Ở đâu cấp giấy đi đường

Nhằm mục đích tăng cường công tác phòng chống dịch; kiểm soát tình hình dịch bệnh. Thành phố Hà Nội đã quyết định phân chia thủ đô thành các vùng với mức độ an toàn khác nhau. Gồm vùng 1, vùng 2, vùng 3. Việc đi lại, di chuyển giữa các vùng, trong 1 vùng là có sự khác nhua. Đặc biệt có sự thay đổi về thủ tục cấp giấy đi đường. Chính vì vậy, Luật Sư 247 gửi đến bạn bài viết hướng dẫn Thủ tục xin cấp giấy đi đường ở Hà Nội. Mời bạn đọc tham khảo bài viết.

Căn cứ pháp lý

  • Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 01/9/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy
  • Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 03/9/2021 của UBND Thành phố
  • Công văn số 2893/UBND-TKBT ngày 01/9/2021 của UBND Thành phố

Đối tượng áp dụng

Nhóm 1: Các cơ quan, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao, quốc tế:

  • Cán bộ, công chức, công vụ làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính quyền; lực lượng vũ trang, MTTQ, đoàn thể; chính trị xã hội đóng trên địa bàn Thành phố [bao gồm cả các cơ quan trực thuộc và tương đương];
  • Cán bộ, người lao động làm việc tại các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế.

Nhóm 2: Các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu:

  • Cán bộ, công chức, công vụ, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ công ích thiết yếu.

Nhóm 3: Các cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện, tham gia công tác phòng chống dịch:

  • Cán bộ, công chức, công vụ, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện tham gia công tác phòng chống dịch.

Nhóm 4: Các cơ quan báo chí, truyền thông:

  • Cán bộ, người lao động làm việc tại các cơ quan báo chí, truyền thông.

Nhóm 5: Đối với các trường hợp cá nhân có nhu cầu lưu thông trên đường:

  • Cá nhân đi mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, đồ dùng thiết yếu.
  • Cá nhân đi thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộ.
  • Cá nhân đi sân bay theo vé; cá nhân đi đến các cơ quan ngoại giao theo giấy hẹn của cơ quan ngoại giao; cá nhân đến Tòa án theo giấy triệu tập của Tòa án.

Nhóm 6: Các tổ chức, cá nhân và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu:

  • Các cá nhân, người lao động làm việc trong các cơ quan; tổ chức; doanh nghiệp và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu.

Thủ tục xin cấp giấy đi đường ở Hà Nội

Bạn đọc có thể thích:

Thủ tục xin cấp giấy đi đường cho tổ chức, doanh nghiệp nhóm 2

Thủ tục xin cấp giấy đi đường ở Hà Nội đối với nhóm 2 thồn qua các bước sau:

Bước 1: Cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực

Thủ trưởng các tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu cử 01 cán bộ đại diện cơ quan; đơn vị làm việc trực tiếp với cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực. Để cung cấp các thông tin, danh sách các cá nhân, người lao động, người điều khiển phương tiện mô tô, người điều khiển ô tô theo Biểu mẫu của Công an Thành phố. Để đề nghị xem xét cấp giấy đi đường có mã nhận diện.

Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực tổng hợp danh sách cá nhân; người lao độn; người điều khiển phương tiện mô tô; người điều khiển ô tô đề nghị cấp giấy đi đường của các cơ quan, tổ chức có nhu cầu kèm theo các Biểu mẫu của Công an Thành phố, gửi Phòng Cảnh sát Giao thông [qua thư điện tử đã xác thực trên hệ thống] để duyệt, cấp Giấy đi đường có mã nhận diện.

Bước 3: Duyệt Giấy đi đường

Căn cứ vào danh sách đã được duyệt của Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực; Phòng Cảnh sát Giao thông cấp Giấy đi đường.

