Ví dụ về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp

31 Tháng 3 2022 · 6 phút đọc

Quỹ đầu tư phát triển có vai trò then chốt trong hành trình phát triển của doanh nghiệp. Hoặc hơn thế là của toàn xã hội khi bên cạnh quỹ doanh nghiệp còn có cả quỹ đầu tư phát triển địa phương. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về quỹ đầu tư phát triển. Vậy quỹ đầu tư phát triển là gì? Nó có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung? Hãy cùng DNSE tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Quỹ đầu tư và phát triển là gì?

Quỹ đầu tư phát triển là gì?

Quỹ đầu tư phát triển là một quỹ được thành lập nhằm mục đích tập trung cho các hoạt động phát triển. Các doanh nghiệp thường sẽ trích khoảng 5 – 10% doanh thu cho các hoạt động đầu tư mở rộng. Đây chính là quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Các hoạt động cho quỹ thường là các hoạt động kinh doanh, sản xuất,… Theo quy định của Nhà nước, một doanh nghiệp chỉ được phép trích tối đa 30% lợi nhuận vào quỹ đầu tư phát triển. Số còn lại được trích vào quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi,… và các hoạt động kinh doanh khác.

Bên cạnh quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp còn có cả quỹ đầu tư phát triển của địa phương. Ví dụ như Quỹ đầu tư phát triển TP. Hà Nội, Quỹ đầu tư phát triển TP. Đà Nẵng,… Đa phần các tỉnh, thành phố đều có quỹ đầu tư phát triển độc lập. Quỹ này hoạt động tương tự như một tổ chức tài chính độc lập nhưng phải chịu sự kiểm soát của Nhà nước. Các hoạt động của quỹ cũng thường dành cho mục đích phát triển xã hội nhiều hơn.

Chức năng của quỹ đầu tư phát triển là gì?

Quỹ đầu tư và phát triển có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Quỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp là nguồn vốn chủ sở hữu. Quỹ thường được hình thành từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Mục đích sử dụng chính của quỹ là để phát triển các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Đầu tư mở rộng các hoạt động thương mại
  • Đổi mới, sửa chữa dây chuyền sản xuất
  • Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
  • Đổi mới trang thiết bị, cải tạo môi trường làm việc
  • Đào tạo, giảng dạy nâng cao nghiệp vụ, năng lực cho nhân viên nội bộ  
  • Bổ sung vào nguồn vốn của doanh nghiệp

Nhìn chung, mọi hoạt động chi tiêu của quỹ đều để phục vụ cho mục tiêu phát triển của công ty. Do vậy, quỹ đầu tư phát triển có vai trò rất quan trọng trong quá trình vận hành của doanh nghiệp.

Quỹ phát triển địa phương cũng có vai trò khá tương tự. Nó hoạt động không vì lợi nhuận với các chức năng bao gồm: đảm bảo nguồn vốn, cho vay và thực hiện đầu tư tại địa phương,… Nhìn chung, mục tiêu của quỹ là thúc đẩy sự phát triển xã hội.

Nguồn vốn của quỹ đầu tư phát triển

Quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp được thành lập dựa trên sự đóng góp của các chủ sở hữu

Quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp được thành lập dựa trên sự đóng góp của các chủ sở hữu. Họ có thể bao gồm cổ đông, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH đầu tư vốn. Ngoài ra, nguồn tài chính của quỹ cũng có thể được trích trực tiếp từ lợi nhuận sau thuế của công ty. Còn quỹ đầu tư phát triển địa phương thì được thành lập từ ngân sách Nhà nước.

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp. Để thành lập công ty thì việc có nguồn vốn chủ sở hữu đạt chuẩn là bắt buộc. Nguồn vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời, nó cũng cho thấy tính thanh khoản của doanh nghiệp đó.

Nguồn vốn này cũng là nền tảng của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn, đây là nguồn tiền được huy động cuối cùng nếu các biện pháp khác không hiệu quả.

Nguồn vốn hình thành quỹ đầu tư phát triển chủ yếu là từ vốn chủ sở hữu. Để có thể phát triển ổn định và lâu dài, chỉ tập trung vào lợi nhuận là không đủ. Việc mở rộng quy mô, đầu tư cho tương lai là không thể thiếu. Quỹ đầu tư phát triển hoạt động hiệu quả sẽ cho thấy tầm nhìn và tương lai của doanh nghiệp.

Đối với quỹ đầu tư phát triển địa phương, tiền đóng góp đều từ ngân sách Nhà nước. Đây là các khoản viện trợ, đóng góp tự nguyện. Việc thay đổi vốn điều lệ sẽ do Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt. Sau đó, Bộ Tài chính phê duyệt một lần nữa.

