Tụ tập ăn nhậu mùa dịch phạt bao nhiêu 2022

Theo đó, vào khoảng 1h30, ngày 25/8/2021, Tổ kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 - Công an thị xã Thái Hoà trong lúc tuần tra đã phát hiện tại nhà trọ Chiến Hằng, khối Tân Tiến, phường Hoà Hiếu, thị xã Thái Hoà có 4 người đang tụ tập ăn nhậu trong lúc thị xã Thái Hoà đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 để phòng chống dịch Covid-19.

4 thanh niên ăn nhậu trong mùa dịch.

Bốn thanh niên gồm: N.C.A.Q [SN 1997], C.X.L [SN 1998]; N.D.T [SN 1999] và T [SN 1992].

Các trường hợp vi phạm tại cơ quan điều tra.

Công an thị xã đang hoàn thiện hồ sơ đề xuất UBND thị xã Thái Hoà xử phạt các đối tượng trên với số tiền 15 triệu đồng/người về hành vi “không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người” quy định tại điểm c, Khoản 3, Điều 12, Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế/.

Chủ Nhật, 29/08/2021 | 15:09

Chủ tịch UBND TP. Bạc Liêu đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 60 triệu đồng đối với 3 công dân tụ tập ăn nhậu trong thời gian phong tỏa thành phố để phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Công an Phường 2, TP. Bạc Liêu làm việc đối với 3 công dân tụ tập ăn nhậu.

Các quyết định này đã được chính quyền Phường 2 [TP. Bạc Liêu] triển khai đến các công dân vào ngày hôm qua [28/8]. Đó là các ông Kha Tích Nhân [44 tuổi], Đặng Tấn Hiếu [56 tuổi] cùng ngụ Phường 2 và Huỳnh Ngọc Xuân [51 tuổi, ngụ Phường 5, TP. Bạc Liêu].

Sáng 28/8, 3 đối tượng trên tụ tập dưới chân cầu Kim Sơn để nhậu, trong thời điểm toàn thành phố đang thực hiện phong tỏa nghiêm ngặt.

Căn cứ điểm c, khoản 3, Điều 12, Nghị định 117 năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực y tế, chính quyền thành phố đã xử phạt 3 công dân nêu trên và buộc cam kết không tái phạm.

Tin, ảnh: Hồng Thơ

Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch covid19, ngày càng nhiều địa phương đã áp dụng chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ để giãn cách xã hội, như: TP.HCM, Tây Ninh, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Đồng Nai, Bến Tre, Bình Thuận, Quảng Ngãi, v.v…

Theo đó, trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16, các hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu sẽ tạm dừng hoạt động, người dân được yêu cầu ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết. Để tăng cường thực thi Chỉ thị 16 và nâng cao ý thức người dân trong phòng chống dịch, nhiều địa phương đã tổ chức các đội tuần tra, giám sát, hoạt động 24/24, các trường hợp tập trung đông người và vi phạm công tác phòng, chống dịch đều bị xử lý nghiêm.

Trong bài viết này, Công ty Luật sẽ điểm qua 6 lỗi vi phạm phổ biến để mọi người cùng nắm, cần tránh vi phạm làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch và bị phạt nặng theo quy định tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

1. Ra đường thuộc trường hợp không “thật sự cần thiết”

Theo quy định tại chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ, người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa; các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn, tang lễ; làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và các cơ sở được phép hoạt động …

Nếu người dân đi ra ngoài, ngoài các trường hợp đã được chỉ thị 16 nêu rõ và hướng dẫn của chính quyền địa phương khi quyết định áp dụng chỉ thị 16, thì có thể bị coi là ra đường thuộc trường hợp không “thật sự cần thiết” và sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng [điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP]

2. Không đeo khẩu trang khi ra đường hoặc nơi làm việc

Chỉ thị 16 yêu cầu người dân ra khỏi nhà trong trường hợp thật sự cần thiết thì phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Tại các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ được phép hoạt động phải thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế.

Như vậy, nếu không đeo khẩu trang khi ra đường hay nơi làm việc, bạn có thể bị coi là “Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế” với mức phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng [điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP]

3. Không khai báo y tế hoặc khai báo gian dối

Đối với hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh của bản thân hoặc của người khác hoặc cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về tình trạng bệnh liên quan đến covid19 sẽ có mức xử phạt rất nặng, đó là từ 10 đến 20 triệu đồng [khoản 3 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP]

Ngoài ra, người không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối khiến lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người quy định tại Điều 240 Bộ Luật Hình sự. Theo đó, có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

4. Tụ tập ăn nhậu, đám tiệc trong mùa giãn cách

Chỉ thị của Chính phủ yêu cầu người dân không được tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Như vậy, nếu tụ tập đông người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng để ăn nhậu hoặc tổ chức đám tiệc thì bạn có thể bị xử phạt với mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng cho hành vi Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch” [điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP]

