Về cơ cấu giá trị của hàng hóa sức lao động bao gồm

Sự biến đổi giá trị của số tiền cần phải chuyển hóa thành tư bản không thể xảy ra trong bản thân số tiền ấy, mà chỉ có thể xảy ra từ hàng hóa được mua vào [T - H]. Hàng hóa đó không thể là một hàng hóa thông thường, mà phải là một hàng hóa đặt biệt, hàng hóa mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Thứ hàng hóa đó là sức lao động mà nhà tư bản đã tìm thấy trên thị trường.

a] Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa

Theo C.Mác: "Sức lao động, đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người, trong nhân cách sinh lộng của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích".

Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất. Nhưng không phải trong bất kỳ điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng hóa. Thực tiễn lịch sử cho thấy, sức lao động của người nô lệ không phải là hàng hóa, vì bản thân người nô lệ thuộc sở hữu của chủ nô, anh ta không có quyền bán sức lao động của mình. Người thợ thủ công tự do tuy được tùy ý sử dụng sức lao động của mình, nhưng sức lao động của anh ta cũng không phải là hàng hóa, vì anh ta có tư liệu sản xuất để làm ra sản phẩm nuôi sống mình chứ chưa buộc phải bán sức lao động để sống.

Sức lao động chỉ có thể trở thành hàng hóa trong những điều kiện lịch sử nhất định sau đây:

Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.

Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất, để tồn tại buộc anh ta phải bán sức lao động của mình để sống.

Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu biến sức lao động thành hàng hóa. Sức lao động biến thành hàng hóa là điều kiện quyết định để tiền biến thành tư bản. Tuy nhiên, để tiền biến thành tư bản thì lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ phải phát triển tới một mức độ nhất định.

Trong các hình thái xã hội trước chủ nghĩa tư bản chỉ có sản phẩm của lao động mới là hàng hóa. Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định nào đó, các hình thái sản xuất xã hội cũ [sản xuất nhỏ, phường hội, phong kiến] bị phá vỡ thì mới xuất hiện những điều kiện để cho sức lao động trở thành hàng hóa, chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động đã làm cho sản xuất hàng hóa trở nên có tính chất phổ biến và đã báo hiệu sự ra đời của một thời đại mới trong lịch sử xã hội - thời đại của chủ nghĩa tư bản.

b] Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động

Cũng giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.

-   Giá trị hàng hóa sức lao động: Cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định. Nhưng sức lao động chỉ tồn tại như năng lực sống của con người. Muốn tái sản xuất ra năng lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định về ăn, mặc, ở, học nghề, V.V.. Ngoài ra, người lao động còn phải thỏa mãn những nhu cầu của gia đình và con cái anh ta nữa. Chỉ có như vậy thì sức lao động mới được sản xuất và tái sản xuất ra một cách liên tục.

Vậy thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy; hay nói cách khác, giá trị hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân và gia đình anh ta.

Là hàng hóa đặc biệt, giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường; ở chỗ nó còn bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử. Điều đó có nghĩa là ngoài những nhu cầu về vật chất, người công nhân còn có những nhu cầu về tinh thần, văn hóa... Những nhu cầu đó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước ở từng thời kỳ, đồng thời nó còn phụ thuộc cả vào điều kiện địa lý, khí hậu của nước đó.

Tuy giá trị hàng hóa sức lao động bao hàm yếu tố tinh thần và lịch sử, nhưng đối với mỗi nước nhất định và trong một thời kỳ nhất định, thì quy mô những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định, do đó có thể xác định được lượng giá trị hàng hóa sức lao động do những bộ phận sau đây hợp thành:

Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh rhần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân.

Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân.

Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái người công nhân.

Để biết được sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một thời kỳ nhất định, cần nghiên cứu hai loại nhân tố tác động đối lập nhau đến sự biến đổi của giá trị sức lao động Một mặt, sự tăng nhu cầu trung bình của xã hội về hàng hóa và dịch vụ, về học tập và nâng cao trình độ lành nghề đã làm tăng giá trị sức lao động; mặt khác sự tăng năng suất lao động xã hội sẽ làm giảm giá trị sức lao động.

