Ưu điểm của chế độ tỷ giá thả nổi

Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối.

Chế độ tỷ giá hối đoái ở mỗi nước và mỗi thời kỳ có thể khác nhau, song về cơ bản là chế độ tỷ giá "thả nổi" theo đó thị trường quy định những biến động của tỷ giá hối đoái, hoặc ngược lại hoàn toàn là chế độ tỷ giá hối đoái "cố định" theo đó nhà nước sẽ can thiệp để tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của nước mình với đồng tiền [các] nước khác không đổi, hoặc là một chế độ nằm giữa hai giải pháp góc đó.

Mục lục

  • 1 Tỷ giá thả nổi hoàn toàn
  • 2 Tỷ giá cố định
  • 3 Thả nổi có điều tiết
  • 4 Xem thêm
  • 5 Tham khảo
  • 6 Liên kết ngoài

Tỷ giá thả nổi hoàn toànSửa đổi

Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn hay còn gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt là một chế độ trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền thả nổi.

Nói chung, các nhà kinh tế đều cho rằng, trong phần lớn trường hợp, chế độ tỷ giá thả nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố định bởi vì tỷ giá thả nổi nhạy với thị trường ngoại hối. Điều này cho phép làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ kinh doanh nước ngoài. Thêm vào đó, nó không bóp méo các hoạt động kinh tế.

Tỷ giá cố địnhSửa đổi

Tỷ giá hối đoái cố định, đôi khi còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo, là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định. Tỷ giá hối đoái cố định là một lựa chọn chế độ tỷ giá ngược hoàn toàn với tỷ giá hối đoái thả nổi.

Mặc dù việc thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ hạn chế khả năng của chính phủ trong vận hành một chính sách tiền tệ nội địa độc lập nhằm duy trì ổn định kinh tế trong nước, song trong thực tế, nhiều chính phủ vẫn thích chế độ tỷ giá hối đoái cố định bởi nó tạo ra sự ổn định. Trong lịch sử, từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đã từng tồn tại hệ thống Bretton Woods cho phép Tây Âu và Nhật Bản có được tỷ giá cố định so với dollar Mỹ cho đến tận năm 1970. Gần đây, Trung Quốc, Hong Kong và Malaysia đã rất thành công trong việc duy trì tỷ giá hối đoái cố định để giữ ổn định kinh tế trong nước. Đồng euro hiện nay cũng có thể được xem là một chế độ tỷ giá hối đoái cố định giữa các quốc gia châu Âu tham gia.

Nhiều quan điểm cho rằng tỷ giá hối đoái cố định quá cứng nhắc nên che mất những thông tin cần thiết cho thị trường hoạt động đúng hướng. Đó là vì đồng tiền không còn thể hiện giá trị thị trường thực của chúng. Sự che đậy thông tin này tạo ra tính không chắc chắn, kích thích các kẻ đầu cơ "tấn công" các đồng tiền cố định và nhiều nước sẽ mất sạch cả dự trữ ngoại hối khi cố gắng bảo vệ đồng tiền của mình chứ không chịu để nó mất giá. Thái Lan trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á là một trường hợp như vậy.

Thả nổi có điều tiếtSửa đổi

Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là chế độ mà trong đó tỉ giá biến động theo quan hệ cung cầu trên thị trường và ngân hàng trung ương có tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm ảnh hưởng lên tỉ giá nhưng ngân hàng trung ương không cam kết duy trì một tỉ giá cố định hay biên độ dao động nào xung quanh tỉ giá trung tâm.

Chế độ tỉ giá thả nổi có quản lí là sự dung hòa giữa chế độ tỉ giá cố định và chế độ tỉ giá thả nổi tự do. Vì vậy, nó kết hợp được những ưu điểm của cả hai chế độ nhưng đồng thời cũng cho những hạn chế nhất định.

Chế độ này có ưu điểm là tỉ giá tương đối ổn định do đó góp phần ổn định kinh tế, thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế. Đảm bảo tính độc lập tương đối của chính sách tiền tệ, hạn chế được những ảnh hưởng do các cú sốc từ bên ngoài đến với kinh tế.

