Trên trái Đất bằng Hà phân bố ở các vùng cực chiếm tỉ lệ

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1 trang 45 sách bài tập Địa Lí lớp 6 - Kết nối tri thức: Lựa chọn đáp án đúng.

Quảng cáo

a] Vùng đất cung cấp nước thường xuyên cho sông gọi là

A. thượng lưu sông.                B. hạ lưu sông.            C. lưu vực sông.          D. hữu ngạn sông.

b] Phụ lưu sông là

A. con sông nhỏ.                                                         

B. sông đổ nước vào sông chính.

C. sông thoát nước cho sông chính.                            

D. các con sông không phải là sông chính.

c] Với những con sông có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ nước mưa thì

A. mùa lũ là mùa hạ, mùa cạn là mùa đông.

B. mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô.

C. mùa lũ vào đầu mùa hạ.

D. mùa lũ vào đầu mùa xuân.

d] Ý nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ?

A. Hạn chế lãng phí nước.                                          B. Mang lại hiệu quả kinh tế cao.

C. Góp phần bảo vệ tài nguyên nước.                      D. Nâng cao sản lượng thuỷ sản.

e] Băng hà chiếm khoảng bao nhiêu phần trong tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất?

A. 1/3.                                    B. 2/3.                         C. 1/2.                        D. 3/4.

g] Băng hà chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm diện tích lục địa?

A. 70%.                                   B. 50%.                       C. 10%.                       D. 30%.

Lời giải:

a] Chọn C.

b] Chọn B.

c] Chọn B.

d] Chọn D.

e] Chọn D.

g] Chọn C.

SGK/158-162, lịch sử và địa lí 6 cơ bản.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải sách bài tập Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải sách bài tập Địa Lí lớp 6 hay, chi tiết - Kết nối tri thức của chúng tôi được biên soạn bám sát Sách bài tập Địa Lí 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống [NXB Giáo dục].

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

  • Chính sách Môi trường
  • Hỏi đáp chính sách

Thứ năm, 21/10/2021 16:00 [GMT+7]

Thủy quyển trên Trái Đất có hình thái như thế nào?

Your browser does not support the audio element. Miền BắcMiền Nam

Thuỷ quyển là lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh Trái Đất, bao gồm nước ngọt, nước mặn ở cả ba trạng thái cứng, lỏng và hơi. Theo đó, toàn bộ nước trên Trái Đất tạo nên thủy quyển.

Thuỷ quyển bao gồm đại dương, biển, ao hồ, sông ngòi, nước ngầm và băng tuyết. Khối lượng của thuỷ quyển khoảng 1,4.1018 tấn. Trong đó đại dương có khối lượng chiếm 97,4% toàn bộ thuỷ quyển. Phần còn lại là băng trên núi cao và hai cực Trái Đất chiếm 1,98%, nước ngầm chiếm 0,6%; ao, hồ, sông, suối, hơi nước chỉ chiếm 0,02%.

Trong đó, ranh giới trên của thuỷ quyển là mặt nước của các đại dương, ao, hồ. Ranh giới dưới của thuỷ quyển khá phức tạp, từ các đáy đại dương có độ sâu hàng chục km, vài chục mét ở các thấu kính nước ngầm cho đến vài chục cm ở các vùng đất ngập nước. Theo diện tích che phủ, thuỷ quyển chiếm 70,8% hay 361 triệu km2 bề mặt Trái Đất với độ sâu trung bình 3.800m. Thuỷ quyển phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất, ở nam bán cầu là 80,9%, ở bắc bán cầu là 60,7%.

Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên Trái Đất.

Ngoài ra, đại dương chiếm phần quan trọng của Trái Đất, gồm có Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Ðộ Dương và Bắc Băng Dương. Trong các đại dương, người ta lại chia ra các vùng biển có diện tích nhỏ hơn như biển Ban Tích, biển Bắc, biển Ðông, biển Nam Trung Hoa... Tuy nhiên, có một số biển không có liên hệ với đại dương như biển Caspi, biển Aral được gọi là biển hồ. Một số phần đại dương hoặc biển ăn sâu vào đất liền được gọi là vịnh như vịnh Thái Lan hoặc vịnh Bắc Bộ.

Trong khi đó, khoảng 71% với 361 triệu km2 bề mặt Trái Đất được bao phủ không đều bởi mặt nước. Toàn bộ nước trên Trái Đất tạo nên thủy quyển. Do đó, tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.

Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên Trái Đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người. Ðể sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn nước.

Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất mang năng lượng [hải triều, thuỷ năng], chất mang vật liệu và tác nhân điều hoà khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên Trái Đất phụ thuộc vào nước.

Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỉ km3, tập trung trong thuỷ quyển 97,2% [1,35 tỉ km3], còn lại trong khí quyển và thạch quyển. 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông và hồ. Lượng nước trong khí quyển khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối 0,00007% tổng lượng nước trên Trái Đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng xuất phát từ nước mưa [lượng mưa trên Trái Đất 105.000km3/năm. Lượng nước con người sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km3, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp].

Tuy nhiên, hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên Trái Đất. Vì vậy, con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước đặc biệt trong khung cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.

Thùy Linh [T/h]

  • Nước bị ô nhiễm bởi vi sinh vật và hóa chất ra sao?
  • Mê mẩn 'quên lối về' suối nước nóng ruộng bậc thang ở Italia
  • Nước biển dâng ngày càng cao, châu Á chịu nguy cơ cao nhất
  • Nguyên nhân chính khiến nguồn nước ngầm ô nhiễm và sụt giảm

Bạn đang đọc bài viết Thủy quyển trên Trái Đất có hình thái như thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email:

  • Thủy quyển
  • tài nguyên nước
  • đại dương
  • ô nhiễm nguồn nước

Video liên quan

Chủ Đề