-  Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động: Hàng hóa sức lao động không chỉ có giá trị, mà còn có giá trị sử dụng như bất kỳ một hàng hóa thông thường nào. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng chỉ thể hiện ra trong qui trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân. Nhưng quá trình sử dụng hay tiêu dùng hàng hóa sức lao động khác với quá trình tiêu dùng hàng hóa thông thường ở chỗ: hàng hóa thông thường sau qui trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó đều tiêu biến mất theo thời gian. Trái lại,  quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là quá trình sản xuất một loạt hàng hóa nào đó, đồng thời là quá trình sáng tạo giá trị mới. Mục đích của các nhà tư bản là muốn giá trị mới được sáng tạo ra phải lớn hơn giá trị sức lao động và thực tế việc nhà tư bản tiêu dùng sức lao động [thông qua hoạt động lao động của người công nhân] đã hàm chứa khả năng này. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt. Như vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đó là chìa khóa để giải thích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Chính đặc tính này đã làm cho sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyến hóa thành tư bản.

Loigiaihay.com

Có thể khẳng định rằng thị trường lao động chính là thị trường đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Chúng được mua báo và trao đổi dựa trên thời gian, lượng lao động hay mức tiền lương. Tuy nhiên khái niệm này còn khá mơ hồ đối với mọi người. Vậy hàng hóa sức lao động là gì? Hãy cùng chúng tôi đi phân tích ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Hàng hóa sức lao động là gì?

Để có thể hiểu được rõ ràng mọi ngóc ngách của hàng hóa sức lao động là gì thì ta cần phân tích chi tiết hai khái niệm hàng hóa là gì và sức lao động là gì cùng những điều kiện cần để biến sức lao động trở thành hàng hóa.

  • Hàng hóa theo định nghĩa cơ bản thì chúng chính là sản phẩm của sức lao động do con người tạo ra. Sau đó được sử dụng với các mục đích trao đổi và mua bán theo một nhu cầu nào đó.
  • Sức lao động theo quan điểm của Mác - Lênin thì đây chính là toàn bộ năng lực, chúng bao gồm trí tuệ, tinh thần và cả thể chất tồn tại bên trong cơ thể. Được họ sử dụng vào sản xuất để từ đó tạo ra giá trị. Hay nói cho dễ hiểu thì sức lao động chính là khả năng lao động, một điều kiện quan trọng để các công việc sản xuất trở nên trơn tru, hiệu quả.

Hàng hóa sức lao động được hiểu là một loại hàng hóa đặc biệt. Chúng mang trong mình những thuộc tính riêng và tất nhiên là phải liên kết chặt chẽ với sự tồn tại, phát triển của toàn nền kinh tế. Thêm vào đó thì sức lao động trở thành hàng hóa chính là một điều kiện tiên quyết trong việc hình thành nền kinh tế dạng tư bản. Đánh dấu một bước tiến quan trọng để tạo nên quyền tự do cá nhân và tạo ra sự phát triển cho nền kinh tế.


Khái niệm hàng hóa sức lao động là gì

Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa?

Điều này bạn hoàn toàn có thể nhận ra được là mọi công việc sản xuất kinh doanh đều cần đến lao động. Đây là một lực lượng nòng cốt đóng góp nhiều công sức. Tuy nhiên để khiến cho sức lao động trở thành một công cụ, một loại hàng hóa thì chúng cần có các điều kiện sau đây:

  • Đầu tiên, người lao động phải là một người hoàn toàn tự do và tự chủ động chi phối phần sức lao động của chính mình. Họ sẽ dùng nó để bán hay đổi lấy một thứ gì đó giá trị hơn. Điều đó có nghĩa là trong họ không tồn tại một mối ràng buộc nào, tự do làm những thứ mình muốn.
  • Tiếp theo, chính bản thân của người lao động không thể một mình lao động nên cần bán sức lao động của mình để sinh sống.