Bước 4: Cấp Giấy đi đường

Đối với Giấy đi đường có mã nhận diện của phương tiện và người điều khiển ô tô:

  • Phòng Cảnh sát giao thông gửi tới Cơ quan quản lý ngành; lĩnh vực [qua thư điện tử đã được hệ thống xác nhận].
  • Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực chuyển Giấy đi đường có mã nhận diện cho các các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan; cá nhân có nhu cầu đã được phê duyệt để tổ chức in, cấp Giấy đi đường và sử dụng.

Đối với Giấy đi đường có mã nhận diện cho người điều khiển mô tô:

  • Phòng Cảnh sát giao thông in, ký, đóng dấu và gửi tới Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực để gửi trả cho các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đã được phê duyệt.

Thủ tục xin cấp giấy đi đường ở Hà Nội đối với nhóm 6 gồm các bước:

Bước 1: Cung cấp thông tin

Thủ trưởng các đơn vị cử 01 cán bộ đại diện làm việc trực tiếp với Công an xã/phường/thị trấn để cung cấp thông tin cần thiết theo quy định. Cung cấp địa chỉ thư điện tử; thực hiện việc xác thực thư điện tử trên hệ thống với Ủy ban nhân dân xã/phường, thị trấn.

Bước 2: Gửi danh sách đề nghị cấp Giấy đi đường

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức lập danh sách cán bộ; công chức, công vụ đề nghị cấp Giấy đi đường; và các tài liệu có liên quan gửi về Ủy ban nhân dân các xã; phường; thị trấn qua địa chỉ thư điện tử đã xác thực trên hệ thống.

Bước 3: Duyệt Giấy đi đường

Trên cơ sở danh sách đề nghị của các cơ quan, tổ chức; căn cứ vào diện các đối tượng theo quy định, Ủy ban nhân dân các xã/phường/thị trấn duyệt danh sách cấp Giấy đi đường; và chuyển cho Công an xã/phường/thị trấn cấp Giấy đi đường có mã nhận diện [ký, đóng dấu].

Bước 4: Cấp Giấy đi đường

Công an xã/phường/thị trấn trực tiếp gửi Giấy đi đường có mã nhận diện tới các cơ quan; tổ chức theo địa chỉ đăng ký.

Câu hỏi thường gặp

Đi khám bệnh có cần giấy đi đường không?

Cá nhân đi thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộc [cấp cứu, khám chữa bệnh và mua thuốc định kỳ; đi tiêm vắc-xin và xét nghiệm Covid-19; người chăm sóc người bệnh và người xuất viện về]: Không áp dụng Giấy đi đường, cá nhân chỉ cần mang theo Giấy tờ chứng minh kèm theo CCCD [CMTND].

Dùng giấy đi đường không đúng mẫu bị phát bao nhiêu tiền?

Người nào cố tình dùng giấy tờ đi đường được cấp khống sẽ bị xử lý hành chính về hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, theo khoản 2 điều 14 Nghị định 117/2020, mức phạt 5-10 triệu đồng.

Cá nhân được lưu thông trên đường trong trường hợp nào?

Cá nhân đi mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, đồ dùng thiết yếuCá nhân đi thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộc [cấp cứu, khám chữa bệnh và mua thuốc định kỳ; đi tiêm vắc-xin và xét nghiệm Covid-19; người chăm sóc người bệnh và người xuất viện về]

Cá nhân đi sân bay theo vé; cá nhân đi đến các cơ quan ngoại giao theo giấy hẹn của cơ quan ngoại giao; cá nhân đến Tòa án theo giấy triệu tập của Tòa án.

5 trên 5 [1 Phiếu]

TPO - Công an Hà Nội đã xây dựng quy trình tiếp nhận, xét duyệt và cấp giấy đi đường có nhận diện cho các tổ chức/doanh nghiệp và cá nhân bắt đầu từ ngày 6/9. Theo quy trình này, cảnh sát khu vực sẽ là "hạt nhân" trong phân loại hồ sơ.

