Tự nhiên có chuột rúc trong nhà là có tin vui

Chắc chẳng ai mà không khó chịu với mấy chú chuột phá phách ở trong nhà mình: quần áo bị cắn xé, đồ ăn bị rơi vãi, chén bát bể... và hàng trăm thứ bực bội khác nữa, đấy là chưa kể nó còn mang cả bệnh tật đến cho gia chủ. Nhưng theo các nhà giải mã tâm linh thì hiện tượng chuột xuất hiện trong nhà cũng mang những điềm báo nhất định mà gia chủ cũng phải lưu tâm.

Nhắc đến chuột là nói đến loài động vật dơ bẩn, hôi hám sống chui rúc ở cống rãnh hoặc những nơi được cho là bẩn thỉu. Nên nhiều người cảm thấy khó chịu thậm chí sợ hãi khi thấy chúng. Tuy nhiên, nếu chuột vào nhà một cách bất thường thì bạn nên để ý đến những điềm báo tâm linh mà chúng mang đến cho gia đình, "cẩn tắc vô áy náy".

1. Chuột xuất hiện bất thường trong nhà vào buổi sáng

Hiện tượng cho thấy gia chủ sẽ có may mắn bất ngờ trong ngày, tài lộc bất chợt sẽ đến.

2. Chuột xuất hiện bất thường trong nhà vào giữa trưa

Đây là điềm báo xui, nó cho thấy bạn sẽ bị mất tiền cách vô lý, hoặc mất mát thứ gì đó có giá trị. Có thể bị lừa đảo hay mất cắp tiền của.

3. Bất ngờ nghe thấy tiếng chuột kêu

Đây là điềm may lành, nó cho thấy công việc của bạn sẽ thuận lợi, mọi sự trôi chảy thông suốt và tài lộc sẽ đến.

4. Nếu bắt gặp ổ chuột mới sinh trong nhà

Đây là điềm lành gia đình sẽ có tin vui, mang đến vinh dự và cả tiền bạc nữa. Ngoài ra nó còn cho thấy, gia đình đang có hạnh phúc trên thuận dưới hòa.

Đây cũng là điềm lành cho gia chủ, nó cho thấy cuộc sống gia đình ngày càng đầy đủ no ấm hơn trước.

6. Nếu thấy chuột cắn xé quần áo

Đây là điềm báo cực xấu cho gia chủ, tai họa sẽ ập đến cho gia đình. Điềm báo nói đến sự ly tán trong tình yêu, hôn nhân, gia đình. Người yêu sẽ chia tay, hôn nhân đi vào bế tắc dẫn đến ly hôn, con cái bỏ nhà.

Chưa dừng lại ở đó, đây cũng là điềm báo xấu cho sự nghiệp, có thể gia chủ sẽ mất việc, công việc làm ăn kinh doanh đình trệ có thể phá sản, giả cảnh sẽ nghèo túng.

Nếu gặp phải tình huốn bi đát này, thì theo ông bà xưa hóa giải bằng cách đốt bỏ quần áo bị cắn xé, cẩn trọng hơn trong công việc, trong lời ăn tiếng nói, giảm bớt hiểm họa có thể xảy ra với mình.

7. Nếu bị chuột cắn vào chân tay.

Về mặt tâm linh: Nếu bị chuột cắn cũng là điềm báo rất xấu, bạn sẽ dính vào chuyện thị phi dẫn đến ẩu đả đánh nhau, có thể có đổ máu.

Về mặt ý học: Nên đến bác sỹ để kiểm tra và tiêm ngừa dịch hạch, vì loài chuột mang mầm bệnh này rất nhiều, cần cẩn trọng sức khỏe.

8. Nếu trong nhà sạch chuột cách bất thường.

Nếu bạn đã tìm mọi cách xua đuổi chuột mà vẫn không hết, nhưng đột nhiên một ngày nào đó bạn phát hiện chẳng con chuột nào trong nhà mình cả thì đây là điềm báo rất xấu cho gia đình.