5. Mở cửa kinh doanh dịch vụ không thiết yếu

Chỉ thị của Chính phủ đã nêu rõ các hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu sẽ tạm dừng hoạt động. Như vậy, nếu cửa tiệm hoặc công ty của bạn không thuộc loại hình kinh doanh dịch vụ thiết yếu được phép tiếp tục hoạt động khi áp dụng giãn cách xã hội, mà vẫn cố tình mở cửa kinh doanh thì có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với cá nhân và từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm. [điểm c khoản 3 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP]

6. Trốn cách ly tập trung hoặc đang cách ly tại nhà mà ra đường

Khi đã có quyết định cách ly y tế hoặc theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bạn phải đi cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà do bệnh covid19 nhưng bạn cố tình trốn cách ly hoặc đang cách ly tại nhà mà bỏ đi nơi khác thì bạn có thể bị phạt tiền từ 15 đến 20 triệu đồng theo điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP

Như vậy, Công ty Luật đã tổng hợp các lỗi thường mắc phải khi đang thực hiện giãn cách xã hội với các mức phạt tương ứng. Người dân nên lưu ý để tránh bị xử phạt vi phạm cũng như nâng cao công tác phòng, chống dịch, đảm bảo sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng.

Mời bạn xem thêm thông tin theo video bên dưới:

CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8581 – 028 3911 8580
Email:

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 trong toàn quốc nói chung, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng diễn biến ngày càng phức tạp, cùng với đó là các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng chống dịch ngày càng gia tăng. Vì vậy, nhằm giúp công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn tỉnh hiểu rõ một số quy định về mức xử phạt vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để nâng cao ý thức tự giác chấp hành, góp phần đẩy lùi dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Sở Thông tin và Truyền thông đăng tải quy định mức xử phạt 16 hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19, cụ thể như sau:

          1. Trong trường hợp địa phương áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19, Chỉ thị số 16/CTTTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 thì người không đeo khẩu trang nơi công cộng, không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc, ra ngoài khi không cần thiết bị phạt tiền đến 3.000.000 đồng. [Quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế].

          2. Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền đến 1.000.000 đồng, nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tiền đến 2.000.000 đồng. [Quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐCP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường và điểm a khoản 18 Điều 1 Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP [có hiệu lực thi hành từ ngày 10/7/2021].

          3. Người nào che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh COVID-19 của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh COVID-19 thì bị phạt tiền đến 20.000.000 đồng. [Quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế].

          4. Người nào không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh COVID-19 thì bị phạt tiền đến 3.000.000 đồng. [Quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế].

          5. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch thì bị phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, 40.000.000 đồng đối với tổ chức. [Quy định tại khoản 5 Điều 4; điểm a, khoản 3 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế].

          6. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid-19 thì bị phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, 40.000.000 đồng đối với tổ chức. [Quy định tại khoản 5 Điều 4; điểm c khoản 3 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế].

          7. Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bệnh Covid-19 bị phạt tiền đến 30.000.000 đồng. [Quy định tại điểm a khoản 4 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế].

          8. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế để phòng, chống dịch Covid-19 có thể bị phạt tiền đến 20.000.000 đồng [Quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2020] hoặc bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự trong trường hợp gây truyền dịch bệnh cho người khác, mức phạt tù đến 12 năm và còn có thể bị phạt tiền đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm [Quy định tại Điểm 1.1 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017]].

          9. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly mà làm gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh Covid19 thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự, mức phạt tù đến 12 năm và còn có thể bị phạt tiền đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. [Quy định tại điểm 1.2 mục 1 mục Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19]; Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017]].

          10. Người nào không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự, mức phạt tù đến 12 năm và còn có thể bị phạt tiền đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. [Quy định tại điểm 1.1 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017]].

          11. Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 có thể bị phạt tiền đến 15.000.000 đồng hoặc bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự, mức phạt tù đến 7 năm và còn có thể bị phạt tiền đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. [Quy định tại điểm a khoản 3 Điều 99 và điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và điểm 1.4 mục 1Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017]].

         12. Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự, mức phạt tù đến 7 năm. [Quy định tại điểm 1.9 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017]].

          13. Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ [như quán bar, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ...] thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh Covid-19, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự, mức phạt tù đến 12 năm và còn có thể bị phạt tiền đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. [Quy định tại điểm 1.3 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017]].

          14. Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh Covid-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự, mức phạt tù đến 15 năm và còn có thể bị phạt tiền đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. [Quy định tại điểm 1.8 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017]].

          15. Người có hành vi lợi dụng dịch bệnh Covid-19 đưa ra thông tin không đúng sự thật về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng, chống dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự, mức phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân và còn có thể bị phạt tiền đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. [Quy định tại điểm 1.6 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017]].

          16. Người có trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nhưng không triển khai hoặc triển khai không kịp thời, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự, mức phạt tù đến 12 năm và còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. [Quy định tại điểm 1.10 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017]].

Quang Huy

Video liên quan

Chủ Đề