Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, để in thông tin ra màn hình ta dùng lệnh

Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, để in thông tin ra màn hình ta dùng lệnh
Cho số 10x để điền vào x (Tin học - Lớp 8)

Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, để in thông tin ra màn hình ta dùng lệnh

3 trả lời

Nhập vào một dãy gồm n số thực (Tin học - Lớp 7)

1 trả lời

IF=(AVERAGE(30,40,50)=35),40,50)= (Tin học - Lớp 11)

1 trả lời

Với n là số nguyên nhập vào từ bàn phím (Tin học - Lớp 7)

2 trả lời

Mã hoá hai số là 11 và 15 (Tin học - Lớp 6)

3 trả lời

Mã hóa các số sau: 11 ; 15 (Tin học - Lớp 6)

3 trả lời

Cùng Top lời giải "Viết câu lệnh để in giá trị của biến x ra màn hình" và tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức thú vị có liên quan đến ngôn ngữ lập trình Pascal môn Tin học 8 nhé!

Viết câu lệnh để in giá trị của biến x ra màn hình

Trong Pascal, đểviết câu lệnh để in giá trị của biến x ra màn hình, ta có 3 cách sau:

Cách 1: Writeln(x);

Cách 2: Write(x);

Cách 3: Write(x:3);

Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức thú vị có liên quan đến ngôn ngữ lập trình Pascal nhé!

Kiến thức tham khảo vềNgôn ngữ lập trình Pascal

1. Ngôn ngữ lập trình Pascal

- Pascal (phiên âm tiếng Việt: Pát-xcan) là một ngôn ngữ lập trình cho máy tính thuộc dạng mệnh lệnh và thủ tục, được Niklaus Wirth phát triển vào năm 1970. Pascal là ngôn ngữ lập trình đặc biệt thích hợp với kiểu lập trình cấu trúc và cấu trúc dữ liệu, ngôn ngữ lập trình này được đặt theo tên của nhà toán học, triết gia và nhà vật lí người Pháp Blaise Pascal.

2. Đặc điểm của ngôn ngữ Pascal

- Pascal có ngữ pháp và ngữ nghĩa đơn giản, mang tính logic, cấu trúc chương trình rõ ràng và dễ hiểu.

- Đây là ngôn ngữ thích hợp cho kiểu lập trình theo cấu trúc, đặc biệt dễ sửa chữa và cải tiến.

3. Câu lệnh là gì?

Câu lệnhlà đơn vị cơ bản của mộtngôn ngữ lập trình. Trong trường hợp đặc biệt, nó có thể cũng trở thành một đơn vị thao tác củamáy tính điện tửhay còn gọi là mộtchỉ thị.

Vì mức độ phức tạp, việc dùng cácchỉ thịđể trực tiếp điều khiểnmáy tínhsẽ rất ít thông dụng. Thay vào đó, người ta ghép một số tổ hợp của các chỉ thị để cho máy thi hành được một động tác lớn hơn gọi là câu lệnh. Như vậy mỗi câu lệnh bao gồm một hay một sốmệnh lệnh máy tínhđược sắp xếp theo trình tự xác định và nhằm mụch đích ra lệnh choCPUtiến hành một thao tác cố định có ý nghĩa.

Tùy theongôn ngữ lập trình, các câu lệnh sẽ có cấu trúc khác nhau và có trật tự sắp xếp nhất định. Trật tự này thường không đổi và được gọi làcú pháp(syntax).

Câu lệnh có thể hiểu như là mệnh đề cơ bản có thể được cấu trúc thông qua việc sử dụng các từ khóa (đã được định nghĩa từ trước bởingôn ngữ lập trình) hoặc là có thể tạo bởi các chỉ thị từ các cấu trúc ngữ pháp hay cú pháp đã được định nghĩa sẵn. Các câu lệnh của một chương trình dùng để chỉ thị cho máy tính biết làm gì, xử lý như thế nào với các dữ liệu và từ đó tiến hành các phép tính toán hay biến đổi dữ liệu để đạt được kết quả.

4. Đặc điểm của câu lệnh

Mệnh lệnh thì khác với biểu thức ở chỗ các biểu thức thì có thể trả về các gía trị và không thể gây ra hiệu ứng phụ, trong khi đó, các câu lệnh được thực thi sẽ không trả về giá trị nào ngoại trừ có thể tạo ra các hiệu ứng khác nhau.

Trong việc lập trình kiểu cấu trúc thì các câu lệnh có thể được nhóm lại tạo nên các khối câu lệnh (thí dụ như là các hàm hay các thủ tục)

5. Các kiểu câu lệnh

Định nghĩa:TYPE SALARY = INTEGER

Khai báo:VAR A:INTEGER

Gán giá trị:A:= A + 1

Dãy câu lệnh:A:= A + 1; WRITELN(A)

Điều kiện:IF A > 3 THEN WRITELN(A) ELSE WRITELN("NOT YET") END

Vòng lặp:FOR A:=1 TO 10 DO WRITELN(A) END

Gọi:CLEARSCREEN()

6. Ý nghĩa của câu lệnh

-write : sau khi xuất giá trị của các tham số ra màn hình thì con trỏ không xuống dòng.

