Vải ngâm đường bảo quản được bao lâu

Bài viết chia sẻ những cách đơn giản để bạn có thể làm những bình nước vải ngâm đường ngon, sạch, chất lượng  ngay tại nhà của mình

Vải thiều là loại trái cây có chứa nhiều dinh dưỡng lành mạnh, tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, quả vải lại là một loại trái cây có tính chất mùa vụ [kéo dài khoảng 1 tháng] và có thời hạn sử dụng ngắn [thường là 1 tuần trong ngăn mát tủ lạnh].

Là sản phẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho con người, trái vải tươi được các nhà khoa học, các chuyên gia dinh dưỡng, các hộ nông dân canh tác vải đã nghiên cứu các phương thức mới để có thể bảo quản trái vải được lâu hơn, làm giảm thiểu tính mùa vụ của sản phẩm

Hiện tại, có 3 cách thức chính để có thể bảo quản trái vải tươi đó là: Để vải trong ngăn cấp đông, làm trái vải sấy khô, làm nước vải ngâm đường,… Với sự nổi bật về giá cả, về sự tiện dụng, trong một vài năm trở lại đây, vải thiều đóng hộp thì được được sử dụng nhiều trong cuộc sống của người tiêu dùng

Hiện nay, nguồn cung cấp nước vải đóng hộp chủ yếu đến từ các công ty Thái Lan và các cơ sở sản xuất trong nước. Tuy nhiên, các loại nước vải đóng hộp này có giá bán khá cao và không dễ để có thể mua được tại chợ hay các siêu thị mini. Để tiết kiệm chi phí, thời gian, nhiều người lựa chọn cách làm nước vải đóng hộp ngay tại nhà

Vậy làm nước vải ngâm đường, nước vải đóng hộp tại nhà như thế nào, cần phải chú ý điều gì? Bài viết dưới đây của Mai’Store sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho mình

Cách làm vải ngâm đường

Lựa chọn vải thiều

Sơ chế quả vải tươi

Làm nước đường

Lựa chọn vải thiều

Lựa chọn quả vải thiều của Bắc Giang, trái vải tròn đều, cùi mọng nước, vị ngọt vừa, hạt nhỏ. Số lượng vải tươi cần dùng là 2kg

Sơ chế vải

Sau khi đã lựa chọn được những trái vải thiều ưng ý, bước tiếp theo chúng ta cần làm đó là sơ chế vải thiều. Bước này khá đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận của người làm

Cách làm: Dùng kéo cắt sát cuống quả vải, bỏ cành rồi đem rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo nước

Cách sơ chế cùi vải

Ngâm nước muối với tỷ lệ 1:3 [1 muối, 3 nước]. Bóc 1 phần nhỏ ở đầu của quả vải, dùng bút xoáy nhãn chuyên dụng chọc vào đầu quả, dùng lực quay tròn bút xoáy ở phần đầu quả rồi hất hạt vải ra ngoài. Phần cùi vải sau khi tách hạt sẽ được cho ngâm với hỗn hợp nước muối ở trên

Ngâm hỗn hợp cùi vải trong nước muối khoảng 60 phút rồi rửa lại với nước sạch để làm hết vị mặn dính trên cùi, để ráo nước

Làm nước đường

Trong khi chờ cùi vải ráo nước, ta tiến hành làm nước đường để ngâm vải. Với 2kg quả vải tươi, chúng ta nên sử dụng 250g đường trắng để ngâm

Cách làm nước đường cũng rất đơn giản, bạn đun sôi 1 lít nước, cho đường trắng vào hòa tan. Sau khi đường trong nồi tan hết, từ từ đổ cùi vải vào nồi, đun thêm khoảng 3 phút thì tắt bếp

Chuẩn bị một vài chiếc lọ thủy tinh sạch, thành dày và có lắp đậy. Ngay khi vừa tắt bếp, dùng muôi múc nước vải vào lọ, đậy lắp lại. Chờ khi lọ nước vải đã nguội, cho lọ nước vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản

Với cách làm khá đơn giản, bạn đã có thể làm ngay những hộp nước vải thơm ngon, hấp dẫn cho gia đình mình. Những lọ nước vải này có thể sử dụng tối đa trong 2 tháng để pha nước uống, nấu chè, làm món tráng miệng,…, rất tiện lợi và dễ sử dụng đúng không nào?

