Ví dụ sản xuất theo đơn đặt hàng

Các sản phẩm chuyên biệt chỉ được sản xuất mang tính duy nhất của khách hàng cần có phương pháp tập hợp chi phí sản xuất riêng.

Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên của lớp học khóa học kế toán thực hành tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.

>>> Xem thêm:  Học kế toán ở hà nội và tphcm

Phương pháp theo đơn đặt hàng

a.    Cách tính

-    Phương pháp áp dụng cho từng đơn đặt hàng nên việc tổ chức kế toán chi phí phải phụ thuộc vào từng đơn đặt hàng.
-    Theo phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng cũng  là đối tượng tính giá thành . 
-    Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, máy thi công và sản xuất chung phát sinh kể từ lúc tiến hành thực hiện cho đến lúc hoàn thành hay chuyển giao cho khách hàng. 
-    Giá trị của những sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau chính là phầm đơn đặt hàng chưa hoàn thành thu thập được. 

b.    Ví dụ thực tế

Cơ sở Hoa Mai sản xuất 2 đơn đặt hàng hoa lụa A và B, cả 2 đơn đặt hàng đều được đưa vào sản xuất trong tháng 6/2016
•    Đơn đặt hàng A sản xuất ở phân xưởng 1.
•    Đơn đặt hàng B sản xuất ở phân xưởng 2.
Chi phí tập hợp ở các tháng như sau:

Tháng 1

621

622

627

Tổng cộng

TK 154

Phân xưởng 1

10.000

3.500

2.050

15.550

Phân xưởng 2

12.000

4.500

5.750

22.250

Tổng cộng

22.000

8.000

7.800

37.800


 Tháng 2

 

621

622

627

Tổng cộng

TK 154

Phân xưởng 1

5.000

2.500

3.640

11.140

Phân xưởng 2

8.000

3.500

6.160

17.660

Tổng cộng

13.000

6.000

9.800

28.800

Từ các số liệu trong kỳ, kế toán lên được giá thành của đơn đặt hàng như sau:

Bảng tính giá thành đơn đặt hàng A 
(số lượng thành phẩm: 05)

 

Tháng 1

Tháng 2

Tổng giá thành

Giá thành đơn vị

Chi phí NVLTT

10.000

5.000

15.000

3.000

Chi phí NCTT

3.500

2.500

6.000

1.20

Chi phí SXC

2.050

3.640

5.690

1.138

Tổng cộng

15.550

11.140

26.690

5.338


c.    Ưu điểm 

-    Linh hoạt, không phân biệt phân xưởng thực hiện chỉ quan tâm đến giá trị tạo nên đơn đặt hàng.
-     Có thể tính được chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng , từ đó xác định giá bán và tính được lợi nhuận trên từng đơn đặt hàng.

d.    Nhược điểm

-    Nếu thực hiện đơn đặt hàng phân bổ ở các phân xưởng khác nhau thì việc tập hợp chi phí sẽ rời rạc, khó khăn, tốn thời gian và chi phí.
-    Quá nhiều đơn đặt hàng mà doanh nghiệp không phân chia rạch ròi quá trình sản xuất sẽ gây khó khăn trong việc phân bổ.
-    Gặp bất lợi với đơn đặt hàng có thời hạn lâu dài mà khách hàng yêu cầu báo giá trước.

e.    Đối tượng áp dụng

-    Công ty xây dựng, xây lắp các công trình hạ tầng riêng biệt.
-    Công ty sản xuất các hàng thủ công, mỹ nghệ lớn và đặc biệt cho riêng từng dự án.
-    Công ty xuất khẩu theo đơn hàng tiêu chuẩn của nước ngoài: giầy dép, quần áo thời trang, nông sản, thủy sản.

Nếu có gì thắc mắc hoặc chưa rõ bạn vui lòng để lại comment bên dưới bài viết hoặc nhắn tin cho chúng tôi để Kế toán Lê Ánh tư vấn cho bạn. Hoặc bạn hãy đăng ký tham gia khóa học Kế toán Tổng hợp tại Kế Toán Lê Ánh.
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công! 

Bài viết xem thêm:

Mong bài viết sẽ hữu ích với bạn!

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM dành cho người mới bắt đầu và các khóa học chuyên sâu, nếu bạn quan tâm đến các khóa học này, vui lòng liên hệ theo số hotline: 0904.84.88.55 để được tư vấn trực tiếp.

Ví dụ sản xuất theo đơn đặt hàng
Ví dụ sản xuất theo đơn đặt hàng
Ví dụ sản xuất theo đơn đặt hàng

Tin tức kế toán: Điều kiện áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành theo đơn đặt hàng. Cách tính giá thành theo đơn đặt hàng; Ví dụ cụ thể về phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Mời các bạn theo dõi bài viết sau của Kế Toán Hà Nội.