-writeln : sau khi xuất giá trị của các tham số ra màn hình thì con trỏ xuống dòng tiếp theo.

- readln : dùng để nhập dữ liệu từ bàn phím vào các biến có kiểu dữ liệu chuẩn ( trừ kiểu boolean).

- beginphần thân chương trình.

- varphần khai báo biến trong chương trình lập trình pascal.

- typeBắt đầu các phần cho các loại biến do người dùng xác định và xác định một thể hiện kiểu mới khi đề cập đến một kiểu dữ liệu khác.

- procedureThủ tục (chương trình con).

- functionHàm (chương trình con).

- programKhai báo tên chương trình

Thư viện CRT

- clrscr : xoá toàn bộ màn hình.

- textcolor() : in chữ màu.

- textbackground() : tô màu cho màn hình.

- sound() : tạo âm thanh.

- delay() : làm trễ.

- nosound : tắt âm thanh.

- windows(x1,y1,x2,y2) : thay đổi cửa sổ màn hình.

- highvideo : tăng độ sáng màn hình.

- lowvideo : giảm độ sáng màn hình.

- normvideo : màn hình trở lại chế độ sáng bình thường.

7. Câu hỏi bài tập

Câu 1: hãy cho biết giá trị của biến a, biến b bằng bao nhiêu sau khi thực hiện đoạn lệnh sau:
a:=5; b:=10;

if (a>b) then a:=a+5 else b:=b-2;

A, a=5,b=8

B, a=10, b=8

C, a=10, b=10

D, a=5, b=10
Câu 2: phép toán (105 div 10+105 mod 5) có giá trị:

a, 5

b, 0

c, 15

d, 10
Câu 3: chon câu lệnh Pascal hợp lệ trong các câu sau:

a, If x:=a+b then x:=x+1;

b, If a>b then max=a;

c, If a>b then max :=a; else max:=b;

d, If 5=6 then x:=100;

Câu 4: để gán giá trị 12 cho biến x ta sử dụng lệnh:
a, x:=12;

b, x=:12;

c,x:12;

d, x=12;

Đáp án

Câu 1:A
– a = 5, b = 10

– Điều kiện a > b là sai nên thực hiện lệnh 2: `b=b-2=10-2=8`

– Vậy a = 5, b = 8

Câu 2:A

105 div 10 + 105 mod 5 = 5 + 0 = 5

Câu 3:D

– A: Biểu thức sau IF là 1 điều kiện, không phải là biểu thức gán

– C: Trước ELSE có dấu “;” => Sai

– B: Phép gán sai dấu

Câu 4:A
– Cú pháp: :=;

Câu lệnh gán (:=): :=;

- Các lệnh xuất nhập dữ liệu: READ/READLN, WRITE/WRITELN.

- Lời gọi hàm, thủ tục.

1.2. Câu lệnh có cấu trúc

- Câu lệnh ghép: BEGIN ... END;

- Các cấu trúc điều khiển: IF.., CASE..., FOR..., REPEAT..., WHILE...

1.3. Các lệnh xuất nhập dữ liệu

1.3.1. Lệnh xuất dữ liệu

Để xuất dữ liệu ra màn hình, ta sử dụng ba dạng sau:

  1. WRITE( [, ,...]);
  2. WRITELN( [, ,...]);
  3. WRITELN;

Các thủ tục trên có chức năng như sau:

  1. Sau khi xuất giá trị của các tham số ra màn hình thì con trỏ không xuống dòng.
  2.  Sau khi xuất giá trị của các tham số ra màn hình thì con trỏ xuống đầu dòng tiếp theo.
  3. Xuống dòng.

Các tham số có thể là các hằng, biến, biểu thức. Nếu có nhiều tham số trong câu lệnh thì các tham số phải được phân cách nhau bởi dấu phẩy.

Khi sử dụng lệnh WRITE/WRITELN, ta có hai cách viết: không quy cách và có qui cách:

Viết không quy cách: dữ liệu xuất ra sẽ được canh lề ở phía bên trái. Nếu dữ liệu là số thực thì sẽ được in ra dưới dạng biểu diễn khoa học.

Ví dụ:

WRITELN(x); WRITE(sin(3*x));

Viết có qui cách: dữ liệu xuất ra sẽ được canh lề ở phía bên phải.

Ví dụ:

WRITELN(x:5);

WRITE(sin(13*x):5:2);

Câu lệnh

Kết quả trên màn hình

Writeln('Hello');

Writeln('Hello':10);

Writeln(500);

Writeln(500:5);

Writeln(123.457)

Writeln(123.45:8:2)

Hello

     Hello

500

  500

1.2345700000E+02

  123.46

1.3.2. Nhập dữ liệu

Để nhập dữ liệu từ bàn phím vào các biến có kiểu dữ liệu chuẩn (trừ các biến kiểu BOOLEAN), ta sử dụng cú pháp sau đây:

READLN( [,,...,]);

Chú ý: Khi gặp câu lệnh READLN; (không có tham số), chương trình sẽ dừng lại chờ người sử dụng nhấn phím ENTER mới chạy tiếp. 

