Bói ra ma quét nhà ra rác nghĩa là gì

, hay : Có nghĩa là khi đã chủ ý cố tình làm một việc gì đó và làm mọi cách hướng sự việc đến một kết quả theo hướng có chủ đích từ ban đầu, thì kiểu gì cũng sẽ sinh ra được một kết quả theo hướng đã chủ ý như thế, câu này thường nói với ý mỉa mai, châm biếm, phê phán những hành động việc làm không chính đáng, hoặc mê tính dị đoan.
Như thể khi đã tin vào việc bói toán và đi xem bói thì kiểu gì thầy bói cũng sẽ nói ra những việc mang tính ly kỳ, không có căn cứ thực tế, ví dụ như chuyện có ma, và điều mà thầy bói nói ra mặc dù là ly kỳ như vậy, nhưng lại là thường tình của việc bói toán rồi, không lệch đi đâu được như cái sự việc hiển nhiên của đời sống hàng ngày là quét nhà sẽ phải có rác, quét đi quét lại vẫn cứ có rác.
Câu này cũng chỉ những hành động nói xấu bới móc người khác, khi đã có chủ ý nói xấu thì kiểu gì cũng sẽ tìm ra những điểm hạn chế của họ, hoặc cố tình thêu dệt ra những điều không tốt của người đó để mà nói ra.


Trong thời gian gần đây trên các trang điện tử hay đàm tiếu về tục ngữ "Bói ra ma, quét nhà ra rác", ngụ ý muốn nói những người mê tín dị đoan thường hay đi xem bói, xem quẻ..., là những chuyện không đâu, không có ích lợi gì mà vẫn cứ tin nó là chổ dựa cho những bước đi của cuộc đời mình. 

Vậy ý nghĩa thực sự của nó muốn nói lên điều gì, chúng ta hảy cùng nhau tìm hiểu.

1. Sự khác nhau giữa Thành ngữ và Tục Ngữ Tục ngữ là “câu ngắn gọn, thường có vấn điệu, đúc kết kinh nghiêm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân”. Thành ngữ và tục ngữ có phần giống nhau về hình thức cấu tạo. Chúng đểu là những tổ hợp từ cố định, kết hợp với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ, có vần điệu hoặc đối ứng [về số lượng âm tiết]. Nhưng thành ngữ và tục ngữ hoàn toàn khác nhau về nội dung ngữ nghĩa và chức năng sử dụng. Thành ngữ là những tổ hợp từ thể hiện một lối nói mang tính biểu trưng, thường là từ những từ ngữ cụ thể kết hợp với nhau để mang một nghĩa ẩn dụ mới. Ví dụ, "ếch ngồi đáy giếng" là một sự tình có thực xuất phát từ một câu chuyện có thực [Một con ếch không may bị rơi xuống giếng sâu. Nó nhìn lên trên và cứ ngỡ là bấu trời xanh nhìn thấy kia hình như chỉ to bằng cái vung nồi].

Như vậy, tục ngữ "Bói ra ma, quét nhà ra rác", là một kinh nghiệm lâu đời của người dân đã được đúc kết và trãi nghiệm trong cuộc sống thực.

2. Nguyên nhân và sự ra đời

Con người, ai cũng muốn làm chủ được bản thân mình trước mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống, trong khi sự hiểu biết thì có hạn, họ muốn lấp đầy sự thiếu hiểu biết này bằng cách đặt lòng tin vào những trò mê tín dị đoan mà xã hội đã gieo mầm từ thế kỹ này qua thế kỹ khác, và bất kỳ ai cũng đều mong rằng, họ sẻ gặt hái được thành quả về sự tự dối lòng mình trước sự bất lực của bản thân trong thời điểm hiện tại. Xét cho cùng, chính vì lòng tham của con người đã tạo cơ hội cho trò lừa bịp sinh sôi và phát triển.

3. Bói Ra Ma? 

Trong thời công nghiệp 4.0, chắc có lẻ không ai mà mà không xem phim [Film] trong các thời gian rổi, rảnh. Trong các nội dung chuyện phim kể trên, họ thường dựa vào điểm yếu để đánh bại đối thủ của mình? Bản thân bạn đi xem bói, xem quẻ thì đã nói lên sự bất an, lo lắng của bản thân trước một vấn đề nào đó trong cuộc sống là gi. Nó chẳng phải là điểm yếu đó ư? Nếu bạn,đang ăn nên làm ra thì làm gì có thời gian đi luận bàn những chuyện tào lao như vậy?