Ví dụ sản xuất theo đơn đặt hàng
        Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

 1. Điều kiện áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.

Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng áp dụng trong điều kiện DN sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng. Đặc điểm phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng là tính giá theo từng đơn đặt hàng, nên việc tổ chức kế toán chi phí phải chi tiết hóa theo từng đơn hàng.

2. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành của phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.

+ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Là từng đơn đặt hàng.

+ Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Là từng sản phẩm hoặc từng loạt hàng đã sản xuất hoàn thành theo đơn đặt hàng của khách hàng. Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà là khi đơn đặt hàng hoàn thành.

3. Trình tự tính giá thành của phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.

Nếu DN áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng thì Kế toán CPSX phải mở bảng kê để tập hợp CPSX theo từng sản phẩm, từng loạt hàng theo từng đơn đặt hàng.

*  Đối với chi phí trực tiếp.

Chi phí trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp phát sinh liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc.

* Đối với chi phí sản xuất chung.

Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng bộ phận, từng phân xưởng. Cuối tháng phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp. Các tiêu chuẩn phân bổ như: giờ công sản xuất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…

* Phương pháp tính giá thành.

 Tuỳ theo tính chất, số lượng sản phẩm của từng đơn đặt hàng để áp dụng phương pháp tính giá thích hợp. Có các phương pháp tính giá như: phương pháp trực tiếp; phương pháp phân bước; phương pháp tỉ lệ; phương pháp hệ số và phương pháp liên hợp.

Cuối mỗi tháng, căn cứ CPSX đã tập hợp ở từng phân xưởng, đội sản xuất theo từng đơn đặt hàng trên bảng kê chi phí sản xuất để ghi vào các bảng tính giá thành của đơn đặt hàng có liên quan như sau:

+ Nếu đơn đặt hàng đã hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp trên bảng tính giá thành là tổng giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành.

+ Nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì chi phí đã tập hợp được trong bảng tính giá thành là giá trị của sản phẩm làm dở.

Lưu ý: Trên thực tế có những đơn đặt hàng sản xuất nhiều loại sản phẩm (hàng loạt), có một số sản phẩm đã sản xuất xong nhập kho hoặc giao trước cho khách hàng. Các đơn  hàng này nếu cần hạch toán thì giá thành của những sản phẩm này được tính theo giá thành kế hoạch, phần chi phí còn lại là giá trị của sản phẩm làm dở. Giá trị sản phẩm làm dở của đơn hàng được xác định như sau:

Ví dụ sản xuất theo đơn đặt hàng

Tóm tắt quy trình tính giá thành theo đơn đặt hàng như sau:

Ví dụ sản xuất theo đơn đặt hàng

4. Ví dụ cụ thể của phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.

Tại công ty sản xuất tủ văn phòng, có một phân xưởng sản xuất chính, trong tháng 7/2017 có nhận được 2 đơn đặt hàng số 1 và số 2. Số liệu tập hợp được trong tháng 7/2017 như sau:

Ví dụ sản xuất theo đơn đặt hàng

Chi phí sản xuất chung cho cả 2 đơn hàng là 312.000 nghìn đồng. Được phân bổ cho 2 đơn hàng theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Cuối tháng 7/2017 đơn hàng 1 sản xuất xong giao 95 cái tủ hoàn thành cho khách hàng. Đơn hàng 2 chưa hoàn thành.

► Với số liệu trên, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng đơn hàng như sau:

– Phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đơn đặt hàng:

Ví dụ sản xuất theo đơn đặt hàng

Ví dụ sản xuất theo đơn đặt hàng

– Lập thẻ tính giá thành cho từng đơn hàng:

+ Đơn hàng số 1 đã thực hiện xong có thẻ tính giá thành như sau:

Ví dụ sản xuất theo đơn đặt hàng

+ Do đơn hàng 2 chưa thực hiện xong nên sản phẩm của đơn hàng 2 là sản phẩm dở dang và tổng chi phí dở dang của đơn hàng 2 là:

1.330.000 + 418.000 + 152.000 = 1.900.000 nghìn đồng.

Mời các bạn xem:

– Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp giản đơn (trực tiếp) tại đây,

– Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số tại đây,

– Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp tỷ lệ tại đây,

– Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ tại đây,

– Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp phân bước (tổng cộng chi phí) có tính giá thành nửa thành phẩm tại đây,

– Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp phân bước (tổng cộng chi phí) không tính giá thành nửa thành phẩm tại đây.

Ví dụ sản xuất theo đơn đặt hàng