Điềm báo cho thấy gia đình sẽ gặp cảnh ly tán, nhẹ thì mâu thuẫn cãi vã, nặng sẽ ly dị, thậm chí liên quan đến tính mạng, người thân qua đời.

Bởi lẽ, chuột là một linh vật trong 12 con giáp nên tự bản thân chuột đã mang điềm báo đến tâm linh, nên chuột bỏ đi cách bất thường khỏi gia đình, chứng tỏ có mức năng lượng rung động nào đó không phù hợp và chúng không sống được.

9. Con số may mắn từ hiện tượng chuột vào nhà

  • Chuột vào nhà ban trưa: 55 - 75
  • Chuột vào nhà buổi sáng: 23 - 32
  • Chuột cắn xe quần áo: 83 - 87 - 92
  • Bị chuột cắn: 66 - 76
  • Chuột ra khỏi nhà: 13 - 83

Lời kết

Chúng ta vừa tìm hiểu hiện tượng chuột vào nhà và những điềm báo của từng hiện xảy đến liên quan đến chuột. Về cơ bản toàn những điềm báo xấu và cực xấu, nên kết luận là không nên để chuột trong nhà. Hãy tìm cách hạn chế và xua đuổi chúng ra khỏi nhà là yên nhất, vừa đỡ bực mình và hạn chế điềm báo cực xấu.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ hiện tượng mang những dự báo vui xung quanh sinh hoạt thường nhật của con người. Không có gì là đáng tin cả, nó chỉ mang tính tham khảo cho vui, đừng vì thế mà quá lo lắng về hiện tượng này.

Chúc sức khỏe, thành công và may mắn qua các con số của hiện tượng.

*Lưu ý: thông tin chỉ mang tính tham khảo
Nguồn: Tổng hợp bởi andromeda.com.vn

Nhiều người cho đó là mê tín, nhưng thực chất đó là một điềm báo cho bạn và gia đình biết hung hay cát để hóa giải mà thôi. Ông bà tổ tiên mình hay lắm, khi được quan sát và trải nghiệm nhiều, ông bà xưa đã có những đúc kết về một số hiện tượng trong đời sống hàng ngày. Đó là điềm báo ai đó sẽ gặp việc tốt lành hoặc việc dữ trong thời gian tới và khuyên con cháu dựa vào đây mà lường một số chuyện: Khi nghe tiếng cú kêu Có lẽ nhiều người đều biết, nếu ban đem cú bay gần nhà và kêu hẳn 3 tiếng thì điều này ắc có đại hung. Theo kinh nghiệm từ ông bà xưa, nếu nhà có người đang trong tình trạng nguy kịch mà nghe thấy tiếng cú, thì người này thường sẽ tiến gần tới cửa tử. Ngoài ra, nếu người nghe thấy tiếng cú là trẻ em, thì chúng ta không nên để bé ra khỏi cửa để tránh gặp xui xẻo, tai nạn.

Điềm báo khi nghe tiếng cú kêu vào đêm [hình ảnh minh họa]

Bồ câu trắng lạc lối bay thẳng vào nhà bạnBồ câu trắng thường đại diện cho hòa bình. Tuy nhiên, với kinh nghiệm dân gian, việc bồ câu trắng đi lạc vào nhà không phải là một điềm tốt. Thậm chí, nếu gặp phải, thì bạn nên cẩn trọng trong việc đi đường, tránh có tai nạn đáng tiếc xảy ra. Như câu ‘chim sa cá lặn’, đây quả là điềm xấu không được xem thường. Nhà tối tăm, không có sinh khíKhông khí trong nhà cũng là một trong những điềm báo. Đồng thời, nó cũng quan trực tiếp đến phong thủy và tài vận của bạn. Nếu không khí trong nhà tối tăm, ẩm thấp, u ám, thì đây là điềm báo cho bạn đang ở trong những rắc rối, những xui xẻo, những ưu buồn. Đồng thời, đây được coi là khí xấu, sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến phong thủy và tài vận của bạn. Khi rắn vào nhàNgay từ xưa, rắn đã được coi làm một sự xui xẻo. Do đó, theo dân gian Việt Nam, ông cha ta cho rằng, rắn vào nhà là điểm xui sắp tới.

