Trọng lực bằng bao nhiêu?

Bạn được cô giáo giao bài tập về nhà tìm trọng lực của chiếc xe tải nhưng bạn không biết được đáp án như thế nào? Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ lý thuyết trọng lực là gì, kí hiệu, đơn vị và công thức tính trọng lực kèm theo ví dụ giúp bạn có thể giải được bài tập về nhà nhé

Nội dung bài viết

Toggle

Trọng lực là gì?

Trọng lực là lực hút trái đất tác dụng lên một vật, có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía của trái đất. Trọng lực được xác định bằng cách tính khối lượng của vật với gia tốc tự do tại nơi đặt vật đó. Trọng lực sẽ có phương thẳng đứng và chiều từ hướng về phía trái đất.

Ký hiệu

Kiệu hiệu trọng lực là P

Đơn vị

Đơn vị đo lực là Newton (được ký hiệu là N).

Công thức tính trọng lực

P = m.g

Trong đó:

  • P: là trọng lực N
  • m: là khối lượng của vật Kg
  • g: là gia tốc rơi tự do m/s2

Lưu ý:

  • Nếu sử dụng đơn vị mét thì gia tốc trọng trường trên bề mặt Trái đất là 9.8m/s2.
  • Nếu sử dụng đơn vị feet thì gia tốc trọng trường là 32.2 f/s2.
  • Gia tốc trọng trường trên Mặt trăng có giá trị khoảng 1.622 m/s2, bằng khoảng 1/6 gia tốc trọng trường Trái
  • Đất. Do đó, trọng lượng trên Mặt trăng chỉ bằng 1/6 trọng lượng trên Trái đất.
  • Gia tốc trọng trường trên Mặt trời có giá trị khoảng 274 m/s2, gấp khoảng 28 lần Gia tốc trọng trường Trái đất. Do đó, mọi vật sẽ nặng hơn 28 lần nếu ở trên Mặt trời.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo: Đinh luật Ôm là gì? Công thức định luật Ôm chính xác 100%

Bài tập tính trọng lực có lời giải

Ví dụ 1: Một ô tô có trọng tải là 5 tấn thì tương ứng với trọng lượng là bao nhiêu?

Lời giải:

Ô tô có trọng tải là 5 tấn, tức khối lượng tổng cộng là 5 tấn.

5 tấn = 5000 kg tương ứng với 50.000N.

Vậy trọng lượng của ô tô là 50.000N

Ví dụ 2: Người ta muốn đánh dấu ba điểm A, B,C trên một bức tường thẳng đứng để đóng định treo ảnh triển lãm. Bức tường cao 4m và có chiều ngang 6m (H8.2). Điểm A nằm đúng giữa bức tường. Hai điểm B và C nằm ở độ cao 2,5m, B cách mép tường trái 1m, C cách mép tường phải 1m. Em hãy tìm một cách làm đơn giản mà lại có thể đánh dấu được chính xác ba điểm A, B và C.

Trọng lực bằng bao nhiêu?

Lời giải:

– Dùng thước đo và vạch lên nền nhà, sát mép bức tường cần treo tranh vạch 3 vạch A’, B’, C’ nằm ở chân đường thẳng đứng hạ từ A, B, C xuống. Tức là B’ và C’ cách các góc tường 1m, còn A’ cách đều 2 góc tường 3m

– Làm một sợi dây dọi dài 2,5m. Di chuyển điểm treo sợi dây dọi sao cho điểm dưới của quả nặng trùng với các điểm B’ và C’. Đánh dấu vào các điểm treo tương ứng của quả dọi. Đó chính là các điểm B và C

– Tương tự, làm sợi dây dọi dài 2m để đánh dấu điểm A

Ví dụ 3: Một vật thể có trọng lượng 2kg trượt trên mặt phẳng nghiêng 1 góc 30 độ với vận tốc ban đầu là 4m/s, biết hệ số ma sát trượt của nps là 0,2. Tính công của trọng lực cũng như công của lực ma sát, cho g = 10m/s.

Lời giải

Trọng lực bằng bao nhiêu?

Hy vọng với những kiến thức trọng lực là gì và công thức tính trọng lực mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp các bạn hệ thống lại kiến thức để áp dụng vào làm bài tập nhé

Trong khoa học và kỹ thuật, trọng lượng của một vật thường được xem là lực mà lực hấp dẫn tác động lên vật thể đó. Nó được ký hiệu bằng chữ P.

Đối với một vật nằm yên trên bề mặt Trái Đất, trong hệ quy chiếu gắn với bề mặt Trái Đất, vật không có gia tốc chuyển động, nên theo định luật 2 Newton, tổng cộng các lực tác động vào vật bằng không.

N→+F→G+F→QT=0→{\displaystyle {\vec {N}}+{\vec {F}}_{\mathrm {G} }+{\vec {F}}_{\mathrm {QT} }={\vec {0}}}

Trong công thức trên: N→{\displaystyle {\vec {N}}} là phản lực do mặt đất tác dụng lên vật, F→G{\displaystyle {\vec {F}}_{\mathrm {G} }} là trọng lực (lực hấp dẫn do trọng trường của Trái Đất tác dụng lên vật), và F→QT{\displaystyle {\vec {F}}_{\mathrm {QT} }} là tổng các lực quán tính trong hệ quy chiếu phi quán tính gắn với mặt đất, trong đó quan trọng nhất là lực quán tính ly tâm gây ra bởi chuyển động quay quanh trục của Trái Đất.

