Tỷ lệ that nghiệp có thể phòng đại qua mức số lượng that nghiệp như thế nào

Tỷ lệ that nghiệp có thể phòng đại qua mức số lượng that nghiệp như thế nào

Từ 01/7/2022, NLĐ nhận trợ cấp thất nghiệp tối đa 23,4 triệu đồng/tháng

Theo đó, NLĐ đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp. (Xem thêm: Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2022)

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng đối với NLĐ được thực hiện theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm 2013. Cụ thể:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Căn cứ quy định trên thì số tiền trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng của NLĐ từ ngày 01/7/2022, cụ thể như sau:

- Đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng bằng 05 lần mức lương cơ sở tại thời điểm chấm dứt hợp đồng.

Do mức lương cơ sở hiện hành đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng là 7,45 triệu đồng/tháng.

- Đối với NLĐ đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng bằng 05 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm chấm dứt hợp đồng.

Trong đó, mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2022 được áp dụng theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:

+ Vùng I: 4,68 triệu đồng/tháng;

+ Vùng II: 4,16 triệu đồng/tháng;

+ Vùng III: 3,64 triệu đồng/tháng;

+ Vùng IV: 3,25 triệu đồng/tháng.

Nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng đối với NLĐ đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định sẽ tương ứng như sau:

+ Mức hưởng tối đa tại vùng I là 23,4 triệu đồng/tháng. (Hiện hành, 22,1 triệu đồng/tháng)

+ Mức hưởng tối đa tại vùng II là 20,8 triệu đồng/tháng. (Hiện hành, 19,6 triệu đồng/tháng)

+ Mức hưởng tối đa tại vùng III là 18,2 triệu đồng/tháng. (Hiện hành, 17,15 triệu đồng/tháng)

+ Mức hưởng tối đa tại vùng IV là 16,25 triệu đồng/tháng. (Hiện hành, 15,35 triệu đồng/tháng)

Như vậy, số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động có thể nhận được từ ngày 01/7/2022 có thể lên đến 23,4 triệu đồng/tháng.

>>> Xem thêm: Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm những gì? Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp ở đâu?

Thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp là bao lâu? Trường hợp nào thì bị dừng trợ cấp thất nghiệp?

Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có việc làm thời vụ thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa không?

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Thất nghiệp trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm hoặc không được tổ chức, công ty và cộng đồng nhận vào làm. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động của xã hội.

Tỷ lệ that nghiệp có thể phòng đại qua mức số lượng that nghiệp như thế nào

Bản đồ tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu - CIA 2005

Bản mẫu:Tham khảoee

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thất_nghiệp&oldid=69010639”

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp mà nền kinh tế đạt được ứng với mức sản lượng tiềm năng. Lực lượng lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động, đang có việc làm, đang tìm việc nhưng chưa có việc hoặc đang chờ nhận việc. Tỷ lệ thất nghiệp cho biết số người đang tìm việc nhưng chưa có việc hoặc đang chờ nhận việc chiếm bao nhiêu phần trăm lực lượng lao động.

Trong điều kiện các nguồn lực của nền kinh tế được sử dụng đến mức cao nhất có thể và sản xuất ra mức sản lượng như dự kiến tức là sản lượng tiềm năng, vẫn có sự chênh lệch giữa số người làm việc với lực lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp tại thời điểm điểm đó, chính là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Thực tế, tỷ lệ thất nghiệp trong một nền kinh tế thường dao động xung quanh tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng do chu kỳ kinh tế, sản xuất bị thu hẹp, sản lượng thực tế thấp hơn mực tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn mức thất nghiệp tự nhiên. Ngược lại, khi đẩy mạnh sản xuất trên mọi ngành kinh tế thì cần phải thuê mướn thêm nhân công, điều này làm cho tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới mức thất nghiệp tự nhiên.

Các yếu tố xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên: Tỷ lệ tìm việc và tỷ lệ rời công việc. Tỷ lệ tìm việc là tỷ lệ những người thất nghiệp tìm được một việc làm mỗi tháng so với lực lượng lao động. Tỷ lệ tìm việc càng cao, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên càng thấp. Tỷ lệ rời công việc là tỷ lệ những người mất việc mỗi tháng so với lực lượng lao động. Tỷ lệ rời công việc càng cao, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên càng cao. Lưu ý, đây là tỷ lệ những người rời công việc thuộc hai dạng thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu, trong thực tế còn một tỷ lệ rời bỏ công việc thuộc diện thất nghiệp do thiếu cầu (thất nghiệp keyness).