Rắn vào nhà, điềm báo cho gia chủ [hình ảnh minh họa]

Ngoài ra nếu nhà bạn gặp phải những hiện tượng sau, bạn sẽ biết vận may hay xui rủi sắp đến với gia đạo nhé.- Nếu chuột kéo nhau bỏ chạy ra khỏi nhà nào đó là điềm báo nhà đó sẽ có bất hạnh, tang tóc.- Tự nhiên có chuột reo trong nhà là có tin vui.- Chuột xuất hiện trong nhà vào ban trưa là điềm gia chủ bị hao tài. - Tự nhiên có bầy chim bay đến cắn mổ nhau loạn xạ là điềm có tranh cãi trong nhà.- Chim, quạ hoặc bồ câu kéo đến làm tổ trong nhà là điềm báo vận may đang đến, đem theo những thành công về sự nghiệp, tài chính như mong đợi.- Chim bồ câu tới đầy sân và làm tổ trên mái nhà là điềm báo gia đình hưng thịnh giàu sang.- Chó lạ đến nhà, nhất là ở lại nhà mình là điềm đại cát, báo hiệu gia đình bước vào giai đoạn hưng thịnh.- Tự nhiên chó cái ở đâu đến đẻ trong nhà là điều may mắn về tài, lộc sẽ đến.- Tự nhiên con chó trong nhà đứng giữa nhà mà tru lên từng hồi là điềm hung, rất xấu.- Tự nhiên con chó rên rỉ dưới cửa là điềm báo sắp có sự không may.- Tự nhiên con chó đến nằm dài trước cửa ra vào, mặt quay ra trước cửa là dấu hiệu có người trong nhà sẽ rời khỏi gia đình.- Mèo lạ đến nhà, nhất là đuổi mà không chịu đi là điềm gở, báo hiệu cho sự buồn bực, sa sút. - Dơi làm tổ trong nhà là tốt, báo hiệu sự nghiệp, kinh tế của gia đình ngày càng khấm khá, thịnh vượng.- Tự nhiên dơi bay đụng vào cửa hay bay vào trong nhà là điềm xấu.- Tự nhiên mèo dùng chân chùi mặt và cào móng lên tai 3 lần, là dấu hiệu có khách quý đến nhà.- Khi lái xe gặp phải con mèo đen chạy ngang qua đường hoặc mới bước ra cửa ngõ mà gặp mèo đen là điềm “xui xẻo”. Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo nha bà con và dĩ nhiên khoa học chưa có kiểm chứng gì cả, chỉ là ông bà cha mẹ đời này qua đời nọ thấy đúng và họ kể cho con cháu nghe thế thôi! Mà ít nhiều cũng có phần nào đúng nên mới truyền tới nay như thế.

Bước sang năm Canh Tý 2020, con giáp Chuột được kỳ vọng về sự mau lẹ, nhanh nhẹn, sinh sôi và tấn tới. Trong những ngày giáp Tết, xin bàn đôi điều về hình ảnh chú Tí trong tâm thức của người xưa.

Vì sao chuột đứng đầu 12 con giáp?

Một cậu bé vui với chiếc rập vừa bẫy được chuột.

Có một thắc mắc vui rằng, vì sao chuột có dáng hình nhỏ bé nhất trong 12 con giáp nhưng lại được đứng đầu? Có nhiều lý giải, ở đây xin lý giải điều lý thú này bằng mấy câu chuyện dân gian được sưu tầm ở đất Cần Thơ xưa.

