Vì dụ về đồng cảm trong cuộc sống

Lắng nghe đồng cảm là một kỹ thuật lắng nghe và đặt câu hỏi tinh tế, giúp bạn phát triển và tăng cường mối quan hệ thông qua việc hiểu biết những thông điệp từ suy nghĩ và tình cảm của người nói. Như vậy, nó giúp bạn có kỹ năng lắng nghe chủ động ở một cấp độ mới.

Tại sao cần Lắng nghe tạo sự đồng cảm?

Lắng nghe thấu đáo tạo sự đồng cảm sẽ giúp bạn dành được lòng tin của người khác, giúp bạn cùng giải quyết hoặc thấu hiểu vấn đề của họ, chứ không phải đơn thuần chỉ gật đầu cho có, hoặc vội vàng đưa ra lời khuyên chưa phù hợp với mong muốn của người đang chia sẻ.

Áp dụng vào kỹ năng giao tiếp như thế nào?

Kiên nhẫn lắng nghe những gì người khác đã nói, ngay cả khi bạn không đồng ý với nó. Điều quan trọng là thể hiện sự chấp nhận và thông cảm những vấn đề của người nói, không nhất thiết phải cố tỏ ra đồng ý quan điểm khác hoặc cố chỉ ra những suy nghĩ không đúng của đối phương. Chỉ đơn giản bằng cách gật đầu hoặc sử dụng các cụm từ như “Mình có thể hiểu được suy nghĩ của bạn”; “Mình tôn trọng sự khác biệt nên bạn có thể thoải mái bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình”Hãy thử cảm nhận những cảm giác của người nói đang thể hiệnSuy nghĩ của bạn như một tấm gương phản chiếu. Hãy lặp lại suy nghĩ và cảm giác của người nói. Việc lặp lại theo ngôn ngữ của mình rất quan trọng trong giao tiếp, vì người khác sẽ cảm thấy thích khi có người quan tâm, lắng nghe mình. Ngoài ra, mọi hiểu lầm sẽ được kịp thời sửa chữa nếu có. Bạn có thể mở đầu câu lặp lại như sau: “Không biết mình hiểu thế này có đúng không…”; “Bạn nói với mình nếu mình hiểu sai ý nhé,…..”Để khuyến khích người tiếp tục câu chuyện của họ, hãy thêm vào những câu chốt lại từ những gì bạn nghe. Ví dụ như một người đang chia sẻ về sự bất công tại nơi làm việc, trong nhóm có người lười hơn mà kết quả thì cả đội phải chịu chung, sau khi họ bày tỏ cảm xúc về những sự việc, bạn có thể chốt lại như “Vì thế, bạn thấy mình đang quá tải việc trong nhóm?”, hoặc “Bạn cảm thấy mệt mỏi và không biết xử lý thành viên lười trong dự án này như thế nào?”Câu chốt này nên được thể hiện một cách trung lập, thể hiện tính chất mô tả lại sự việc nhiều hơn là đánh giá xem sự việc đó là xấu hay tốt với đối phương.Sau đó, bạn có thể gợi mở một suy nghĩ tích cực bằng những câu hỏi như: “Thế bây giờ bạn định làm gì?”; “Nếu không thay đổi được người kia, mình có thể chấp nhận thêm được cái gì để cho nhẹ hơn không?” Những câu hỏi hướng tới giải pháp sẽ giúp cho người chia sẻ có thời gian suy nghĩ về vấn đề của họ, mà không cảm thấy bị đánh giá, bị kiểm soát suy nghĩ.
Đây là kỹ năng tạo sự tin tưởng và giúp người khác suy nghĩ tích cực hơn về mọi vấn đề.Một người lắng nghe đồng cảm cần tránh để người nói muốn đi vào tư thế phòng thủ. Để làm điều này, cố gắng không ngắt lời, tranh luận với những gì đang được nói, hoặc thậm chí vội đưa ra ý kiến, lời khuyên. Họ đang cần người lắng nghe và tự họ sẽ tìm được cách giải quyết khi ở tâm trạng thoải mái. Hãy tạo cho họ cảm giác yên tâm và tin tưởng bằng cách tập trung hoàn toàn vào những gì họ nói và thấu hiểu cảm giác của họ.Khi người nói có ý muốn được bạn lên tiếng, chỉ cần lặp lại những câu đã nói. Ví dụ, nếu người nói nói: “Tôi không hài lòng ở vị trí hiện tại của tôi” Bạn có thể thăm dò bằng cách trả lời: “Bạn nói rằng bạn không hài lòng ở vị trí hiện tại của bạn, vì sao thế? “Hãy thể hiện sự quan tâm bằng cách khám phá câu chuyện và cảm xúc của họ.Nếu người nói muốn lời khuyên từ bạn, hãy trung thực, nhưng cố gắng kiềm chế không cung cấp những góp ýcó thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của người nói theo chiều hướng tiêu cực.