Nhưng để duy trì chế độ này, ngân hàng trung ương cũng phải có lượng ngoại tệ đủ mạnh để can thiệp vào thị trường khi cần thiết và phải xác định mức độ can thiệp phù hợp, nếu không sẽ trở thành chế độ tỉ giá cố định.

Mặc dù lý thuyết nói chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tốt hơn, nhưng trong thực tế không có một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn, vì nó quá bất ổn định. Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song việc thực hiện các biện pháp chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định tương đối khó khăn và tốn kém, và trên hết là chế độ này làm cho chính sách tiền tệ trở nên vô hiệu lực. Chính vì thế, chỉ một số ít đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Hầu hết các đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi, nhưng chính phủ sẽ can thiệp để tỷ giá không hoàn toàn phản ứng theo thị trường. [Xem bài riêng về Chính sách can thiệp tỷ giá hối đoái]

Xem thêmSửa đổi

  • Tỷ giá hối đoái
  • Thị trường ngoại hối
  • Chính sách can thiệp tỷ giá hối đoái
  • Dự trữ ngoại tệ

Tham khảoSửa đổi

Nguyễn Văn Tiến [2012], Giáo trình Tiền tệ ngân hàng, Học viện Ngân hàng, NXB Lao Động.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Tính đổi tiền trực tuyến
  • Tỷ giá hạch toán hàng tháng của VND Lưu trữ 2006-09-02 tại Wayback Machine
  • Xem tỷ giá hối đoái của VND tại website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.

Theo Nghị định 70/2014/NĐ-CP ngày 17/07/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối, tại Điều 15 quy định về chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam như sau:

Thứ nhất, tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện điều tiết tỷ giá hối đoái thông qua việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ và thực hiện phương án can thiệp trên thị trường ngoại tệ.

Thứ hai, chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư với Việt Nam phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ. Trong đó:   

Chính sách tỷ giá là tập hợp các biện pháp sử dụng tỷ giá như một công cụ để thực hiện các mục tiêu kinh tế đã đề ra, là cách thức mà chính phủ hoặc ngân hàng trung ương sử dụng để tác động vào nội tệ và can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi là chế độ tỷ giá hối đoái sẽ được vận dụng và xác định một cách tự do theo quy luật thị trường [quy luật cung - cầu trên thị trường ngoại tệ.]. Đặc trưng cơ bản của chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi chính là:

+ Tỷ giá hối đoái hoàn toàn phụ thuộc vào sự biến động của cung và cầu ngoại tệ trên thị trường.

+ Ngân hàng trung ương không quản lý thị trường ngoại tệ mà chỉ tham gia vào thị trường ngoại hối như một chủ thể tham gia các giao dịch về ngoại hối thông thường.

Một là, dưới chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, cán cân thanh toán sẽ tự cân bằng. Trong trường hợp tài khoản vãng lai thâm hụt, đồng nội tệ giảm giá làm cho xuất khẩu tăng lên và nhập khẩu giảm xuống cho tới khi cán cân thanh toán trở về vị trí cân bằng. Còn trong trường hợp ngược lại, khi tài khoản vãng lai thặng dư, đồng nội địa sẽ lên giá làm cho nhập khẩu tăng và xuất khẩu giảm xuống cho tới khi cán cân thanh toán trở về trạng thái cân bằng.

Hai là, nền kinh tế có thể chống lại những cú sốc giá cả từ bên ngoài. Sự gia tăng của lạm phát nước ngoài sẽ khiến cho tỷ giá hối đoái thay đổi phù hợp với quy luật ngang giá sức mua.

Một là, việc thả nổi tỷ giá hối đoái khiến cho thị trường ngoại hối có thể phát sinh thêm rất nhiều rủi ro.

Hai là, việc dự báo sự thay đổi của tỷ giá hối đoái là khó xác định do thị trường vận động, biến thiên không ngừng nên dễ dẫn đến việc có lúc người dân ồ ạt thực hiện đầu cơ ngoại tệ làm cho tỷ giá hối đoái biến động mạnh, gây ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách tiền tệ và kinh tế của quốc gia. Chính phủ chỉ can thiệp vào thị trường khi tỷ giá có những biến động mạnh.


