đi, trẻ sẽ tăng cân rất nhanh. Trẻ sơ sinh sẽ tăng cân như thế nào là hợp lý? Mỗi tháng bé lên bao nhiêu kg? Trẻ sơ sinh tháng thứ 2 tăng bao nhiêu kg? Thông thường thì trong 3 tháng đầu đời, trẻ tăng từ 1 – 1,2 kg/tháng thôi, từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 tăng khoảng 0,6 kg/tháng. Càng về sau thì càng tăng cân chậm khi từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12 trẻ tăng 0,3 – 0,4kg/tháng. Còn đối với trẻ từ 1 – 10 tuổi trẻ thì tăng cân bình quân 2 – 2,5 kg/năm.

Thông thường, nếu bạn cho bé bú sữa bình hoàn toàn thì lượng sữa tối thiểu trong ngày sẽ là 610 mL. Nếu con bú mỗi ngày 6 đến 8 cữ thì lượng sữa mỗi cữ gần 100 mL. Lượng sữa bột của bé dùng mỗi ngày chỉ có 350mL, nó không đủ nhu cầu canxi [trên 500 mL sữa công thức mới đủ]. Vì thế, nếu bạn bận đi làm thì ban đêm bú mẹ nhiều lần, ban ngày bạn nên vắt sữa mẹ ra bình cho bé bú. Nếu lượng sữa được vắt ra từ mẹ ít quá thì pha thêm sữa bột cho đủ. 

3. Cách xử trí khi trẻ chậm tăng cân

Mỗi tháng bé tăng bao nhiêu cân là đủ

Bạn nên trao đổi với bác sĩ về các tình trạng chậm tăng cân của bé. Chỉ khi nào tìm ra nguyên nhân chính xác, bác sĩ sẽ hướng dẫn chỉ định việc dùng thuốc điều trị và tăng cường lượng calo nạp vào cơ thể bé. Nếu bé có xu hướng là ngủ khi bú, bạn nên thử cù nhẹ vào chân, đánh thức cho bé để tiếp tục “ti mẹ”. Nếu bé vẫn chưa “ti” đủ hai bên ngực mẹ mà đã ngủ, bạn nên dùng tay để vắt sữa ở một bên ngực đang căng.

Cách này có thể kích thích sự sản xuất sữa mẹ cho bé dùng vào những lần sau. Bạn có thể cho bé dùng thêm sữa ngoài bên cạnh bú sữa mẹ hoặc tăng cường dinh dưỡng thêm nếu bé đã bước vào tuổi tập ăn dặm. Sữa và các sản phẩm từ sữa, bột ngũ cốc, chất đạm… là những gợi ý tốt để bé nạp đủ dinh dưỡng, giúp cho việc tăng cân. Cũng có trường hợp bé vẫn chậm tăng cân mà cha mẹ đã thử đủ mọi cách. Cha mẹ cũng không nên quá lo lắng vì cân nặng nó còn phụ thuộc vào quá trình hấp thu chất dinh dưỡng ở mỗi bé. Đến một giai đoạn nhất định, nhiều bé sẽ phát triển rất nhanh, theo kịp với sự tăng trưởng với các bé cùng tuổi.

Trên đây là những thông tin của elipsport.vn về mỗi tháng bé tăng bao nhiêu cân là đủ. Hi vọng bạn sẽ có những thông tin quý báu để giúp con em mình phát triển 1 cách toàn diện. Chúc các bạn luôn thành công trong cách chăm bé của mình.

Thực phẩm là một trong những yếu tố quan trọng của việc tăng cân, Tuy nhiên, một yếu tố khác giúp quá trình tăng cân bền vững hơn, chính là tập luyện thể dục thể thao. Hiểu được điều đó, Elipsport mang đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại nhà như máy chạy bộ Elipsport, xe đạp tập, ghế massage,.. giúp bạn có thể tập luyện, thư giãn mọi lúc rảnh rỗi. Hãy luyện tập để cải thiện cân nặng của bạn từ hôm nay nhé!


Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Video liên quan

Chủ Đề