Công an thành phố Hà Nội đã có thông tin gửi các quận, huyện, thị, xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố về việc chuẩn bị các điều kiện cần, sẵn sàng phối hợp với công an thành phố trong triển khai phần mềm cấp và kiểm tra giấy đi đường có nhận diện.

Theo dự kiến, quy trình tiếp nhận, xét duyệt và cấp Giấy đi đường có nhận diện với tổ chức/ doanh nghiệp gồm các bước:

Tổ chức/ doanh nghiệp đăng ký thông tin qua cảnh sát khu vực. Cán bộ xã, phường, thị trấn tiếp nhận thông tin được thẩm định từ cảnh sát khu vực và nhập đăng ký của tổ chức, doanh nghiệp. Hệ thống sẽ gửi mail xác nhận trả về tổ chức/ doanh nghiệp.

Tổ chức, doanh nghiệp gửi mail danh sách cán bộ/ công nhân viên và đính kèm tài liệu liên quan theo quy định. Cán bộ xã, phường, thị trấn duyệt hoặc từ chối duyệt danh sách [trường hợp không được duyệt, hệ thống sẽ gửi mail thông báo lại cho tổ chức/doanh nghiệp]; sau đó cán bộ xã, phường, thị trấn gửi lại Giấy đi đường được duyệt cho Công an xã, phường, thị trấn đóng dấu xác nhận.

Cảnh sát khu vực sẽ gửi lại Giấy đi đường đã được duyệt, đóng dấu cho tổ chức/doanh nghiệp cấp, phát cho cán bộ, công nhân viên.

Quy trình cấp giấy với cá nhân cũng gần tương tự, khi cá nhân phải đăng ký với cảnh sát khu vực của xã, phường, thị trấn nơi cư trú. Cảnh sát khu vực tiếp nhận, thẩm định lại thông tin và gửi danh sách cho cán bộ xã, phường, thị trấn để xét duyệt hoặc từ chối duyệt.

Cán bộ xã, phường, thị trấn sẽ gửi lại Giấy đi đường được duyệt cho công an xã, phường, thị trấn đóng dấu xác nhận. Cảnh sát khu vực sẽ gửi lại Giấy đi đường đã được duyệt, đóng dấu cho cá nhân theo địa bàn quản lý.

Về việc cấp thẻ đi chợ/siêu thị, cảnh sát khu vực sẽ lập danh sách các hộ gia đình theo địa bàn xã, phường, thị trấn quản lý; cảnh sát khu vực gửi danh sách cho cán bộ xã, phường, thị trấn để xét duyệt hoặc từ chối duyệt.

Cán bộ xã, phường, thị trấn gửi lại Thẻ đi chợ/siêu thị được duyệt cho Công an xã, phường, thị trấn đóng dấu xác nhận. Cảnh sát khu vực sẽ gửi lại Thẻ đi chợ/ siêu thị đã được duyệt, đóng dấu cho đại diện hộ gia đình theo địa bàn quản lý.

6 nhóm đối tượng được xét, cấp giấy

Công an thành phố Hà Nội cho biết đang dự kiến có 6 nhóm đối tượng được cấp Giấy đi đường, gồm:

Nhóm 1: Các cá nhân thực hiện nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ, tổ chức chính trị xã hội các cấp; cá nhân thực hiện công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ công vụ, trực chiến đấu, trực cơ quan, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác được quy định tại chỉ thị 16.

Nhóm này còn bao gồm cá nhân làm việc tại cơ quan, tổ chức ngoại giao, gồm: Cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế. Các đối tượng này thực hiện theo thông lệ quốc tế, thông lệ ngoại giao quy định.

Nhóm 2: Cá nhân thực hiện nhiệm vụ công tác, công vụ, dịch vụ công ích thiết yếu, bao gồm: Cán bộ, công nhân viên, người lao động làm việc trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ công thiết yếu.

