Vì sao bão thường tập trung ở miền trung

Muốn có được bão, việc đầu tiên là cần một mặt biển nóng từ 26oC trở lên và một vùng nhiễu động [một rãnh thấp hoặc tốt hơn là một miền áp thấp]. Thực chất bão là một cách "xả nhiệt" cho đại dương. Hầu hết bão thường đi men theo rìa các áp cao và chịu lực hút từ các vùng áp thấp. Ở nước ta, những tháng mặt nước biển chứa nhiều năng lượng nhất [tháng 7,8,9] rãnh thấp thường nằm vắt ngang miền Trung nên bão cũng hay nhắm đường đó mà đi. Tuy nhiên đường đi còn tùy thuộc vào hướng gió mùa, như bão Sơn Tinh năm ngoái vì gió mùa Tây Nam đột ngột tăng cường đã làm ven biển miền Trung và miền Bắc tơi bời, tháng 12/2006 bão số 9 vì ảnh hưởng của áp cao lạnh tăng cường đã bẻ hướng xuống Tây Nam và đánh thẳng vào đồng bằng sông Cửu Long. Những tháng gió mùa đông bắc còn mạnh [12, 1, 2, 3] bão thường nhắm đến Nam Trung Bộ và Nam bộ, các tháng gió mùa Tây Nam mạnh thì bão thường nhắm đến phía bắc, những tháng giao mùa thì đường đi bão và tính chất bão cực kì thất thường và khó dự báo. - [Khôi Nguyễn]

Thật ra, nếu để ý kĩ, bạn sẽ nhận thấy, bão thường xuất hiện ở miền bắc vào các tháng 2,3,4,5, càng về sau sẽ dịch chuyển dần về phía nam, như các tháng 6 7 8 9 10 là miền trung còn tháng 11 12 1[nếu có] sẽ xuất hiện về phía nam. Đây là ảnh hưởng của 2 loại gió chính, trực tiếp đến nước ta. Đó là gió Tây Nam [còn gọi là gió Mậu Dịch] và gió Đông Bắc1/ Gió Tây Nam xuất hiện ở các tháng đầu năm, khoảng từ tháng 2 3 4 5 6 7, hướng gió như tên gọi, xuất phát từ phía Tây Nam [khi bạn nhìn vào bản đồ] và thổi lên phía Đông Bắc. Gió này mang hơi ẩm nhiều [do đi qua biển Ấn Độ Dương], nên thường gây ra mưa ở các tháng hè ở miền nam. Do bị gió này ảnh hưởng, nên khi bão hình thành ở biển đông, sẽ bị gió đẩy lên trên phía bắc, càng về các tháng sau gió càng yếu nên bão có xu hướng dịch chuyển dần về miền trung.2/ GIó Đông Bắc xuất hiện ở các tháng khoảng 8 9 10 11 12 1. Gió này cũng hình thành ở vùng Đông Bắc [nước Nga], thổi về hướng Tây Nam, đặc điểm lạnh khô [do đi qua vùng đất lạnh lẽo rộng lớn của nước Nga], gây ra các đợt rét ở miền Bắc vào thời điểm này, kèm theo mưa phùn. Và như vậy, bão cũng bị ảnh hưởng bởi loại gió này mà dịch chuyển dần về phía nam.Còn ở miền Nam hiếm thấy bão là vì một phần chúng ta được Philippine che chắn [nếu bão xuất phát ở Thái Bình Dương], còn nếu bão hình thành ở Biển Đông thì khi tới nơi cũng suy yếu nhanh do đi một quãng đường xa [hơn so với đi thẳng hoặc rẽ lên phía bắc] - [Thanh Phat Nguyen]

Theo mình nghĩ :thứ nhất :Bão có xu hướng lệch về cực Bắc do từ trường của trái đất ;thứ 2 : Bão có hướng đi từ Nhiệt đới [gần xích đạo ] đến cận nhiệt đới tới ôn đới.[ từ vùng nóng tới vùng lạnh hơn ] .do đó Bão thường di chuyển chếch lên .Nếu không có vật cản thì như vậyCòn có vật cản hoặc các khối khí khác thì Bảo có khuynh hướng đi chếch lên là lệch về 1 hướngMong mọi người đóng góp chia sẻ - [vuongquoccan]