Trọng lượng biểu kiến của vật nói trên (thường được gọi là trọng lượng) là lực do vật tác động lên mặt đất, theo định luật 3 Newton, có độ lớn bằng và chiều ngược với phản lực mặt đất:

P→=−N→{\displaystyle {\vec {P}}=-{\vec {N}}}

Do đó:

P→=F→G+F→QT{\displaystyle {\vec {P}}={\vec {F}}_{\mathrm {G} }+{\vec {F}}_{\mathrm {QT} }}

Nói chung, các lực quán tính, bao gồm lực ly tâm, có giá trị rất nhỏ so với trọng lực, nên:

P→≈F→G{\displaystyle {\vec {P}}\approx {\vec {F}}_{\mathrm {G} }}

Nếu không có bề mặt giữ vật đứng yên, vật thể sẽ rơi tự do và ở trạng thái phi trọng lượng, tức là trọng lượng biểu kiến bằng 0. Những người ở trạng thái rơi tự do không cảm thấy sức nặng của cơ thể, do trọng lượng biểu kiến bằng 0, dù trọng lực tác động lên họ không đổi.

Lực hấp dẫn tác động lên mọi phần tử trong vật thể. Còn phản lực chỉ tác động vào nơi tiếp xúc với bề mặt cản. Phản lực này làm biến dạng nhỏ cơ thể, gây ra cảm giác về sức nặng.

Trọng lượng biểu kiến, thường gọi tắt là trọng lượng, là sức nặng của vật được thể hiện qua giá trị đo của cân lò xo hay lực kế lò xo. Nó đặc trưng cho lực nén của vật lên mặt sàn hay lực căng do vật gây ra lên lò xo của lực kế khi treo vật vào. Chính trọng lượng biểu kiến (chứ không phải trọng lực) là yếu tố tạo ra cảm giác về sự nặng nhẹ của cơ thể. Thực chất, cảm giác nặng nhẹ là cảm nhận của chúng ta về phản lực do mặt sàn tác dụng lên cơ thể mình chứ không phải cảm nhận về lực hút của Trái Đất. Khi không có sàn đỡ, ví dụ như khi rơi từ trên cao xuống, chúng ta không cảm thấy trọng lượng biểu kiến và ở trạng thái gọi là phi trọng lượng.

Bài toán thang máy trong cơ học cổ điển[sửa | sửa mã nguồn]

Bài toán thang máy trong cơ học cổ điển

Đây là một ứng dụng của định luật 2 Newton cho chuyển động của người dưới tác dụng của trọng lực và phản lực sàn thang máy, khi bỏ qua lực ly tâm trong hệ quy chiếu gắn với mặt đất.

Lực tổng cộng = khối lượng × gia tốcPhản lực sàn + trọng lực = khối lượng × gia tốcPhản lực sàn = - trọng lực + khối lượng × gia tốcPhản lực sàn = khối lượng × (gia tốc - gia tốc trọng trường)

Theo định luật 3 Newton:

Trọng lượng biểu kiến = - phản lực sànTrọng lượng biểu kiến = khối lượng × (gia tốc trọng trường - gia tốc)

Trong công thức trên, độ lớn các đại lượng được tính theo phương hướng xuống dưới.

Nếu thang máy chuyển động đều hay đứng yên thì gia tốc bằng 0. Khi đó có phản lực, và do đó trọng lượng biểu kiến của người, sẽ bằng giá trị trọng lực.

Nếu thang máy có gia tốc khi đi lên (giá trị âm khi tính theo phương hướng xuống dưới), người trong thang máy cảm thấy "nặng" hơn; trọng lượng biểu kiến tăng do phản lực sàn thang máy tăng. Nếu thang máy có gia tốc đi xuống (giá trị dương khi tính theo phương hướng xuống dưới), người trong thang máy cảm thấy "nhẹ hơn".

Khi thang máy rơi tự do, gia tốc đi xuống bằng gia tốc trọng trường do đó người mất trọng lượng biểu kiến. Khi thang máy đi xuống với gia tốc lớn hơn gia tốc trọng trường, thang sẽ đẩy người xuống phía dưới và người sẽ thấy trọng lượng biểu kiến nghịch hướng so với ban đầu

Công thức và dụng cụ tính trọng lượng[sửa | sửa mã nguồn]

Tính trọng lượng theo khối lượng (công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng): P = m.g

Trong đó: P là trọng lượng, đơn vị là N (niutơn, Newton (đơn vị))

m là khối lượng, đơn vị là kg(kilogram) g: gia tốc trọng trường; đối với hệ quy chiếu Trái Đất g = 9.81 m/s^2 P: trọng lượng kg.m/s^2 = N Dụng cụ dùng để đo độ lớn (cường độ) của lực hoặc trọng lượng là lực kế.