Ly trà vải làm từ nước vải ngâm đường

Món tráng miệng ngon làm từ nước vải ngâm đường

Món chè hạt sen vải thiều với nguyên liệu chính là nước vải ngâm đường. Bấm xem cách nấu ở đây

Một vài lưu ý khi làm vải ngâm đường tại nhà

  • Khi sơ chế vải, không nên dùng tay vặt quả vải sẽ khiến lớp vỏ bên ngoài của quả bị trật ra ngoài, khi rửa với nước sẽ làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trong cùi vải
  • Vải thiều được lựa chọn phải là những quả vải đều nhau, không bị quá nước hoặc sâu đầu
  • Đầu tiên, trong quá trình tách hạt vải ra khỏi cùi, tốt nhất bạn nên làm thật chậm rãi và cẩn thận để cùi vải không bị rách. Nếu bạn muốn mua dụng cụ tách hạt vải chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại video này
  • Việc ngâm cùi vải vào nước muối chính là bước quan trọng để làm giảm bớt tính nóng của quả vải, chính vì thế bạn không được bỏ qua bước này
  • Để bảo quản lọ đựng vải được lâu nhất, ngay khi vừa tắt bếp, bạn cần phải trút ngay nước vải vào lọ, đậy nắp kín ngay sau đó. Áp suất trong bình khi đó rất lớn, sẽ tạo ra lực hút chân không bên trong bình nước vải, khiến việc bảo quản lọ vải được lâu hơn

Vải thiều là một trong những loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Ngoài cách ăn trực tiếp thì người dùng có thể dùng vải để ngâm làm nước giải nhiệt cực ngon. Sau đây, META sẽ chia sẻ đến bạn 2 cách làm vải ngâm ngon và đơn giản nhất. Hãy tham khảo nhé!

Mẹo chọn quả vải tươi ngon, ngọt

Để chọn được những trái vải ngon, ngọt, bạn cần chú ý như sau:

  • Vải ngon có màu hồng đỏ, quả tròn đều, gai nhiều, nhẵn. Còn vải xanh sẽ có gai nhọn, khi ăn bị chua.
  • Vải thiều thường nhỏ hơn vải lai, trong khi vải lai sẽ to và thuôn dài, màu đỏ đậm. Bạn không nên chọn những quả vải có đốm đen bởi chúng dễ bị thối và chín quá.
  • Vải tươi thường hơi mềm, có độ đàn hồi, có mùi thơm nhẹ đặc trưng.
  • Quả vải ngon sẽ có phần thịt dày, mềm, màu trắng trong, mọng nước và dễ tách khỏi hạt.
  • Ngoài ra, bạn nên mua vải đúng mùa để chọn được những trái vải ngon nhất.

Cách làm vải ngâm đường và trà vải

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 1kg vải tươi
  • 400g đường [nên chọn đường phèn]
  • 1/4 thìa cà phê muối
  • 1 âu nước đá
  • Dụng cụ: Bình ngâm [bình ngâm rượu, bình thủy tinh], nồi inox, thìa…

Cách làm vải ngâm đường

Bước 1: Nấu nước đường

Đun sôi 500ml nước, sau đó thêm 400g đường, 1/4 thìa cà phê muối vào nồi nước, khuấy đều cho tan thì tắt bếp, để nguội.

Bước 2: Sơ chế vải

  • Vải đem cắt bỏ cuống, rửa sạch, để ráo.
  • Đun sôi nồi nước, cho vải vào chần sơ qua khoảng 2 phút thì vớt vào tô nước đá ngâm khoảng 10 phút.

Bước 3: Tách vỏ và hạt

Sau khi ngâm nước đá xong, bạn lấy quả vải tách vỏ và hạt ra, chỉ giữ lại phần thịt vải. Cách tách hạt vải rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng ống hút chọc vào phần hạt vải hoặc có thể dùng dao mũi nhọn lách xung quanh phần núm vải rồi khéo léo lấy hạt vải ra. Lưu ý: Bạn cần tách hạt vải ra sao cho quả vải vẫn còn nguyên vẹn.