Cau hoi cua ban kha thu vi. Minh xin dong gop mot vai y kien sau: Thuc ra luong mua o mien Bac khong chenh lech nhieu so voi mien Nam. Doi voi mien Bac khi hau co su phan mua: mua dong thi lanh do anh huong cua gio mua dong bac. Nua sau mua dong khoi khi lanh di qua cua bien gay nen hien tuong mua phun. Mua ha mua nhieu la do hoat dong cua gio mua dong nam. Doi voi mien trung thuong xay ra lu lut la do: Do dia hinh nam vuong goc voi huong gio dong bac tu bien thoi vao, anh huong cua bao, nam tren duong di luu cua dai hoi tu nhiet doi va ap thap di qua. Tom lai huong di cua bao phu thuoc vao yeu to dia hinh va huong gio. - [Yen Le]

Tại vì miền trung có dải đất liền hình cánh cung hứng gió thổi từ biển vào đất liền.miền nam thì hình thù ít chịu gió hơn. - [ngoc tu]

có thể hiểu 1 cách đơn giản mùa mưa và các cơn áp thấp nhiệt đới[yếu tố gây ra bão] thường xuất hiện từ tháng 7-8 trở đi... trong thời gian này GIÓ TÂY NAM hoạt động rất mạnh, gặp cản trở địc hình cùng lực trái đất làm cơn gió GẦN NHƯ ĐI THEO HƯỚNG THỔI TỪ NAM RA BẮC vì thế các cơn bão hiếm đi vào được miền Nam. - [tuấn anh]

Theo mình nghĩ do Miền Trung tiếp giáp với Camphuchia và Lào, nơi có khí hậu khô nóng, kể cả bản thân MT cũng là nơi nắng nóng. Không khí thường di chuyển từ nơi lạnh sang khô nóng. Còn khu vwcj Miền Nam có cùng đới khí hậu do vậy bảo ít vào. - [Quoc Thai]

Tháng 7 đến tháng 10 thì bão vào miền Trung, tháng 10 đến tháng 12 bão vô miền Nam, mọi người cứ để ý xem. - [thuanphatsang]

vì bão hình thành từ biển và đổ bộ vào đất liền ,Mà miền trung là những địa phương có bờ biển trải dài nên hay bị bão đổ bộ thôi có gì đâu - [htcunderdanang]

câu hỏi hay. - [quang]

Với vị trí địa lý tiếp giáp bờ biển của nước ta, bão thường được hình thành từ các hòn đảo của Philiphin và Indo, và xoay theo chiều kim đồng hồ, đi qua biển Đông theo một đường chéo lên một chút, ít bị cản bởi địa hình nên miền Trung thường gặp phải bão hơn là vì thế. Miền Bắc cũng có xác suất cao nhưng đấy là những cơn bão có diễn biến phức tạp, đổi hướng có thể do vùng áp thấp nào đó... Còn miền Nam thường là không có bão. - [Quang Huy]

hien tuong tren do huong di cua gio ma gio theo tu truong theo hai huong bac nam cua trai dat, VD : khi bao bat dau xuat hien tai quan dao philipin co toa do ngang voi toa do cua TPHCM thi huong di cua bao luc nao cung co hai huong mot houng len khu vuc mien trung va bac bo hai la huong ve vinh thai lan[ do tu truong cua trai dat di theo hai huong bac nam] - [duylequang369]

Tôi nghĩ ở Miền Nam thường có sự hoạt động mạnh của gió mùa Tây Nam nên các cơn bão thưởng bị đẩy chếch ra phía bắc. - [Tran Dai]

Vì hai phía toàn nhà cao cửa lớn, dễ gì phá được, nên nó phá ở giữa thôi - [Hải]

ý kiến các bạn trả lời trước đếu không đúng bán chất của vấn đề. Bản chất của vấn đề la liên quan đến sự tự quay của trái đất và lực Côliolis. Nước ta nằm ở bắc bán cầu xu hướng của bão do tác động của lực Côliolis là hướng từ hai cực đến xích đạo theo chiều đông bắc tây nam. tuy nhiên vào mùa hè hướng của trái đất đối diện với mát trời nghiêng về phía bắc bán cầu[ nghiêng từ o đến 23độ 27 phút] vì vậy xu hướng của gió bão la chếch lên phía bắc. - [Hoà Bình Nguyễn]