MẸO

Hãy kiểm soát cảm xúc của bạn khi lắng nghe và không cho phép mình bị cảm xúc chi phối.Hãy nhớ rằng: Trước tiên là hiểu và sau đó mới đánh giáKhi bạn giúp người nói tự tin thể hiện, giao tiếp một cách thoải mái hơn, bạn sẽ có được sự tin tưởng ở người khác và ý nghĩa hơn nữa, bạn giúp họ khám phá ra những điều thú vị về bản thân họ.

Những điểm chính

Một người lắng nghe đồng cảm đóng vai trò là một người thúc đẩy hành động và tạo động lực cho người khác. Trong đó, thành công được đo bằng khả năng hiểu được những vấn đề của người nói.Lắng nghe một cách cẩn thận,không đánh giá hay phán xétvà khi thích hợp, lặp lại cụm từ nào đó để khuyến khích người đó mở lòng hơn. Hãy chú ý nhiều tới những gì không được nói, hoặc những gì đang được nói với cảm xúc và ngôn ngữ cơ thể.

  • Hướng dẫn viết đoạn văn về sự chia sẻ đồng cảm trong cuộc sống
  • Đoạn văn về sự chia sẻ đồng cảm trong cuộc sống- Mẫu 1
  • Đoạn văn về sự chia sẻ đồng cảm trong cuộc sống- Mẫu 2
  • Đoạn văn về sự chia sẻ đồng cảm trong cuộc sống- Mẫu 3
  • Đoạn văn về sự chia sẻ đồng cảm trong cuộc sống- Mẫu 4
  • Đoạn văn về sự chia sẻ đồng cảm trong cuộc sống- Mẫu 5

Đồng cảm và chia sẻ đã trở thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn. Trong nội dung bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số ví dụ về Viết đoạn văn 5 đến 7 câu về sự chia sẻ đồng cảm trong cuộc sống để các em học sinh có thể tham khảo trong quá trình làm bài tập.

Hướng dẫn viết đoạn văn về sự chia sẻ đồng cảm trong cuộc sống

Trước khi Viết đoạn văn 5 đến 7 câu về sự chia sẻ đồng cảm trong cuộc sống cần lập dàn ý cho đoạn văn dự định viết, cụ thể như sau:

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sự sẻ chia trong cuộc sống.

+ Trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

+ Khi giúp đỡ người khác thì ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

+ Mỗi người nên biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

+ Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,…những người này cần bị phê phán.

– Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: Sự sẻ chia trong cuộc sống và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Đoạn văn về sự chia sẻ đồng cảm trong cuộc sống- Mẫu 1

Ngày nay xã hội đang trong thời kì hội nhập và phát triển, con người dường như đã trở nên vô tình hơn. Nhưng cuộc sống vốn không có gì tuyệt đối, có hàng triệu trái tim đã cất lên tiếng nói yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với những đồng loại còn khổ đau, bất hạnh của mình.

Chia sẻ là sự cho đi, quan tâm hay giúp đỡ người khác về vật chất và tinh thần bằng tất cả khả năng của mình, giúp họ vượt qua khó khăn hoạn nạn. Chia sẻ cũng là một hành động đơn giản bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống mà bất cứ ai cũng có thể làm được, người xưa có câu “một miếng khi đói bằng một gói khi no”.

Chỉ cần chúng ta có một tấm lòng thì dù sự chia sẻ của chúng ta dù nhỏ bé nhưng cũng được người khác trân trọng. Người biết chia sẻ là người biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, là hiểu, cảm thông và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ, sự quan tâm của mình.

Sự đồng cảm, chia sẻ xuất phát từ con tim xui khiến, mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia cùng người khác, san sẻ niềm vui, nỗi buồn, sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kị với thành công, hạnh phúc của họ.

Trong cuộc sống chúng ta không nên tự cô lập bản thân trong thế giới riêng nhỏ bé của mình. Hãy mở rộng tấm lòng, chia sẻ với người khác những niềm vui, nỗi buồn, học cách lắng nghe, đồng cảm, sẻ chia ta sẽ thấy yêu đời và yêu người hơn, cuộc sống này ấm áp yêu thương và đáng sống hơn.