Truyền thuyết thứ nhất lý giải: Thuở xưa loài vật chưa có thứ tự, chung sống với nhau ngang vai ngang vế. Vậy rồi đến một ngày nọ, các loài tranh cạnh nhau về thứ bậc, quyền lợi, nguồn nước, thức ăn, địa bàn sinh sống… Các loài nghĩ ra cuộc thi tài chạy nhanh, ai về đích trước sẽ đứng đầu 12 con giáp. Thời đó, trâu có sức khỏe, chạy nhanh nên khả năng về nhất rất cao. Chuột nghĩ ra kế xin “quá giang” trâu đi cùng. Trâu vốn tốt bụng nên cho chuột ngồi trên đầu và ung dung về đích. Nhưng khi đã gần chạm vạch đích, trâu mới nhận ra “cao kế” của chuột bèn hất phăng chú Tí ta ra sau. Ngờ đâu Chuột “có số hưởng”, bị trâu hất văng ra sau, đụng phải ngọn tre bật ngược về phía trước và rớt đúng nơi cán đích. Vậy là Tí thắng cuộc và nghiễm nhiên đứng đầu 12 con giáp.

Một truyền thuyết dân gian khác kể rằng: Ngọc Hoàng thời xa xưa vốn đã chọn được 12 con vật để đặt cho nhiệm vụ giữ quyền 12 giáp. Ngài cũng chỉ định trâu là con giáp đứng đầu do sức vóc khỏe mạnh, cao lớn lại thật thà. Chuột không phục và nói rằng, trong lòng người trần, họ coi loài chuột lớn hơn trâu. Để các loài tâm phục khẩu phục, Ngọc Hoàng hạ giới kiểm chứng. Khi trâu đi ngang qua con người, họ chỉ nói: Con trâu này béo tốt, chứ không hề khen to lớn. Nhưng khi chuột nhảy lên lưng trâu, dùng hai chân đứng thẳng lên, con người trông thấy liền kinh ngạc: “Con chuột này to thật!”. Thế là chuột được Ngọc Hoàng chọn đứng đầu 12 con giáp. Câu chuyện này như một kiểu “chơi chữ” với tâm lý trâu thì mặc nhiên đã to nên chẳng ai khen to làm gì; trong khi chuột nhỏ bé nay ưỡn ngực vạm vỡ ngay trên đầu trâu thì là sự khác thường. Chuột nắm được “tâm lý” này của con người nên “qua mặt” được Ngọc Hoàng.

Một câu chuyện mang đậm màu sắc cổ tích là “Sự tích tuổi Tí”. Có 7 chị em gái nhà nọ bị bỏ vào rừng sâu, đói lả người. Vua Chằn đi ngang thấy vậy liền bắt về nuôi lớn để ăn thịt. Vua Chằn căn dặn các cô gái tuyệt đối không đến hai căn nhà ở phía Đông và phía Nam. Vì tò mò nên 7 cô gái đến hai căn nhà bí mật ấy. Vào nhà, thấy một bồn nước lấp lánh, họ nhúng ngón tay vào lập tức cả người trở nên lóng lánh, nhan sắc tuyệt trần. Vua Chằn biết chuyện liền tính chuyện ăn thịt 7 cô gái. Một chú chuột xuất hiện, đào hang cho các cô chạy trốn. Trong họa có phúc, cuối đường hang là ao sen trong cung Vua. Vua phát hiện 7 cô gái đẹp như tiên nên chọn các cô làm hoàng hậu. Nhớ ơn chú chuột cứu mình, 7 hoàng hậu xin Vua phong cho chuột là vua của các loài, xin đưa vào 12 con giáp và đứng đầu hết thảy. Con người có tuổi Tí từ đó.

Trong tâm thức dân gian

Tranh vẽ đôi chuột trong truyện tranh “Đám cưới chuột”.