Mục lục

  • 1 Phân loại thất nghiệp tự nhiên
    • 1.1 Thất nghiệp tạm thời
    • 1.2 Thất nghiệp cơ cấu
    • 1.3 Tiền lương hiệu quả
  • 2 Tham khảo
  • 3 Xem thêm

Phân loại thất nghiệp tự nhiênSửa đổi

Thất nghiệp tạm thờiSửa đổi

Loại này chủ yếu bao gồm những người đang đi tìm việc, xuất thân từ thành phần bỏ việc làm cũ đi tìm việc làm mới vì họ không thỏa mãn với mức lương và môi trường làm việc hiện tại, họ sẵn sàng bỏ việc để tìm cho mình một công việc phù hợp nhất với khả năng và mong muốn của bản thân.

Thất nghiệp tạm thời cũng xuất hiện ở những người mới gia nhập hay tái nhập lực lượng lao động, họ là những người không phải lúc nào cũng có thể tìm được việc làm ngay khi mà mình muốn. Đối tượng phổ biến của thất nghiệp ở dạng này có thể là những sinh viên mới ra trường, quân nhân vừa xuất ngũ. Ví dụ sau đây sẽ chỉ rõ tại sao những người vừa được đào tạo xong lại bị thất nghiệp. Nhiều sinh viên ra trường với tấm bằng tốt nghiệp loại trung bình khá, lặn lội đi tìm việc ở khắp nơi nhưng toàn bị loại ngay ở vòng phỏng vấn bằng tiếng Anh bởi đây vốn là điểm yếu truyền thống của phần lớn sinh viên từ trước đến nay. Ngay cả đối với những sinh viên khác đi xin việc với vốn liếng là tấm bằng tốt nghiệp loại khá hoặc giỏi và trình độ tiếng Anh cũng khá thì tình hình cũng không khả quan hơn, họ lại vấp phải rào cản là nhiều nơi yêu cầu kinh nghiệm trong khi sinh viên vừa tốt nghiệp thì lấy đâu ra thứ ấy. Vậy là họ phải kiên nhẫn mang hồ sơ xin việc đến những nơi khác để tìm kiếm cơ hội phù hợp.

Thất nghiệp cơ cấuSửa đổi

Xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động. Sự mất cân đối có thể xảy ra do 2 nguyên nhân:

- Diễn ra do cơ cấu lao động không phản ứng kịp thời với cơ cấu mới của cơ hội tìm việc. Sự thay đổi cơ cấu ngành hoặc công việc đòi hỏi trình độ cao hơn đối với người lao động làm cho những kỹ năng hiện tại của họ không còn phù hợp nữa. Sự mất cân đối xảy ra do sự không tương thích giữa các kỹ năng của những người tìm việc với những yêu cầu của những công việc có sẵn.

- Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng sẽ đưa đến thực tế là vùng phát triển nhanh thì bị thiếu hụt lao động trong khi đó, vùng phát triển chậm thì lại thừa lao động. Vấn đề là người lao động không dễ dàng di chuyển từ vùng thừa người đến chỗ thiếu người để xin việc vì họ bị thiếu thông tin từ những người tuyển dụng, hoặc cũng có thế do họ khó có thể rời bỏ quê hương đi nơi khác làm việc, do không thể tìm và thích nghi được với chỗ ở mới.

Tiền lương hiệu quảSửa đổi

Trong thực tế thì thường cung lao động luôn lớn hơn cầu lao động (lượng thất nghiệp luôn dương) đứng ở phía doanh nghiệp thì sẽ chọn một trong hai cách là trả lương cho công nhân ở mức cân bằng hai là trả lương cho công nhân ở mức trên mức cân bằng để thu hút công nhân có chất lượng cao và tạo ra mục tiêu để công nhân tăng năng suất lao động (ai cũng muốn làm một công việc có lương cao và sẽ cố gắng làm việc để giữ công việc đó). Điều này làm tăng khoảng cách giữa cung và cầu lao động làm tăng tỷ lệ TNTN.

Tham khảoSửa đổi

  • Friedman, Milton (1976), Inflation and Unemployment (Nobel Prize Lecture).
  • Phelps, Edmund S. (2006), Macroeconomics for a Modern Economy (Nobel Prize Lecture).
  • Riley, Geoff (2006), Natural Rate of Unemployment, truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2009.

Xem thêmSửa đổi

  • Đường cong Phillips
  • NAIRU