Vốn huy động

Vốn huy động được hình thành từ việc góp vốn, đi vay, ủy thác đầu tư,… Vì thế, quỹ đầu tư phát triển khi mới thành lập sẽ không dư dả về vốn. Doanh nghiệp buộc phải chấp nhận đi vay để bổ sung vốn, nhận vốn góp từ các nhà đầu tư, tổ chức tài chính,… Hoặc huy động vốn trung và dài hạn qua việc phát hành trái phiếu, chứng chỉ quỹ,…

Như đã nói ở trên, quỹ đầu tư phát triển địa phương hoạt động như một tổ chức tài chính độc lập. Do vậy, nguồn vốn được hình thành chủ yếu nhờ vào việc huy động từ bên ngoài. Ngoài ra, cũng có thể vay từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, phát hành trái phiếu, quỹ đầu tư,…

Kết luận

Trên đây là lời giải đáp của DNSE cho câu hỏi quỹ đầu tư phát triển là gì. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho các bạn một cái nhìn tổng quát về quỹ đầu tư phát triển, bao gồm: quỹ đầu tư phát triển là gì, mục đích của quỹ và nguồn vốn hình thành nên quỹ. Để hiểu thêm các kiến thức về tài chính – chứng khoán, các bạn hãy ghé thăm DNSE thường xuyên nhé!

Đầu tư phát triển [tiếng Anh: Development Investment] là một khái niệm không còn lạ lẫm, tuy nhiên lại có lẽ không nhiều người hiểu rõ về bản chất và tính chất.

Đầu tư Phát triển [Nguồn: WordPress]

Khái niệm

Đầu tư Phát triển trong tiếng Anh là Development Investment.

Đầu tư Phát triển là hoạt động sử dụng vốn trong hiện tại, nhằm tạo ra những tài sản vật chất và trí tuệ mới, năng lực sản xuất mới và duy trì những tài sản hiện có, nhằm tạo thêm việc làm hay vì mục tiêu phát triển.

Khác với đầu tư dịch chuyển, là một quá trình đầu tư chỉ làm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị tài sản [ví dụ như các hoạt động mua lại và sáp nhập, mua bán doanh nghiệp…], đầu tư phát triển lại là một phương thức đầu tư trực tiếp trong đó quá trình đầu tư làm gia tăng giá trị và năng lực sản xuất, năng lực phục vụ của tài sản.

Các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nhằm tạo ra bất động sản mới phục vụ cho mục đích mở rộng sản xuất, mục đích kinh doanh, thương mại… là một hình thức đầu tư phát triển rất phổ biến trong đời sống hiện nay.

Đặc điểm của đầu tư phát triển

Qui mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn

Hoạt động đầu tư phát triển không những đòi hỏi tập trung nhiều nguồn lực, mà còn đòi hỏi những nguồn lực đó cũng phải cực kì qui mô để thực hiện được dự án trong thời gian kéo dài và đáp ứng được từng giai đoạn nước rút của dự án.

Thời đầu tư kéo dài 

Đầu tư phát triển làm gia tăng giá trị tài sản, năng lực sản xuất, vì vậy qui mô các dự án thường lớn, kéo theo thời gian thực hiện đầu tư kéo dài, đòi hỏi quá trình thực hiện phải có sự bố trí nguồn lực hợp lý.

Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài

Thời gian vận hành được tính từ khi dự án đưa vào hoạt động cho tới lúc hết thời hạn sử dụng và bị đào thải. Do tính chất qui mô lớn, thời gian đầu tư kéo dài như trên, nên việc sử dụng kết quả đầu tư vì vậy cũng mang tính chất lâu dài tương ứng.

Dự án qui mô nhỏ như quán xá, nhà hàng có thể được vận hành trong 1 năm, 10 năm hay có thể kéo dài hơn. Nhưng cũng có nhiều thành quả có tác dụng lâu dài, có thể tồn tại vĩnh viễn như Kim tự tháp Ai Cập, Angkor Wat, Vạn Lý Trường Thành...

Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển là các công trình xây dựng thì thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên

Quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kì vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng. Các ý tưởng của chủ đầu tư, chủ trương đầu tư và qui hoạch vùng ảnh hưởng với nhau sẽ tạo nên bức tranh về các dự án ở địa phương.

Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao

Như đã đề cập, một dự án đầu tư phát triển đòi hỏi cần nguồn lực rất lớn, kể cả vốn đầu tư, nguồn lao động, máy móc thiết bị... Qui mô lớn, thời gian kéo dài là yếu tố làm cho mức độ rủi ro tăng lên. 

[Theo Giáo trình Kinh tế Đầu tư, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân]

Trọng Khoa

Video liên quan

Chủ Đề