Trong đời sống dân gian của người Việt, chuột được nhắc đến khá nhiều, dĩ nhiên xấu - tốt đều có. Hàng loạt câu thành ngữ ví von về chuột nay đã thành câu cửa miệng của nhiều người: “Lủi như chuột”, “Ướt như chuột lột”, “Đầu voi đuôi chuột”, “Chuột sa hủ gạo”, “Chim chuột”, “Cháy nhà mới ra mặt chuột”, “Chuột chạy cùng sào”...

Chuột cũng là loài động vật biểu trưng cho sự sinh sôi, nảy nở, thể hiện qua ca dao:

“Chuột kêu chút chít trong rương

Anh đi cho khéo, đụng giường má hay”

Trong tâm thức dân gian, chuột xuất hiện nhiều trong nhà sẽ mang lại điềm không lành, gồm cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nghĩa đen là chuột sẽ cắn phá thức ăn, vật dụng gây tổn hại; nghĩa bóng là chuột sẽ mang lại những vận rủi. Điển hình là quan niệm: Một người dự định đi khỏi nhà, lựa quần áo để mặc mà bắt gặp quần áo, khăn tay bị chuột cắn thì sẽ cân nhắc có nên đi hay không. Dầu vậy, trong các trường hợp chuột đến nhà, chuột túc là được chào đón nhất. Thông thường, chuột thường kêu “chút chít” rất đặc trưng nhưng đôi khi chuột lại kêu rúc lên [kiểu như con gà trống gặp con gà mái liền “de” và túc mái “túc túc” đầy quyến rũ].

Ông bà xưa cũng chẳng thể lý giải chuột rúc/túc vậy là do đâu, chỉ đoán có thể là một kiểu gợi tình đồng loại. Niềm tin rằng, chuột túc sẽ rất may:

“Nhất thời đom đóm

                             vào nhà

Nhị thời chuột túc, thứ ba

                          bông đèn”.

Lại xin nói đôi điều về bức tranh dân gian nổi tiếng “Đám cưới chuột” [còn có tên gọi khác là “Trạng Chuột vinh quy”] và bài ca dao:

“Con mèo mà trèo cây cau

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà

Chú chuột đi chợ đàng xa

Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo”

Ở bức tranh “Đám cưới chuột”, có hai tầng, tầng dưới vẽ Trạng Chuột cưỡi ngựa vinh quy, theo sau là nàng Chuột ngồi trong kiệu với đoàn rước lộng lẫy. Hình ảnh này được thi sĩ Hoàng Cầm cảm tác:

“Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã

Bây giờ tan tác về đâu”

Tầng trên là hình ảnh 4 chú chuột khép nép, khúm núm tay cầm cá, cầm chim đến dâng cho chú mèo. Mặt chú mèo thì rất “căng”, nhăn nhó tỏ vẻ khó chịu. Điều này tương đồng với chi tiết “Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo” trong bài ca dao. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao chuột lại phải “cống nạp” cho mèo? Hẳn nhiên, sẽ có rất nhiều cách lý giải 2 tác phẩm nghệ thuật dân gian này, nhưng giả thuyết được nhiều người đồng tình nhất là sự nhượng bộ của chuột. Ai cũng biết quan hệ mèo - chuột là quan hệ đối kháng, nước - lửa, mất - còn, trong đó chuột ở thế yếu. Vậy nên, hành động “cống nạp” hay “góp giỗ” của chuột thể hiện mong muốn hòa bình, an phận, yên thân của người “thấp cổ bé họng”. 

Hình ảnh “Con mèo mà trèo cây cau. Hỏi thăm chú chuột…”  được tái hiện tại Đường hoa Cần Thơ Xuân Canh Tý.

Ông Trạng, cụ Đồ “ghét chuột” cỡ nào?