Bước 4: Cho vải vào bình ngâm

  • Vải sau khi đã tách vỏ và hạt, bạn thả vào âu nước đá lạnh, ngâm thêm khoảng 10 phút thì vớt ra, để ráo.
  • Bạn lấy bình ngâm ra, tráng qua nước nóng, để ráo.
  • Sau khi bình khô, bạn xếp vải đã sơ chế vào bình, đổ nước đường nguội vào bình rồi đậy nắp lại, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 ngày.

Bước 5: Thành phẩm

Sau 2 ngày, bạn có thể lấy nước vải ngâm đường ra thưởng thức hoặc làm trà vải.

Cách pha trà vải

Bạn cho gói trà lipton vào cốc rồi rót khoảng 200ml nước sôi, để nguyên 5 phút cho trà ngấm. Sau 5 phút, bạn vớt bỏ gói trà ra, đợi nước trà nguội thì thêm 3 thìa cà phê siro vải ngâm vào cốc. Bạn có thể uống nóng hoặc uống lạnh tùy thích.

>> Tham khảo: Cách bảo quản vải thiều tươi lâu để bán, để ăn

Hướng dẫn cách ngâm rượu vải

Rượu vải là thức uống được rất nhiều người yêu thích nó mang lại rất nhiều tác dụng tuyệt vời như tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hạ huyết áp, bảo vệ tim mạch và tăng cường khả năng sinh lý… Sau đây, chúng tôi sẽ mang đến bạn công thức ngâm rượu vải đơn giản.

Cách ngâm rượu vải khô

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 4kg vải khô
  • 9g bạch truật lê
  • 9g viễn chí
  • 9g dâm dương hoặc
  • 3g trầm hương
  • 1 lít rượu trắng 40o
  • Dụng cụ: Bình ngâm rượu

Cách làm rượu vải

  • Vải khô đem bóc bỏ vỏ và hạt, lấy thịt vải.
  • Bình ngâm rượu đem rửa sạch, tráng nước sôi, phơi khô rồi tráng qua bình bằng một lớp rượu trắng.
  • Cho vải, bạch truật lê, viễn chí, dâm dương hoặc, trầm hương và rượu vào bình ngâm, đậy kín nắp.
  • Ngâm rượu vải trong khoảng 10 ngày là có thể dùng được.

Cách dùng rượu vải khô: Mỗi ngày bạn uống một chén nhỏ rượu vải khô theo kiểu nhấp môi, từ từ cảm nhận mùi thơm dễ chịu, vị ngọt ở đầu lưỡi, hơi thanh ở cổ họng.

>> Xem thêm: Cách làm vải Elsa băng tuyết sữa chua vừa ngon vừa mát

Cách ngâm rượu vải tươi

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 4kg vải tươi
  • 2 lít rượu trắng 40o
  • Dụng cụ: Bình thủy tinh

Cách ngâm rượu vải tươi

  • Vải tươi đem rửa sạch, bóc bỏ vỏ và hạt để lấy thịt vải.
  • Sau khi tách xong phần thịt vải, bạn đem ngâm qua nước muối khoảng 2 giờ rồi rửa sạch lại, vớt ra, để ráo.
  • Tiếp theo, bạn cho thịt vải vào bình ngâm rượu cùng 4 lít rượu, đậy kín nắp và để khoảng 10 ngày thì mang ra dùng.

Cách uống rượu vải tươi: Bạn rót rượu ra ly cùng một chút thịt vải, thêm đá lạnh vào, lắc đều rồi thưởng thức.

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết cách làm vải ngâm đơn giản. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Nếu có nhu cầu đặt mua các sản phẩm đồ gia dụng như nồi inox, bình ngâm rượu…, bạn hãy truy cập website META.vn hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline dưới đây của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh chóng.

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

>> Tham khảo thêm:

Gửi bình luận

Xem thêm: cách làm vải ngâm, vải thiều, quả vải, trái vải

Video liên quan

Chủ Đề