Uống ARV bao lâu thì có tác dụng

Liên hệ tư vấn ARV miễn phí - Bảo mật danh tính: 0886006167

ARV là viết tắt của Antiretrovaral có nghĩa là ức chế các loại retrovirus. ARV là tên gọi chung của rất nhiều loại thuốc điều trị dùng cho những người bị HIV và một số loại virus khác như viêm gan B, viêm gan C. Trong điều trị HIV, thuốc ARV là thuốc điều trị chủ yếu. Người bệnh thường được kê đơn uống hang ngày. Chính vì vậy, việc quên thuốc là không thể tránh khỏi. Người bệnh hẳn sẽ có nhiều thắc mắc về việc quên uống thuốc. Qua trường hợp bệnh nhân dưới đây, chúng ta cùng đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.

“Chào bác sĩ, tôi xin phép được giấu tên. Tôi là nam giới, 43 tuổi, hiện tại tôi ở Hà Nội. Tôi mắc HIV và phát hiện cách đây 4 tháng. Bác sĩ có kê cho tôi đơn thuốc uống hằng ngày. Trước đến nay tôi vẫn uống đều đặn. Nhưng tuần trước, do đi công tác ngoài Hà Nội 1 ngày, tôi không mang thuốc theo vì chủ quan nghĩ là sẽ đi về trong ngày. Tôi có tìm hết các hiệu thuốc xung quanh nhưng không ở đâu có loại giống như tôi đang dùng, nên hôm đó tôi không uống thuốc.

Bác sĩ cho tôi hỏi quên thuốc ARV 1 ngày thì có ảnh hưởng gì không ạ? Và cách đây 1 tháng, tôi có đi xét nghiệm đo tải lượng virus thì giảm đi nhiều. Vậy nếu virus đã giảm tôi có nên tiếp tục dùng thuốc không vì tôi sợ uống thuốc lâu ngày ảnh hưởng đến gan thận?”

Trả lời:

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trong quá trình khám và điều trị HIV, chúng tôi cũng gặp khá nhiều trường hợp quên uống thuốc giống như anh. Để trả lời cho thắc mắc của anh, chúng tôi xin cung cấp một số  thông tin như sau:

1. Vì sao cần tuân thủ đúng thời gian khi uống ARV?

Thuốc ARV là thuốc có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus chứ không có tác dụng tiêu diệt virus. Khi uống thuốc đúng theo hướng dẫn [đúng ngày, đúng thời gian trong ngày], hiệu quả ức chế virus sẽ đạt được tối đa do virus cũng cần thời gian để nhân lên. Thuốc đã được tính toán để lượng thuốc trong máu luôn ở mức ức chế được sự nhân lên của virus. Virus HIV là virus có khả năng đột biến cao tức là tạo ra các chủng loại kháng thuốc, nếu không tuân thủ [nghĩa là các liều thuốc không được dùng đều đặn, đủ liều và đúng giờ] sẽ dẫn đến việc nồng độ thuốc trong máu thấp và hình thành đột biến virus HIV kháng thuốc. 

Chính vì vậy, khi sử dụng ARV để điều trị HIV, người bệnh cần dùng đúng liều, đúng giờ và đều đặn hàng ngày. Các thuốc uống 2 lần/ngày thì phải uống cách nhau 12 giờ. Các thuốc uống 3 lần/ngày thì phải uống cách nhau 8 giờ/lần.

Để hiểu rõ hơn về thuốc điều trị HIV, bạn có thể xem thêm tại Cơ chế tác động của thuốc ARV.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

[Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19]

_____________________________

2. Có ảnh hưởng gì không nếu tôi quên uống thuốc 1 ngày?

Trong trường hợp người bệnh khi phát hiện ra mình quên uống thuốc theo lịch thì phải uống ngay liều thuốc vừa quên. Tiếp theo tính thời gian uống liều kế tiếp theo lịch như thường lệ. Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp còn dưới 4 tiếng, không được uống liều kế tiếp theo lịch cũ mà phải đợi trên 4 tiếng mới được uống. Nếu quên hơn 2 liều trong một tuần, người bệnh phải báo cho bác sỹ điều trị để được hướng dẫn. 