Ở Việt Nam, chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Page 2

Chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn là gì? Đặc trưng và mục đích

Chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn là chế độ được áp dụng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia. Với tính chất thả nổi hoàn toàn, không có bất cứ sự can thiệp hay tác động của chính phủ vào tỉ giá tiền tệ. Do đó các biến động giá trị được phản ánh chân thật qua các sự kiện trên thị trường. Với các giai đoạn nắm bắt kịp thời có thể tìm kiếm các lợi ích lớn trong lợi nhuận. Đồng thời mang đến đa dạng trong tiếp cận, khai thác tiềm năng kinh tế. Cũng như thúc đẩy các đầu tư vào thị trường các nước khác nhau tìm kiếm lợi nhuận khổng lồ trong phản ánh tỉ giá.

Để tìm hiểu các tính chất và ưu điểm được lựa chọn trong chế độ này. Công ty luật Dương gia gửi đến bạn đọc bài viết có chủ đề: “Chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn là gì? Đặc trưng và mục đích”. 

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn là gì?

Chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn trong tiếng Anh được gọi là Floating exchange rate regime.

Tỉ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn là một chế độ phản ánh trong tính chất của tỉ giá tiền tệ. Trong đó giá tiền tệ của một quốc gia được thiết lập bởi thị trường ngoại hối dựa trên cung và cầu so với các loại tiền tệ khác. Các tỉ giá được phản ánh với tính chất thị trường. Mang đến các quan sát và phản ánh chân thực nhất về giá trị tiền tệ. Trong thể hiện này, các quốc gia không thể can thiệp hay quy định tỉ giá cụ thể. Điều này trái ngược với tỉ giá hối đoái cố định, trong đó chính phủ hoàn toàn hoặc chủ yếu xác định tỉ giá.

Trong chế độ tỉ giá thả nổi, tỉ giá sẽ hoàn toàn được quyết định bởi cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Tức là các phản ánh nhu cầu cao hay thấp, với nguồn cung có tính chất như thế nào. Điều này tác động đến giá trị mua vào và bán ra hàng hóa. Từ đó dẫn đến các hiệu quả phản ánh đối với nền kinh tế. Cũng như mang đến sự khác biệt trong giá trị quy đổi với các đơn vị tiền tệ khác nhau. Từ đó mà phản ánh tỉ giá giữa chúng. Không có bất kì sự can thiệp hay tác động nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp. Kể cả Chính phủ hay Ngân hàng Trung ương nhằm làm thay đổi tỉ giá.

Phản ánh các cung cầu của thị trường. 

Chế độ này phản ánh giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Đồng tiền sử dụng chế độ tỉ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền thả nổi. Bởi khi tham gia vào các thị trường khác hay thực hiện giao dịch giữa các thị trường khác nhau. Các quốc gia cần xác định giá trị cũng như lợi ích thông qua giao dịch. Khi đó nhất định phải căn cứ trên cung cầu từng thời điểm để xác định tỉ giá tiền tệ tương ứng.

Khi dựa trên cung cầu của thị trường, chế độ này cũng cho thấy sự biến động hay dịch chuyển thường xuyên. Khi xác định tỉ giá, cần thiết xác định tương ứng với đúng thời điểm thỏa thuận trên thị trường. Nó khác biệt với tính chất cố định không cần tiến hành tính toán thường xuyên. Càng thể hiện các ưu điểm trong khai thác tiềm năng kinh doanh. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể tiến hành có chút mạo hiểm nhưng lợi nhuận nhận về lớn. Cũng nhanh chóng và hiệu quả khi ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hay nghiên cứu khoa học. Các lợi ích kinh tế biến đổi nhanh chóng được phản ánh kịp thời.

Tỷ giá thay đổi hoàn toàn phụ thuộc vào sự cung cầu trên thị trường ngoại tệ. Bên cạnh đó Nhà nước cũng không có bất cứ một sự can thiệp nào để điều chỉnh tỉ giá.