Khi mà cả hai điều kiện ở trên cùng tồn tại một cách song hành thì sức lao động sẽ tạo thành một loại hàng hóa tất yếu và hiển nhiên. Xét trên thực tế thì hàng hóa sức lao động đã có mặt từ trước thời điểm xã hội tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên chỉ đến lúc tư bản chủ nghĩa đã được hình thành thì chúng mới được khẳng định và trở nên phổ biến. Cũng tại thời điểm này thì sự bóc lột lao động cũng không còn mà thay vào đó chính là sự thỏa thuận theo dạng “thuận mua - vừa bán” - đánh dấu một bước ngoặt cực văn minh ra đời.

Xem thêm

→ Các đề tài tiểu luận kinh tế chính trị Mác-Lênin chọn lọc 2020

Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động là gì?

Giá trị hàng hóa sức lao động

Cũng giống như các loại hàng hóa thông thường khác, hàng hóa sức lao động được quyết định bởi một lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Sức lao động chỉ tồn tại như là năng lực sống của con người, muốn tái sản xuất ra năng lực đó, người công nhân trong chủ nghĩa tư bản phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định để ăn, uống, mặc, ở, đi lại, học nghề, đào tạo nghề… Ngoài ra, người lao động còn phải thỏa mãn những nhu cầu của gia đình và con cái họ. Chỉ có như vậy thì sức lao động mới được sản xuất và tái sản xuất một cách liên tục.

Như vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt nuôi sống bản thân người lao động và gia đình của họ. Hay nói cách khác, giá trị hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động. 

Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động

Là công công dụng của hàng hóa sức lao động nhằm thỏa mãn các nhu cầu sử dụng của nhà tư bản. Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động được thể hiện thông qua quá trình tiêu dùng sức lao động [quá trình lao động của người công nhân]. Quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động khác với quá trình tiêu dùng hàng hóa thông thường ở chỗ:

Ở các hàng hóa thông thường, sau quá trình tiêu dùng, sử dụng cả giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa sẽ biến mất theo thời gian. Còn đối với hàng hóa sức lao động, quá trình tiêu dùng chính là quá trình sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó, đồng thời là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động. Phần lớn hơn này được gọi là giá trị thặng dư.

Tại sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt?


Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt

Khác biệt với những loại hàng hóa thông thường khác, hàng hóa sức lao động được các nhà khoa học khẳng định là một hàng hóa đặc biệt. Nguyên nhân của sự đặc biệt này chính là do nó được hình thành do con người với mục đích thỏa mãn các nhu cầu đa dạng. Đôi khi có phần phức tạp ở cả vật chất và tinh thần và tồn tại song song với quá trình phát triển của toàn xã hội.

Do vậy tầng lớp công nhân không đơn giản chỉ có nhu cầu về mặt vật chất mà họ còn luôn mong muốn được đáp ứng các yêu cầu về tinh thần khác như được vui chơi, được khích lệ hay được tôn trọng,... Và những nhu cầu này không hề cố định, chúng sẽ thay đổi tùy theo thời gian và xã hội.
Thêm vào đó vì con người chính là công cụ và là chủ thể làm chủ sức lao động nên việc loại hàng hóa đặc biệt này có chất lượng hay không, có đáp ứng đủ nhu cầu hay không còn phụ thuộc vào nhận thức, tâm lý, địa lý, văn hóa, môi trường họ sinh hoạt,... Ngoài ra không thể không nhắc đến việc hàng hóa sức lao động còn tạo nên giá trị thặng dư cho toàn thể xã hội, nhỏ hơn là nơi mà họ đóng góp. Điều này được thể hiện rõ nhất ở khía cạnh là người lao động luôn tại ra các giá trị lớn hơn phần giá trị sức lao động của họ để phù hợp với mục tiêu và nhu cầu của người đang sử dụng lao động.

Trên đây là một vài chia sẻ về "hàng hóa sức lao động là gì" mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc tham khảo thêm. Mong rằng bài viết đã thực sự mang đến những kiến thức hữu ích nhất để giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm trừu tượng này. 

Video liên quan

Chủ Đề