Vì miền Trung nhiều nắng lửa [ còn khói lửa kia] nên bão tới luôn cho cân bằng. - [ThanhKhiem Nguyen]

Mien trung la khu vuc tiep giap giua khi hau nong am cua xich va khong khi lanh cua phia bac . khi nong ap cao khi lang ap thap nen tao su chenh lech ap xuat, khong khi nong se chay ve vung ap thap tao thanh gio va bao, neu ap suat chenh lech cang cao va khoi luong khi lon thi bao cang manh. - [thu ca mau]

có lẽ một phần là tại miền trung nằm trong vùng eo của Việt Nam - [lehuunghi1990]

Vi bao la su phat trien manh len cua ATND. Thuong di tu xich dao ve cuc Bac. Do trai Dat quay tu Tay sang Dong nen duong di cua bao bi tac dong boi luc Coriolit nen lech ve huong Tay nen huong thanh Tay _ Bac. Neu bao vao truoc Thang 8 thi khong bi anh huong boi cao ap [gio mua Dong Bac] nen thuong vao khu vuc phia Bac. hoac sang Trung Quoc.Neu bao vao sau thang 8 Alich ma gio mua Dong Bac o bien Dong thi bao thuong di huong Tay -Tay Bac . nhu vay mien Trung se hung chiu. Ngoai ra con mot so yeu to phu khac nua.Nguyen Nga - [nguyen van nga]

vi mien trung co nhieu dap nuoc, khi xa lu khong can quan tam toi dan chung - [khongcanbiettoilaai]

Bão xuất hiện do nhiễu loạn không khí ở biển đông, do gió muà, do biến đổi khí hậu....Nhưng cái quan trọng là bão xuất hiện nhiều nhất là miền trung kéo ra Bắc, rất hiếm vào miền nam[thường là do gió mùa đông hoạt động mạnh đẩy xuống dưới phiá nam gây ra]. Điều này theo em biết là bão chạy từ vùng áp cao về vùng áp thấp, nước ta nằm trong vùng áp thấp hay nói chính xác hơn thì tâm vùng áp thấp nằm ở Myanmar[phiá Bắc, Tây Bắc nước ta], hình thành trung tâm hút gió ở Myanmar, kéo theo bão chếch hướng đó mà vào, trùng với nó là đi vào miền trung và một phần miền Bắc. Hình như Hoa Nam cũng là vùng áp thấp nữa nên China cũng hay hút bão - [gato]

Những khí nóng trên măt biển do ánh năng mặt trời chiếu xuống! Sẽ tự bốc hơi lên và lơ lửng trên không và quấn vào nhau... khi đó nó se đi theo 1 miền áp thấp mà miền Trung nước ta là miền áp thấp.... - [Atuân]

Theo tôi thì bão vào miền trung nhiều là khoảng từ tháng 8 trở đi còn trở lại la hay vào miên bắc . Chắc theo chu kỳ vòng quay của trái đất thôi .. - [Tân]

Bao do doi luu nhiet giua khong khi lanh va khong khi nong xu huong bao di chech ve phia bac hoac huong tay do trai dat quay tu tay sang dong tao ra luc Coriolis.dau nam bao vao mien bac sau do chuyen dan xuong nam - [Dao Thinh]

Tai do bao noi vao mien trung, mien bac vui hon vao mien nam chu co j dau. Ban ganh ah? Sao lai hoi vay. - [thai]

tôi nghĩ,miền trung có bão vì có những bờ biển trải dài thui chứ có j lạ đâu - [nguyenthithuthao961]

Bão vào chỗ giầu thì lấy ai hỗ trợ được - [Quang Trần]