Thế nên, nếu có quên thuốc 1 ngày bạn không nên quá lo lắng mà cứ bình tĩnh làm theo hướng dẫn. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo rằng bạn không quên quá nhiều lần. Bạn có thể dùng các ứng dụng trên điện thoại, đặt báo thức để nhắc nhở uống thuốc, hoặc làm cho mình 1 quyển lịch theo dõi uống thuốc. 

3. Nếu giảm tải lượng virus có cần uống thuốc tiếp không?

Trả lời cho câu hỏi thứ 2 của bạn, tôi xin nhắc lại câu: Điều trị ARV là điều trị điều trị suốt đời, người bệnh phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu quả và tránh kháng thuốc.

Thông thường, nếu người bị nhiễm HIV điều trị đúng phác đồ bằng thuốc ARV, sau 3 tháng tuân thủ điều trị, tải lượng virus trong máu sẽ giảm mạnh, người bệnh bắt đầu trở lại gần như bình thường, khả năng lây nhiễm HIV cho người khác rất thấp. Khi đã điều trị bằng thuốc ARV từ 6 tháng đến 1 năm, virus sẽ bị ức chế và nồng độ HIV trong máu sẽ giảm đến mức không còn phát hiện được trong máu. 

Tuy nhiên, nếu dừng điều trị, lượng virus sẽ lại tăng lên nhanh chóng vì ARV không thể tiêu diệt hoàn toàn virus. Ngoài ra, việc dừng thuốc còn làm khả năng kháng thuốc tăng lên, khiến việc điều trị tiếp theo gây khó khăn.

Để hiểu rõ hơn về tình trạng kháng thuốc, bạn có thể xem tại Bệnh HIV kháng thuốc.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

[Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19]

_____________________________

4. Tác dụng phụ của thuốc ARV

Đúng như bạn thắc mắc, dùng thuốc ARV nói riêng hay bất kì loại thuốc nào cũng gây ra các tác dụng phụ. Hơn nữa, ARV là thuốc điều trị dài ngày nên tác dụng có thể kéo dài hơn. Các ảnh hưởng đó là:

  • Kháng insulin: Đường máu tăng cao, có thể gây ra tiểu đường do kháng insulin. 
  • Rối loạn lipid máu: Tăng cholesterol hoặc triglyceride trong máu.
  • Loãng xương: Đây có thể là một vấn đề nguy hiểm, đặc biệt là đối với người lớn tuổi mắc HIV. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ tăng chấn thương và gãy xương. 
  • Tổn thương gan: Vàng da, tiểu sẫm màu, đau bụng,.. là các dấu hiệu báo hiệu cho vấn đề về gan.

Tuy nhiên, không phải vì những tác dụng phụ trên mà bạn bỏ thuốc điều trị. Điều quan trọng là phải đi khám định kì để sớm phát hiện các tình trạng trên. Bác sĩ của bạn sẽ tìm ra phương pháp để điều trị các tình trạng trên.

Tóm lại: 

  • Điều trị ARV là điều trị điều trị suốt đời, người bệnh phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu quả và tránh kháng thuốc.
  • Thuốc phải được uống đúng giờ, đúng ngày, đủ liều.
  • Nếu lỡ quên uống 1 liều thuốc, hãy làm theo hướng dẫn trong bài đã nêu.
  • Mặc dù có thể có tác dụng phụ nhưng không được bỏ thuốc, Phải đi khám lại định kì để phát hiện các tác dụng phụ và nhận được sự hỗ trợ của bác sĩ.

Liên hệ để được hỗ trợ tư vấn thêm qua điện thoại theo số 1900 1246


Lợi ích của điều trị HIV bằng thuốc kháng vi rút

Giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong liên quan tới HIV: Thuốc ARV ngăn chặn sự nhân lên của vi rút, nó duy trì lượng vi rút thấp trong máu. Do đó duy trì được tình trạng bình thường của hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch không bị suy giảm thì không có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Ngay cả hệ miễn dịch của người nhiễm HIV đã bị suy giảm do HIV, nhờ ARV kiềm chế sự nhân lên của HIV mà hệ miễn được phục hồi trờ lại, đồng thời làm giảm khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội cho người nhiễm HIV. Nhờ vậy, giúp người nhiễm HIV tiếp tục sống khỏe mạnh.