Ông Trạng ở đây là Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm vào thế kỷ XVI đã viết bài thơ nổi tiếng “Tăng thử” [có nghĩa là “Ghét chuột”]. Cụ Đồ chính là nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu vào thế kỷ XIX, để lại cho đời bài hịch hùng hồn “Thảo thử hịch” [có nghĩa là “Hịch bắt chuột”]. Hai cụ mượn vật nói người, dựa vào đặc tính chui rúc, dơ bẩn, phá hoại của loài gặm nhấm để lên án sự khốc liệt, tàn bạo của bọn quan lại, ác bá đương thời.

Bài thơ “Tăng thử” gồm 22 câu, theo thể ngũ ngôn. Nội dung bài thơ kể về chuyện trời đất sinh ra con người, chỉ dạy việc gieo trồng để có cuộc sống no ấm, vậy mà:

“Thạc thử hồ bất nhân,

Thảo thiết tư âm độc”

[Người viết tạm dịch nghĩa rộng: Con chuột to lớn sao quá bất nhân. Cắn phá mùa màng mà còn mưu toan hiểm độc].

Sự tàn phá của chuột gây nên bao thống khổ cho người dân. Căm phẫn, oán than nhưng cụ Trạng lại không chịu đầu hàng mà nói lên sự phản kháng:

“Ký thất thiên hạ tâm,

Tất thụ thiên hạ lục”

[Người viết tạm dịch nghĩa rộng: Chúng mày đã làm mất lòng thiên hạ. Chắc chắn chúng mày sẽ bị thiên hạ giết chết/làm cho nhục nhã].

Bài hịch kêu gọi bắt chuột của cụ Đồ Chiểu được xem là một trong những tác phẩm văn chương đặc sắc vào giai đoạn văn học này. Đúng như thể loại hịch, cụ Đồ viết “có ca có kệ”, rằng trời sinh muôn loài, nhỏ - lớn đều có, loài nào cũng có đặc tính riêng:

“Nhỏ là loài ong kiến, còn biết nghĩa

                                                    quân thần;

Lớn là loài hổ lang, cũng niệm tình phụ tử”.

Trên trời dưới thế, duy chỉ có loài chuột, gặm nhấm, phá hoại không bỏ tật. Cụ Đồ dùng những lời lẽ sắc bén, sâu cay để viết, nào là tật xấu, nào la mưu mô. Căn giận nhất vẫn là:

“Nền xã tắc là nơi báo bổ, can chi mi đào lỗ, đào hang;

Chốn miếu đường là chỗ thanh tán, cớ chi ngươi cắn màn, cắn sáo.”

Vậy nên, cụ Đồ kêu gọi mọi người đứng lên bắt chuột, diệt chuột, đừng để con nào thoát khỏi:

“Chớ để con nào sơ lậu, phải ra tay lấp lỗ

                                                                 tam bành;

Đừng cho chúng nó sẩy ra, phải hết sức

                                                               trừ đồ lục tặc.

Bốn phương đều ngợi chữ thăng bình;

Thiên hạ cũng vui câu án đổ”.

[Bài hịch này được chúng tôi trích từ cuốn “Nguyễn Đình Chiểu - thân thế và thơ văn” do Tân Việt xuất bản năm 1957. Người giới thiệu là ông Nguyễn Bá Thế - một tác giả sưu khảo văn chương nổi tiếng đất Cần Thơ].

Ý nghĩa hai bài thơ và hịch của cụ Trạng và cụ Đồ hẳn không cần nói nhiều cũng đủ để biết hai cụ “dùng thơ mà đánh giặc”. “Văn dĩ tải đạo” là vậy. Có điều, các cụ dùng con vật, hình ảnh quen thuộc với người dân để nhân cách hóa và gởi tâm tư, tình cảm vào từng áng thơ quả là “cao tay ấn”. Khi đó, bọn tham quan ô lại đọc được cũng chẳng có cớ gì bắt bẻ, mà phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”. l

Bài, ảnh: ĐĂNG HUỲNH

Video liên quan

Chủ Đề