1.3.4. Các hàm và thủ tục thường dùng trong nhập xuất dữ liệu

  • Hàm KEYPRESSED: Hàm trả về giá trị TRUE nếu như có một phím bất kỳ được nhấn, nếu không hàm cho giá trị là FALSE.
  • Hàm READKEY: Hàm có chức năng đọc một ký tự từ bộ đệm bàn phím.
  • Thủ tục GOTOXY(X,Y:Integer): Di chuyển con trỏ đến cột X dòng Y.
  • Thủ tục CLRSCR: Xoá màn hình và đưa con trỏ về góc trên bên trái màn hình.
  • Thủ tục CLREOL: Xóa các ký tự từ vị trí con trỏ đến hết dòng.
  • Thủ tục DELLINE: Xoá dòng tại vị trí con trỏ và dồn các dòng ở phía dưới lên.
  • Thủ tục TEXTCOLOR(color:Byte): Thiết lập màu cho các ký tự. Trong đó color 

    Î

     [0,15].
  • Thủ tục TEXTBACKGROUND(color:Byte): Thiết lập màu nền cho màn hình.

Page 2

Viết chương trình tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật có chiều dài hai cạnh là a, b (được nhập từ bàn phím).

Hướng dẫn:

- Nhập hai cạnh vào hai biến a, b.

- Chu vi hình chữ nhật bằng 2*(a+b); Diện tích hình chữ nhật bằng a*b.

Bài tập 1.2:

Viết chương trình tính chu vi, diện tích hình vuông có cạnh a (được nhập từ bàn phím).

Hướng dẫn:

- Nhập cạnh vào biến canh.

- Chu vi hình vuông bằng 4*canh; Diện tích hình vuông bằng canh*canh.

Bài tập 1.3:

Viết chương trình tính chu vi và diện tích hình tròn có bán kính r (được nhập từ bàn phím).

Hướng dẫn:

- Nhập bán kính vào biến r.

- Chu vi đường tròn bằng 2*p*r.

- Diện tích hình tròn bằng p*r*r.

Bài tập 1.4:

Viết chương trình tính diện tích của tam giác có ba cạnh là a,b,c (được nhập từ bàn phím)

Hướng dẫn:

- Nhập ba cạnh của tam giác vào ba biến a,b,c.

- Nửa chu vi của tam giác p = (a+b+c)/2.

- Diện tích của tam giác: s =.

Bài tập 1.5:

Viết chương trình cho phép tính trung bình cộng của bốn số.

Hướng dẫn:

- Nhập bốn số vào bốn biến a, b, c, d

- Trung bình cộng của a, b, c, d bằng (a + b + c + d)/4.

Bài tập 1.6:

Viết chương trình cho phép tính trung bình cộng của bốn số với điều kiện chỉ được sử dụng hai biến.

Hướng dẫn:

- Dùng một biến S có giá trị ban đầu bằng 0.

- Dùng một biến để nhập số.

- Sau khi nhập một số cộng ngay vào biến S.

Bài tập 1.7:

Viết chương trình cho phép tính trung bình nhân của bốn số với điều kiện chỉ được sử dụng hai biến.

Hướng dẫn:

- Dùng một biến S có giá trị ban đầu bằng 1.

- Dùng một biến để nhập số.

- Sau khi nhập một số nhân ngay vào biến S.

- Trung bình nhân bốn số là căn bậc 4 tích của chúng (Dùng hai lần căn bậc hai).

Bài tập 1.8:

Viết chương trình nhập hai số, đổi giá trị hai số rồi in ra hai số.

Hướng dẫn:

- Dùng các biến a, b để lưu hai số được nhập từ bàn phím;

- Gán cho biến tam giá trị của a.

- Gán giá trị của b cho a. (Sau lệnh  này a có giá trị của b).

- Gán giá trị của tạm cho cho b (Sau lệnh này b có giá trị của tam = a).

Bài tập 1.9:

Giải bài tập 1.8 mà chỉ được sử dụng hai biến (Tức không được dùng thêm biến tạm).

Hướng dẫn:

- Cộng thêm b vào a. (Giá trị hai biến sau lệnh này là: a+b, b)

- Gán b bằng tổng trừ đi b (Sau lệnh này b có giá trị bằng a);

- Gán giá trị a bằng tổng trừ đi b mới (Sau lệnh này a có giá trị bằng b).

Bài tập 1.10:

Viết chương trình cho biết chữ số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị của một số có ba chữ số. Ví dụ khi nhập số 357 thì máy in ra:

- Chữ số hàng trăm: 3.

- Chữ số hàng chục: 5.

- Chữ số hàng đơn vị: 7.

Hướng dẫn:

Sử dụng hàm mov để lấy số dư. Khi chia cho 10 để lấy số dư ta được chữ số hàng đơn vị. Sử dụng DIV để lấy phần nguyên. Khi chia cho 10 để lấy phần nguyên ta đã bỏ đi chữ số hàng đơn vị để số có ba chữ số còn số có hai chữ số.