Dự phòng lây truyền HIV từ người nhiễm sang người khác: Khi điều trị ARV, lượng vi rút HIV thấp trong máu, do vậy giảm nguy cơ lây truyền HIV từ người nhiễm HIV ra cộng đồng.

Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: Cũng do điều trị ARV nên lượng vi rút thấp trong máu, do vậy giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con ngay khi mang thai, khi sinh và sau khi sinh.

Điều trị bằng ARV kịp thời còn giúp cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Khi người nhiễm HIV khỏe mạnh, họ có khả năng lao động và làm việc như người không nhiễm HIV và tự tin sống hòa nhập với cộng đồng.

Điều trị ARV kịp thời sẽ giảm nguy cơ tiến triển AIDS [mắc các nhiễm trùng cơ hội] và tử vong ở người nhiễm HIV. Đặc biệt là giảm nguy cơ làm bệnh lao bùng phát.

Tổ chức Y tế thế giới đã có các nghiên cứu chỉ ra rằng người nhiễm HIV điều trị ARV sớm và duy trì điều trị tốt cũng có tuổi thọ tương đương người không nhiễm HIV.

Khi nào người nhiễm HIV bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng vi rút?

Với những lợi ích to lớn của điều trị ARV nên hiện nay, theo quy định của Bộ Y tế, điều trị ARV ngay cho tất cả các trường hợp được chẩn đoán nhiễm HIV mà không phụ thuộc vào tế bào CD4 và giai đoạn lâm sàng.

Điều trị ARV sớm để hệ miễn dịch của người nhiễm HIV không bị phá hủy bới HIV. Cần điều trị càng sớm càng tốt, tốt nhất ĐIỀU TRỊ NGAY khi biết mình nhiễm HIV kể cả khi thấy còn rất mạnh khỏe.

Chậm điều trị hay điều trị muộn có bất lợi gì?

Hiện nay, nhiều bệnh nhân chỉ tiếp cận các cơ sở điều trị khi bị ốm yếu hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Như vậy là đã muộn.

Tình trạng này là do tâm lý chủ quan, nghĩ mình còn khỏe và lo sợ mình bị kỳ thị. Kỳ thị và phân biệt đối xử làm người nhiễm HIV không muốn lộ danh tính, ngại tiếp cận với các dịch vụ y tế.

Khi người nhiễm HIV điều trị muộn hoặc không điều trị ARV, sẽ không ức chế được sự nhân lên của HIV, khi đó hệ thống miễn dịch suy giảm, do vậy người nhiễm HIV sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn AIDS, dễ mắc các nhiễm trùng cơ hội nặng, đặc biệt là mắc bệnh lao, làm cho việc điều trị ARV ít hiệu quả, dễ tử vong.

Điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV ở đâu?

Hiện nay cả nước có hơn 400 cơ sở điều trị ARV tại tất cả các tỉnh, thành phố. Rất nhiều các bệnh viện hoặc trung tâm y tế quận, huyện trở lên đều đang triển khai điều trị ARV cho người nhiễm HIV. Khi người nhiễm HIV điều trị bằng thuốc ARV đã ổn định [thông thường sau 6 tháng điều trị] nếu có nhu cầu có thể chuyển về một trạm y tế gần nhà để nhận thuốc.

Điều trị ARV có mất tiền không?

Người nhiễm HIV khi điều trị ARV hiện có một số lựa chọn:

Điều trị miễn phí từ các dự án viện trợ. Hiện nay nguồn viện trợ đang giảm và tiến tới kết thúc trong thời gian tới. Tuy nhiên người bệnh vẫn phải chi trả các chi phí khám, xét nghiệm ... phục vụ điều trị HIV/AIDS nếu không có thẻ bảo hiểm y tế.

Điều trị từ nguồn bảo hiểm y tế: Từ năm 2019, người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được điều trị ARV hoàn toàn miễn phí [do Quỹ bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước đồng chi trả]. Các chi phí khác như khám, xét nghiệm ... phục vụ điều trị HIV/AIDS cũng sẽ được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả theo phạm vi quyền lợi, mức hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Điều trị trả phí hoàn toàn bao gồm cả thuốc ARV: Người bệnh có thể lựa chọn phương án này. Tuy nhiên hiện nay ARV không sẵn có ở hầu hết các nhà thuốc trừ một số thành phố lớn. Do vậy người nhiễm HIV có thể không mua được thuốc. Chưa kể điều trị ARV là điều trị liên tục, lâu dài sẽ rát tốn kém, tốt nhất người nhiễm HIV tham gia BHYT để được điều trị ARV liên tục.

Không phát hiện = không lây truyền [K= K là gì]?

Không phát hiện = Không lây truyền [viết tắt K=K] có nghĩa là: Khi một người nhiễm HIV được điều trị ARV mà đạt đến mức ức chế vi rút nghĩa là tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml máu [hay còn gọi là dưới ngưỡng phát hiện], sẽ ngăn ngừa được lây truyền HIV qua đường tình dục.

K=K cũng có nghĩa là: Khi một người nhiễm HIV uống ARV hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ đến mức đạt được và duy trì tải lượng vi rút không phát hiện [tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml máu] sẽ thực sự không có nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục cho bạn tình chưa nhiễm HIV của họ.

K=K dựa vào bằng chứng khoa học nào?

Ít nhất đã có 04 nghiên cứu khác nhau trên hàng ngàn người chưa nhiễm HIV với tổng số hàng trăm ngàn lần quan hệ tình dục với người nhiễm HIV đang điều trị ARV và có tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/1 ml máu [không phát hiện] cho thấy họ không bị nhiễm HIV [không lây truyền].

Những người chưa nhiễm HIV trong các nghiên cứu trên bao gồm cả những người quan hệ tình dục đồng giới; quan hệ tình dục khác giới nhưng không sử dụng bao cao su hay thuốc dự phòng trước phơi nhiễrn HIV.

Các bằng chứng khoa học trên đã được công bố tại các Hội nghị khoa học Thế giới về HIV/AIDS năm 2017 tại Paris và 2018 tại Hà Lan. Hàng trăm tổ chức quốc tế tuyên bố đồng thuận phát hiện này.

Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS cũng xác nhận khái niệm K=K.

Tại sao một người có tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml máu lại được cho là không phát hiện được?

Hiện nay, tất cả các xét nghiệm tải lượng vi rút trên thế giới đều thực hiện dựa trên các máy xét nghiệm đếm tự động. Các máy khác nhau của các hãng sản xuất khác nhau đưa ra các “ngưỡng phát hiện” khác nhau. Hầu hết các máy xét nghiệm đều có thể phát hiện được có vi rút HIV trong máu khi số lượng từ 200 bản sao/1 ml máu. Một số máy có thể phát hiện với số lượng vi rút thấp hơn như 50 bản sao/1 ml máu.

Do vậy, thế giới cần thống nhát một ngưỡng chung. Ngưỡng chung quy định trong các nghiên cứu này là 200 bản sao /1 ml máu . Dưới 200 bản sao được coi là không phát hiện.

Một người nhiễm HIV điều trị bằng ARV sau bao lâu đạt tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện

Thông thường một người nhiễm HIV điều trị bằng ARV, tuân thủ điều trị tốt, sau 6 tháng sẽ đạt được tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml máu.

Người nhiễm HIV tiếp tục tuân thủ điều trị ARV tốt sẽ duy trì được tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế và khi đó không làm lây truyền HIV cho bạn tình của họ.

Do vậy, Bộ Y tế quy định người nhiễm HIV khi điều trị ARV cần xét nghiệm tải lượng vi rút định kỳ. Năm đầu tiên xét nghiệm 2 lần [6 tháng 1 lần]. Những năm sau mỗi năm xét nghiệm tải lượng vi rút 1 lần.

Xét nghiệm tải lượng vi rút định kỳ là rất cần thiết, không chỉ giúp để biết một người có đạt được tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện hay không mà còn giúp theo dõi hiệu quả điều trị.

Tuân thủ điều trị ARV - điều kiện quyết định để đạt tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện

Điều trị ARV là điều trị liên tục suốt đời và phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc một cách nghiêm ngặt. Tuân thủ điều trị là dùng đúng thuốc, đúng liều, đúng giờ, đúng đường và đúng cách:

Đúng thuốc nghĩa là không uống nhầm giữa các loại thuốc, trong trường hợp phải uống nhiều thứ thuốc.

Đúng liều lượng thầy thuốc đã chỉ định, một hay hai viên [liều] một ngày.

Đúng giờ nhất định theo chọn lựa phù hợp của từng bệnh nhân. Việc thực hiện uống thuốc đúng giờ nhằm đảm bảo duy trì nồng độ thuốc cần thiết trong máu.

Đúng đường, là đường uống, vì hiện nay ARV ở Việt Nam chỉ sử dụng qua đường uống.

Đúng cách theo lời dặn của bác sĩ như khi uống trước ăn hoặc sau ăn

Tuân thủ điều trị tốt sẽ trực tiếp làm tăng hiệu quả của thuốc. Sự kiềm chế/duy trì lượng HIV trong máu thấp không chỉ phụ thuộc vào tính hiệu nghiệm của thuốc ARV mà còn phụ thuộc vào nồng độ thuốc đó trong máu bệnh nhân trong một khoảng thời gian thích hợp. Khoảng thời gian này lại phụ thuộc vào thời gian bán hủy của từng loại thuốc, do vậy uống thuốc đúng giờ là rất cần thiết.

Tuân thủ điều trị kém hoặc không tuân thủ điều trị dẫn đến kháng thuốc, thất bại điều trị và tử vong.

Để tăng mức độ tuân thủ điều trị, ngoài việc lựa chọn giờ uống thuốc phù hợp cho mình, người nhiễm HIV có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ như: nhờ người nhắc uống thuốc, hẹn giờ bằng đồng hồ hoặc điện thoại hằng ngàyhắc trên điện thoại hoặc ghi lịch hằng ngày.

K=K chỉ áp dụng cho đường tình dục

Việc duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện sẽ không làm lây truyền HIV sang bạn tình qua quan hệ tình dục.

Không áp dụng được cho lây truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, nếu duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong khi mang thai, khi sinh hoặc khi cho con bú bằng sữa mẹ.

K = K không áp dụng cho đường máu. Do vậy không sử dụng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích, sử dụng các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với máu để tránh bị lây nhiễm HIV.

K = K không áp dụng cho các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác: Ngay cả khi đạt tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/1 ml máu cũng không phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai, sùi mào gà...

Phát hiện về K=K có thực sự là quan trọng?

Rất quan trọng bởi vì:

Với người chưa nhiễm HIV:

- Tăng cường đi xét nghiệm HIV sớm hoặc xét nghiệm định kỳ để nếu nhiễm HIV sẽ điều trị ARV sớm để đạt được tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện.

- Không kỳ thị với người nhiễm HIV vì người nhiễm HIV nếu được điều trị ARV và đạt tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện, họ vẫn sống khỏe mạnh và không làm lây truyền HIV cho người khác qua đường tình dục.

- Không lo sợ lây nhiễm HIV từ bạn tình nếu bạn tình nhiễm HIV đã được điều trị ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện.

Với người nhiễm HIV:

- Tiếp cận điều trị ARV sớm để đạt được tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện.

- Tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

- Không tự kỳ thị, vì họ vẫn sống khỏe mạnh và không làm lây truyền HIV cho người khác qua đường tình dục.

- Xét nghiệm tải lượng HIV định kỳ để biết tải lượng HIV của mình có ở mức “dưới ngưỡng phát hiện” cũng như biết kết quả điều trị.

- Tham gia bảo hiểm y tế để điều trị ARV liên tục, lâu dài.

 Với cán bộ y tế:

- Biết được hiệu quả điều trị ARV của bệnh nhân.

- Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

Với cộng đồng:

- Biết lợi ích điều trị của ARV.

- Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

ThS. Lâm NgọcTân

ad syt ad

Video liên quan

Chủ Đề