Khi bạn đến một nơi nào đó [xem bói, xem quẻ] thì chính bạn đã tặng cho họ 50% số điểm rồi đấy!

4. Xem bói, xem quẻ họ nói có đúng không?

Trong hồ sơ lý lịch có ghi: Nghề nghiệp của bạn?

Nếu bạn không hiểu biết ít, nhiều về một ngành nghề nào đó, bạn có dám tự xưng nghề nghiệp của mình là gì không?

Có điều, trong nghề xem bói hay xem quẻ...hay các pháp sư bùa, phép họ cũng biết một chút ít. Chúng ta đều hiểu rằng, trong các phản ứng hóa học nếu thiếu một hợp chất hay một chất xúc tác về nhiệt độ, thời gian... thì phản ứng sẻ không bao giờ xảy ra như mong muốn.

Lời Kết

"Bói ra ma, quét nhà ra rác", không phải nhất thiết là chúng ta phải đi xem bói, xem quẻ mới sinh ra chuyện này, chuyện nọ từ miệng người thầy bói nói ra. Ý chính của câu tục ngữ này muốn nhắc nhở chúng ta, đừng tin bất cứ chuyện gì từ một ai mà chuyện đó không được kiểm chứng một cách cụ thể bằng lý trí. Câu tục ngữ này thường có một người bạn thân đi theo là "tiền mất, tật mang".

Tiền mất thì có thể kiếm lại được nhưng "tật mang" thì nó sẻ để lại di chứng cho khoảng đời còn lại, nếu vô tình chúng ta hiểu sai một vấn đề.

Tài liệu tham khảo: - //nguvanthcs.wordpress.com/2016/09/20/phan-bie%CC%A3t-thanh-ngu%CC%83-va-tu%CC%A3c-ngu%CC%83/

Page 2

Suy nghĩ về cách sống trong câu thành ngữ ‘Bói ra ma quét nhà ra rác’

[VOH] – Sự giáo dục từ kho tàng ca dao tục ngữ của ông cha ta để lại luôn giữ nguyên giá trị đến ngày nay. Cùng tìm hiểu ý nghĩa được rút ra từ câu thành ngữ ‘Bói ra ma quét nhà ra rác’ nhé!

Con người với những tính cách tốt đẹp sẽ góp phần tạo nên một xã hội văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, nếu như nhìn nhận lại thì mỗi người vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện. Vì chẳng có ai là hoàn hảo cả cho nên đây cũng là một trong những vấn đề được suy ra từ câu thành ngữ “Bói ra ma quét nhà ra rác” mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

1. “Bói ra ma quét nhà ra rác” có nghĩa là gì ?

Câu thành ngữ “Bói ra ma quét nhà ra rác” gồm hai vế với hình ảnh gần gũi với cuộc sống của chúng ta chứ chẳng đâu xa lạ. Đối với việc đi xem bói, ta sẽ gặp nhiều trường hợp thầy bói khác nhau. Nhưng lệ thường đã xem bói thì thầy bói hay phán chuyện ma quỷ và chỉ cho ta cách thực hiện việc đuổi tà. Còn khi quét nhà, đương nhiên là quét ra rác để cho sạch nhà cửa.

Bới móc chuyện của người khác là một thói quen xấu [Nguồn: Internet]

Trong cuộc sống hằng ngày, việc quét nhà là sẽ có rác, đó là sự thật hiển nhiên. Quét rác cũng là hình ảnh ẩn dụ cho việc bới móc chuyện của người khác. Câu thành ngữ ám chỉ hành động nói xấu người khác có chủ đích, cũng như đã có ý định nói xấu thì con người đều có thể tự thêu dệt lên những câu chuyện chẳng có thật. Vì vậy đây cũng là việc làm không chính đáng, chưa bao giờ được ủng hộ.

Con người không có ai là hoàn hảo, nhất là trong những mối quan hệ với người khác, chỉ cần một sự hiểu lầm không đáng có cũng dễ nảy sinh sự ghen ghét, đố kỵ, ghi thù. Tuy nhiên, việc tìm kiếm những sai sót, bắt lỗi người khác chẳng mang lại ý nghĩa gì cho cuộc sống của chúng ta. 

Trong mỗi con người đều tồn tại những ưu điểm và nhược điểm. Hãy tìm kiếm và “quét rác” trong chính tâm hồn mình thay vì cứ bới móc những điều chưa tốt của người khác. “Bói ra ma quét nhà ra rác” như một lời nhắc nhở con người trong cuộc sống chính là đừng dùng thời gian của mình để sống một cách vô nghĩa bằng những việc soi mói, bới mọc, nói xấu sau lưng người khác.