Mình ở Quy Nhơn nên gần như năm nào cũng đón bão. Về nguyên lý hình thành thì mình không rành lắm nhưng về câu hỏi thú vị này thì mình xin chia sẻ một số quy luật thực tiễn. Thường mình thấy bão ở có khả năng đi vào Việt Nam thường được xuất phát ở vùng Vĩ tuyến 13-14 [phía Tây Nam đảo Luzong Philipon hoặc Biển Đông] thường di chuyển lên hướng Bắc và Tây Bắc tuỳ thuộc hướng nào có nhiệt độ cao hơn hoặc có sự tương tác vùng khí hậu ví dụ như sự ảnh hưởng của một cơn bão khác [nhiều khi đi vào nửa chừng lại bị lôi ra]. Từ tháng 4 - tháng 7 âm lịch gió Tây nóng hoạt động mạnh [mình hay gọi là gió Lào hay Tây Nam] như là điểm hút bão về hướng đó, nên xu hướng bão đi về hướng Tây Bắc nhiều hơn là hướng Bắc. Khi miền Bắc xuất hiện gió mùa Đông Bắc thì cũng là lúc chấm dứt mùa bão ở Miền Bắc. Không khi lạnh không hút bão mà như bức tường cản bão nên nó "đè" bão xuống phía Nam. Không khí lạnh thường ảnh hưởng mạnh đến vùng vịnh Bắc Bộ từ vĩ tuyến 16 [đèo Hải Vân] trở lên nên vùng này gần như không đón bão vào thời điểm có không khí lạnh. Khi có bão xuất hiện vào biển Đông vào mùa này sẽ tuỳ thuộc vào cường độ ảnh hưởng của gíó mùa Đông Bắc mà bão sẽ vào thăm tỉnh nào theo nguyên lý nó sẽ đi vào rìa Nam của khối không khí lạnh. Nếu không khí lạnh ảnh hưởng sâu đến Bình Định - Phú Yên khi bão vào Biển Đông thì 80% bão sẽ đi vào vùng biển Bình Thuận đến Cà Mau [đặc biệt là Nha Trang rất hiếm khi "ăn" bão] do Khánh Hoà nằm điểm cực Đông và có vùng núi cao phía Tây như bức tường cản, và do thời điểm này nền nhiệt Miền Nam cao hơn nên lúc này bão sẽ vào hướng Tây Nam. Ngoài ra những tương tác khác cũng sẽ ảnh hưởng đến đường đi của bão ví du như sự xuất hiện của một cơn bão khác. - [Nguyễn Phạm Kiên Trung]

Tôi có đọc trong truyện tranh đô re mon của nhật bản thì khu vực miền trung của Việt Nam nằm đối diện với vực sâu mariana của philipin, vực này sâu khoảng 10.971m, do vậy vỏ trái dất tại dây mỏng hơn nơi khác, nên thường xuyên sinh ra bão. - [can]

Theo hoạt động của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam ngược chiều nhau. Bão thường xuất hiện tháng 7- 8 o miền Bắc, 9-10 ở miền Trung, 11 -12 ở miền Nam. theo tỷ lệ mạnh - yếu của hai loại gió trên. - [tung_tung85]

Các cơn bão nhiệt đới thường hình thành quanh vùng xích đạo và sau đó di chuyển lên phía trên. Do sự tự quay của trái đất, các cơn bão đa phần sẽ bị lệch và đi lên về phía bên trái.Nên các cơn bão hình thành trên biển Đông khi bắt đầu hình thành thường nằm dưới hoặc ngang vĩ độ của miền nam, khi di chuyển lên trên, do tác dụng của lực Criolit sinh ra do sự tự quay của trái đất sẽ làm cho nó di chuyển chếch lên bên trái [hay về phía bắc], kết quả là các cơn bão thường đổ bộ vào miền Trung hoặc vào miền bắc, rất ít khi đổ vào Nam BộHơn thế nữa Miền Trung lại có địa hình cao phía Tây thấp ra biển, đường bờ biển kéo dài tất cả các tỉnh đều giáp biển.Vao thời kì này ra thì ngoài bão thì còn có sự mạnh lên của dải hội tụ nhiệt đới .......... - [NGUYỄNMINHSANG]

ý kiến hay mà câu hỏi cũng hay - [nguyenthithuthao961]

toi ngi khi gio mua dong bac bat dau hoat dong thi se day bao va gio vao mien trung va mien nam cang ve cuoi nam anh huong cua gio mua cang manh se day bao di sau vao mien trong hon - [anhnamcaudien]

Video liên quan

Chủ Đề