Đoạn văn về sự chia sẻ đồng cảm trong cuộc sống- Mẫu 2

Đối với mỗi cuộc đời con người, sự chia sẻ trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết. Tình yêu thương giữa con người với con người là vô cùng thiêng liêng, nó thể hiện sự gắn bó, sự sẻ chia và đồng cảm trước những mảnh đời bất hạnh.

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển con người đang dần phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn từ cuộc sống nhưng họ không bao giờ quên đi được lối sống và chuẩn mực của mình khi sống trong xã hội loài người, “sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, tấm lòng đó là tấm lòng biết yêu thương, sẻ chia và đồng cảm. 

Sẻ chia đó là sự chia sẻ những nỗi đau, niềm vui, nỗi buồn cùng với mọi người xung quanh, sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình, sống luôn luôn phải biết cho đi và bản thân sẽ nhận được những điều tốt lành nhất.

Đó là một tình cảm tinh thần phong phú và giàu có, bản thân sẽ làm nên được những điều tốt nhất và mang trong trái tim, biết bao nhiêu hoài niệm và cả những niềm hạnh phúc lớn lao khi làm được những điều có ý nghĩa.

Đoạn văn về sự chia sẻ đồng cảm trong cuộc sống- Mẫu 3

Có nhà văn nào đó đã từng nói “Nơi lạnh nhất Trái Đất không phải là bắc cực, mà là nơi không có tình thương”. Tình thương là giá trị cao quý tốt đẹp ở đời, có thể nâng niu cuộc sống con người. Có rất nhiều biểu hiện của tình thương, trong đó có sự chia sẻ và đồng cảm.

Chia sẻ có một vai trò quan tọng tỏng cuộc sống này. Sẻ chia là sự quan tâm xuất phát từ trái tim giữa những con người với nhau. Cuộc sống là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Sự sẻ chia giúp con người xích lại gần nhau hơn, tình cảm giữa con người với nhau trở nên khăng khít hơn.

Một con người biết trao đi yêu thương sẽ là một người hoàn thiện về nhân cách, được mọi người xung quanh yêu mến, kính trọng. Hơn nữa, khi ta biết sẻ chia cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp, bình yên và thanh thản. 

Trong chính cuộc sống của bạn, sự sẻ chia sẽ giúp bạn được yêu thương, được giúp đỡ, nhận những tôn trọng của người khác. Như vậy sự sẻ chia trong cuộc sống sẽ đưa con người gần hơn tới sự thành công. Cho con người những trải nghiệm và tới gần hơn với ước mơ của bản thân.

Đoạn văn về sự chia sẻ đồng cảm trong cuộc sống- Mẫu 4

Dân tộc ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp từ trước đến nay. Một trong số đó phải kể đến chính là sự sẻ chia trong cuộc sống. 

Chia sẻ vô cùng quan trọng trong cuộc sống, mỗi chúng ta hãy sống, yêu thương, chia sẻ với người khác cũng như yêu thương chính bản thân mình. Người sống có sự đồng cảm, chia sẻ là những người sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình mà không màng đến tư lợi của bản thân.

Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại, dù trong khả năng của mình cũng không giúp đỡ người khác… những người này cần phải xem xét lại thái độ sống của bản thân mình.

Mỗi người sống yêu thương, chan hòa một chút thì cuộc sống này sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.

Đoạn văn về sự chia sẻ đồng cảm trong cuộc sống- Mẫu 5

Sẻ chia là hành động cao cả của con người thể hiện lòng nhân đạo của mình với mục đích san sẻ gánh nặng, sẻ chia nỗi đau và xoa dịu những tổn thương mà người khác gặp phải để giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

Chúng ta có thể tham gia hoạt động tình nguyện, quyên góp hoặc động viên những người gặp khó khăn trong cuộc sống để giúp họ vượt lên chính mình. Sẻ chia là trao đi yêu thương mà không mong nhận lại, là dùng tấm lòng mình để đối đãi với mọi người và mong rằng tình cảm ấy chạm đến trái tim họ để họ không con thấy cô đơn, đau thương không không trôi ngược thành dòng nước mắt.

Cuộc đời luôn mang đến những bất ngờ khó lường trước được, chúng ta rồi sẽ gặp ai, cuộc đời ta rồi sẽ như thế nào là điều mà chẳng một ai dám nói trước.

Đồng cảm và sẻ chia đã trờ thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn. “Thương người như thể thương thân” là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình thương là lẽ sống tốt đẹp của triệu triệu con người Việt Nam. Truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, ngày một phát triển mạnh mẽ và sâu sắc.

Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì.

Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần học cách đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất: Gửi lời chào tới bố mẹ trước khi đi học, chúc người bạn cùng bàn một ngày tốt lành khi tới lớp…