Xem thêm: Tiếng lóng 'gato' là gì mà được mọi người sử dụng thường xuyên

2. Lời khuyên rút ra từ câu thành ngữ “Bói ra ma quét nhà ra rác”

Thông qua quá trình trưởng thành, con người luôn được chỉ dẫn, dạy bảo từ chính cách sống, cách hành xử của mình. Việc xem bói, việc quét nhà cũng có thể được ông cha ta lấy làm bài học ẩn dụ cho con cháu. Vậy lời khuyên rút ra từ câu thành ngữ “Bói ra ma quét nhà ra rác” là gì?

Đừng đặt điều nói xấu người khác đằng sau lưng họ [Nguồn: Internet]

Một khi con người đã cố ý quét cho ra rác thì chắc hẳn sẽ có dù chỉ là chút ít bụi bẩn, giấy vụn. Khi thế giới này là sự tổng hòa của cái thiện và ác, của những mặt tốt và xấu, thì con người cũng như thế. Bên trong mỗi người đều sẽ có thiên thần và ác quỷ. Bởi vậy, trong vô số những câu chuyện của người khác, càng tìm kiếm, đào bới sẽ thấy những tính cách chưa phù hợp.

Cuộc sống của mỗi người sẽ rơi vào nhiều hoàn cảnh khác nhau. Việc yêu ghét, hay thương hận là điều tất yếu sẽ có. Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào soi móc những điều chúng ta nghĩ là xấu của người khác thì cũng đồng nghĩa với việc ta cố ý “quét rác” nhà người, trong khi đó “rác” của bản thân lại quên dọn dẹp sạch sẽ. 

Mỗi ngày trôi qua, chúng ta học tập và làm việc chủ yếu là để trau dồi cho chính cuộc sống của mình được tốt hơn. Vì vậy, thời gian có thể giúp con người thay đổi, cải biến những suy nghĩ, hành vi theo hướng tích cực hơn. Hãy dùng quỹ thời gian của mình một cách phù hợp chứ không phải để nó lãng phí giống như việc “Bói ra ma quét nhà ra rác”.

Xem thêm: Phân tích ý nghĩa câu "Thẳng mực tàu đau lòng gỗ" và tác dụng của sự trung thực trong cách đối nhân xử thế

3. Tại sao chúng ta không nên sống theo kiểu “Bói ra ma quét nhà ra rác”?

Khi đọc được câu thành ngữ tuy xa mà lạ này, có bao giờ bạn đặt câu hỏi tại sao chúng ta không nên sống theo kiểu “Bói ra ma quét nhà ra rác” không?

Thuận theo tự nhiên, con người sẽ không bao giờ là hoàn hảo, cho nên đừng cố gắng soi mói những điều chưa tốt của người khác. Mỗi người là một bản thể riêng biệt, có suy nghĩ và hành động khác nhau. Vì vậy, đừng chỉ trích vấn đề của người khác, hãy tập trung thay đổi bản thân, cải thiện chính mình thì thế giới cũng sẽ thay đổi theo hướng tích cực hơn. 

Thuận theo tự nhiên thì “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”, vậy nên chẳng lý do gì để chúng ta mãi đi ngược lại với những lời dạy từ người xưa. Luật nhân quả không chừa một ai, chỉ là sớm hay muộn chúng ta mới có thể nhìn thấy được quy luật tự nhiên đó mà thôi.  

Thuận theo tự nhiên, người có suy nghĩ tốt sẽ tự thu hút những điều tốt đẹp đến với mình. Cũng như đời sống luôn vận hành theo chiều hướng gieo nhân nào thì gặt quả đó. Càng lo lắng, sợ hãi hoặc ghen ghét, ganh tị với người khác sẽ chẳng có lợi gì cho chúng ta. Vì vậy, hãy nuôi dưỡng tâm tính bình yên để có một đời an nhiên.

Câu thành ngữ “Bói ra ma quét nhà ra rác” một lần nữa đã nhắc nhở mọi người hãy tập trung vào bản thân thay vì dùng thời gian của mình lãng phí vào việc soi mói cuộc sống đời tư của người khác. Một đời sống thiện lành luôn được ủng hộ hơn là cứ chạy theo những suy nghĩ, việc làm sai lầm.

Sưu tầm

Nguồn ảnh: Internet

Video liên quan

Chủ Đề