Các tác động với thị trường. 

Nói chung, các nhà kinh tế đều cho rằng, trong phần lớn trường hợp, chế độ tỉ giá thả nổi tốt hơn chế độ tỉ giá cố định. Cũng như chế độ này được nhiều quốc gia lựa chọn áp dụng. Khi người tham gia đầu tư hay kinh doanh đều muốn thúc đẩy hiệu quả trong hoạt động của mình. Và các giá tri được nhận về xứng đáng. Khi đó, tỉ giá thả nổi đáp ứng được các lợi ích hiệu quả hơn. Bởi vì tỉ giá thả nổi nhạy với thị trường ngoại hối. Điều này cho phép làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ kinh doanh nước ngoài. Thêm vào đó, nó không bóp méo các hoạt động kinh tế.

Tuy nhiên việc không quy định cố định không có nghĩa là chính phủ để mặc chi sự chuyển dịch của tỉ giá. Đa phần rằng chính phủ các nước sẽ can thiệp bằng hình thức mua và bán đồng tiền để hạn chế việc biến động mạnh tỉ giá hối đoái. Sau khi cân đối để có sự “chuẩn”, sẽ có bộ phận công bố tỉ giá trong ngày. Khi đó, nhà đầu tư có căn cứ chắc chắn hơn trong tính toán kế hoạch đầu tư, kinh doanh.

2. Đặc trưng và mục đích:

2.1. Đặc trưng:

Có hai yếu tố căn bản chính được nêu ra để ủng hộ cho việc các quốc gia nên sử dụng chế độ tỉ giá thả nổi hoàn toàn. Đó là tính tự chủ về chính sách tiền tệ khi các tác động trên nền kinh tế được phản ánh hoàn toàn. Và cơ chế tự điều chỉnh để cân bằng cán cân thương mại. Khi các nước có đủ điều kiện và khả năng nhất định.

Tự chủ về chính sách tiền tệ.

Trong chế độ tỉ giá thả nổi hoàn toàn, Ngân hàng Trung ương không phải cam kết về một mức tỉ giá cụ thể nào. Họ cũng không có quyền can thiệp để quy định tỉ giá. Cho nên họ hoàn toàn có quyền mở rộng hoặc thu hẹp cung tiền. Thông qua sư độc lập tác động vào thị trường nhằm tìm kiếm lợi thế kinh tế. Hướng đến điều chỉnh các biến mục tiêu quan trọng như sản lượng, việc làm, hay tỉ lệ lạm phát.

Nếu Ngân hàng Trung ương tăng cung tiền và gây ra lạm phát. Thì giá trị đồng nội tệ sau đó cũng sẽ có xu hướng mất giá. Sự kéo theo này khiến cho tỉ giá thực tế sẽ không bị ảnh hưởng, và sức cạnh tranh cũng không bị ảnh hưởng. Bởi tính chất trong phát triển hay tăng trưởng kinh tế không phản ánh bằng lạm phát.

Cân bằng cán cân thương mại. 

Nó như một cơ chế tự điều chỉnh giúp cân bằng cán cân thương mại. Rõ ràng khi cung cầu phản ánh trên thực tế có thể dẫn đến giá nội tệ tăng hay giảm so với ngoại tệ. Tuy nhiên nó cũng kéo theo các xu hướng trong nhu cầu xuất hay nhập khẩu. Nếu vì một lí do nào đó mà quốc gia này bị thâm hụt thương mại. Tức là xảy ra tình trạng dư cầu ngoại tệ, thì đồng ngoại tệ sẽ lên giá và đồng nội tệ giảm giá. Khi nội tệ mất giá, việc xuất khẩu trở lên dễ dàng hơn. Hàng rẻ thúc đẩy các nước mua vào và sử dụng nhiều hơn. Cùng với đó, xuất khẩu tăng còn nhập khẩu giảm. Qua đó cải thiện cán cân thương mại theo hướng cân bằng trở lại.