Nhóm 3: Cá nhân trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch, bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp tham gia phòng, chống dịch; cá nhân khác được huy động tham gia hỗ trợ chống dịch tại các quận, huyện, thị xã.

Nhóm 4: Phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên các cơ quan báo chí, truyền thông phục vụ các nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao; phục vụ đưa tin hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, TP; phóng viên, biên tập viên trực tiếp thực hiện tuyên truyền công tác phòng chống dịch; cán bộ thực hiện trực cơ quan.

Nhóm 5: Công dân của các trường hợp: Người thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộc như đi cấp cứu, khám chữa bệnh và mua thuốc định kỳ, tiêm vắc xin và xét nghiệm COVID-19, người chăm sóc người bệnh và người xuất viện. Đối tượng này chỉ cần giấy chứng minh và chứng minh thư/căn cước công dân.

Từ 6/9, người đi mua lương thực thực phẩm, yêu cầu bắt buộc là phải có thời gian đi mua cụ thể

Bên cạnh đó là người đi mua lương thực thực phẩm, yêu cầu bắt buộc là phải có thời gian đi mua cụ thể, giấy đi chợ; thẩm quyền cấp là công an phường, xã, thị trấn. Cá nhân đi sân bay có vé, cá nhân đi đến cơ quan ngoại giao có giấy hẹn của cơ quan ngoại giao, cá nhân đến tòa theo giấy triệu tập của tòa chỉ cần có chứng minh thư/căn cước công dân và xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ.

Nhóm 6: Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ công vụ, công ích thiết yếu.

Về quy trình, có 2 loại quy trình gắn với từng nhóm đối tượng. Đối với nhóm 1, 3, 4, 5 sẽ có 4 bước:

Bước 1, tổ chức, cá nhân liên hệ trực tiếp công an xã, phường, thị trấn hoặc qua cảnh sát khu vực.

Bước 2, công an xã, phường, thị trấn hướng dẫn tổ chức, cá nhân hướng dẫn thủ tục hồ sơ, tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị cấp giấy đi đường qua địa chỉ được cung cấp.

Bước 3, công an xã, phường, thị trấn căn cứ hồ sơ của tổ chức, cá nhân gửi để xét duyệt đồng ý hoặc không đồng ý và gửi mail thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Bước 4, Trưởng công an xã, phường, thị trấn duyệt, đóng dấu và trả kết quả thông qua cảnh sát khu vực hoặc công an xã, phường, thị trấn.

Với nhóm 2, 6 cũng có 4 bước:

Bước 1, các tổ chức, cá nhân liên hệ gửi hồ sơ cấp Giấy đi đường về cơ quan chủ quản có liên quan [Sở Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng...].

Bước 2 cơ quan chủ quản căn cứ đối tượng được quy định đồng ý hoặc không đồng ý, gửi mail cho tổ chức cá nhân, gửi hồ sơ về Công an Thành phố.

Bước 3, Công an TP chuyển giấy đi đường về cơ quan chủ quản.

Bước 4, cơ quan chủ quản chuyển giấy đi đường cho tổ chức, cá nhân.

Như Tiền Phong đã đưa tin, thực hiện chỉ đạo của thành phố về kiểm soát, phong tỏa "triệt để" phương tiện, người dân từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài giữa các vùng, đúng nguyên tắc cách ly, ngăn ngừa lây nhiễm chéo, Công an TP Hà Nội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND quận, huyện tổ chức chốt trực, kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện ra vào phân vùng 1.

Theo đó, từ ngày hôm nay [4/9], Công an Hà Nội triển khai 39 chốt trực tại các tuyến đường ra, vào phân vùng 1 [vùng đỏ] để các lực lượng khác phối hợp triển khai. Nhiệm vụ của chốt là kiểm soát chặt tất cả người và phương tiện được vào, ra phân vùng 1; bảo đảm an ninh, trật tự; hướng dẫn, phân luồng giao thông.

Thanh Hà

Video liên quan

Chủ Đề