Ngoài ra có một đặc trưng khác nhận biết trên hiệu quả kinh tế của quốc gia áp dụng chính sách. 

Đồng tiền quốc gia thả nổi một cách tự do chỉ phù hợp với nền kinh tế vững mạnh. Khi quốc gia không có sự kiểm soát đặc biệt mà hiệu quả kinh tế vẫn được phản ánh. Nhìn nhận trong cán cân cung cầu. Khi cầu tăng, đất nước phải có nguồn lực nhất định, vừa đáp ứng nhu cầu hiện tại. Vừa tạo ra các ứng dụng mới đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao trong đòi hỏi tiêu dùng. Ngoài ra, khi muốn cân bằng cán cân thương mại. Nếu xuất khẩu tăng thì nhập khẩu có xu hướng giảm và ngược lại.

Trong trường hợp giá trị nội tệ giảm, kích thích xuất khẩu tăng cao. Khi đó nhập khẩu thường giảm do đất nước tự sản xuất, tự tiêu thụ. Phần dư ra được thực hiện trong xuất khẩu. Là chính sách bảo hộ mậu dịch cho hàng hóa sản xuất trong nước. Vậy nếu không có nguồn tài nguyên, nguyên liệu, tài chính, lao động trình độ cao, ứng dụng khoa học thì làm sao có thể sản xuất tốt.

Hoặc khi nhập khẩu tăng và xuất khẩu giảm. Thể hiện các nước đó là nước có tài chính mạnh. Việc sử dụng chi phí để sản xuất trên nội tệ cao hơn là nhập khẩu hàng hóa tương tự.

2.2. Mục đích:

Phản ánh đầy đủ tình hình cung cầu của thị trường ngoại tệ.

Đồng thời cho thấy rõ được sự biến động của thị trường này. Giúp cho thị trường minh bạch và hiệu quả hơn. Các quan sát và phản ánh trên thị trường tạo động lực để nhà đầu tư hoạt động nhiều hơn. Khi họ đầu tư và tiến hành sản xuất hay kinh doanh, các lợi nhuận nhận được tạo động lực để phát triển. Và chắc chắn với tỉ giá thả nổi, lợi nhuận nhận được sẽ lớn hơn nhiều.

Di chuyển nguồn lực từ những nơi có hiệu quả thấp về những nơi có hiệu quả cao hơn.

Khi mà xu hướng trong nền kinh tế là tìm kiếm các lợi nhuận tiềm năng. Cũng như lợi nhuận phản ánh càng cao càng mang đến thuận lợi phát triển. Khi đó, các nơi phát sinh lợi nhuận cao sẽ thu hút và tập chung đầu tư. Sự cạnh tranh lành mạnh tạo các phát triển hay tiến bộ mới. Đảm bảo cho chất lượng, giá cả, năng suất ở mức phản ánh tốt nhất. Tất cả hướng đến tiếp cận hiệu quả với đối tượng người tiêu dùng.

Khi các giá trị ngoại tệ nào phản ánh trong tỉ giá cao hơn. Tạo động lực cho người lao động tìm kiếm môi trường làm việc. Với cùng tính chất công việc phục vụ các nhu cầu tốt hơn.

Giúp cho cán cân thanh toán có thể cân bằng.

Khi các hoạt động xuất nhập khẩu được cân đối ở các quốc gia với từng giai đoạn của nền kinh tế. Giúp ổn định kinh tế. Bởi khi mà giá cả nước ngoài tăng lên sẽ làm cho tỉ giá tự điều chỉnh hoàn toàn theo cơ chế PPP. Tránh được tất cả những tác động ngoại lai, tránh các rủi ro và những cú sốc bất lợi. Các cân bằng được thể hiện khi nhu cầu trong tiêu thụ hay các khả năng sản xuất thay đổi. Việc cân bằng tạo sự an toàn trong phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

Trên đây là nội dung phân tích của công ty luật Dương gia đối với chủ đề thảo luận: “Chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn là gì? Đặc trưng và mục đích”. Các nội dung phản ánh với ý nghĩa mang đến cho nền kinh tế.

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề