Vì sao cô giáo dẫn bạn học sinh đi khám mắt

Cho và nhận

Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

- Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô!

- Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

[Xuân Lương]

Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? [0,5 điểm]

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

a. Vì bạn ấy bị đau mắt.

b. Vì bạn ấy không có tiền

c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt.

d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? [0,5 điểm]

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.

b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.

c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.

d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô.

Câu 3: Việc làm đó chứng tỏ cô là người thế nào? [0,5 điểm]

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

a. Cô là người quan tâm đến học sinh.

b. Cô rất giỏi về y học.

c. Cô muốn mọi người biết mình là người có lòng tốt.

d. Nói rằng cô muốn tặng em làm kỉ niệm.

Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? [0,5 điểm]

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.

b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.

c. Cô là người luôn sống vì người khác.

d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? [0.5 điểm]

Viết câu trả lời của em:………………………

Câu 6: Trong các từ sau đây, từ nào có tiếng “công” có nghĩa là của chung, của nhà nước ?

a. công minh

b. công nhân

c. công cộng

d. công lí

Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau:

“Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” [0,5 điểm]

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

a. đơn giản

b. đơn điệu

c. đơn sơ

d. đơn thuần

Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép: [0,5 điểm]

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.

c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.

d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.

Câu 9: Xác định các thành phần trong câu sau: [0.5 điểm]

“Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.”

Trạng ngữ:

Chủ ngữ:

Câu 10: Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến? [0.5 điểm]

Viết câu của em:…………………..

B. Phần viết

1. Chính tả: [Nghe – viết] bài Bà cụ bán hàng nước chè SGK Tập 2 trang 102 [2 điểm]

2. Tập làm văn:

Đề bài: Hãy tả một cây gần gũi mà em yêu thích hay có nhiều kỉ niệm nhất. [2 điểm]

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

Đáp án và hướng dẫn làm bài

Câu Đáp án
1 d
2 c
3 a
4 b
5 Sống không chỉ biết nhận mà phải biết cho
6 c
7 a
8 b
9 TN: Em thấy chưa
CN: cặp kính này
10 Càng tiếp xúc tôi càng thấy cậu ấy hiền lành, cậu ấy không xấu như người ta vẫn nói.

B. Phần viết

2. Hãy tả một cây gần gũi mà em yêu thích hay có nhiều kỉ niệm nhất

Tả cây khế

Đối với lứa tuổi học trò chúng em, khi nhắc tới làng quê thân yêu, không ai là không có ấn tượng về một loài cây nào đó. Riêng em, em lại thích cây khế.

Đó là một loài cây bình dị, mộc mạc nhưng để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quyên.

Không hiểu sao em lại yêu cây khế đến thế. Cứ mỗi lần về quê là em chạy ra ngay gốc cây để ngắm nhìn nó. Hay có lẽ vì em và cây bằng tuổi nhau nên có quan hệ thân thiết đến vậy chăng?

Gốc cây không to lắm nhưng tán lá rất rộng. Dưới tán lá này, em nghịch rất nhiều trò. Cây khế tuy to như vậy nhưng mà hoa của nó bé nhỏ li ti. Những chùm hoa bám chặt vào thân như chẳng muốn rời. Vào mùa hoa kết trái khi cơn gió nhẹ thổi qua, cánh hoa bé nhỏ lấm tấm như vẩy vàng rơi rơi làm cho em cảm thấy thích thú. Ông em bảo cánh hoa đang làm nhiệm vụ của mình cho quả khế được sinh ra. Trong nắng hè oi bức, những chùm khế như ngôi sao sáng trên bầu trời.

Từ bé cây khế đã làm bạn của em. Khi em còn nhỏ ông em hay bế em ra gốc cây khế và nói rằng:

- Cháu ông lớn nhanh và gặt hái nhiều thành quả như cây khế đơm hoa kết trái này nhé!

Năm lớp bốn là năm em về quê lâu nhất năm đó, em trèo lên cây khế lấy quả nhưng không may gãy mất một cành. Em cảm thấy rất sợ vì đây là cây khế mà ông em quý nhất. Thật may may, ông đã không, mắng em mà chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng:

- Lần sau cháu trèo lên cây phải cẩn thận, không làm gãy cành vì cây khế cũng biết đau như con người ấy.

Em càng lớn lên, cây khế càng to, ông em ngày càng già yếu đi. Vào những ngày cuối cùng ông dắt em ra bên cạnh gốc khế dặn em phải chăm sóc cây khế như cái gì đó thân thiết với mình. Bây giờ đúng dưới gốc cây khế, em nhớ lại lời dạy của ông lúc nào. Qua tán cây, em thấy nụ cười nhân từ hiền dịu của ông.

Cây khế không chỉ làm em nhớ đến quê hương mà còn là người bạn thân thiết, là sợi dây tình cảm của em và ông. Mỗi lần nhìn khế đậu quả em lại nhớ đến bao tình cảm thương yêu, trìu mến mà ông dành cho em. Cho thiên nhiên xung quanh.

Khái niệm từ Hán - Việt [Ngữ văn - Lớp 7]

3 trả lời

Chỉ ra phép nhân hóa trong câu [Ngữ văn - Lớp 6]

3 trả lời

Vì sao cô giáo dẫn bạn học sinh đi khám mắt?


A.

a. Bạn đã nói với cô rằng bạn cảm thấy mắt không bình thường

B.

b. Cô nhận thấy bạn cầm sách đọc một cách không bình thường

C.

c. Cô nhận thấy bạn bị đau mắt nên đọc sách không bình thường

D.

d. Cô có bác sĩ nhãn khoa riêng nên có thể dễ khám mắt cho bạn

I. Kiểm tra đọc thành tiếng [ 3 điểm] Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 120 tiếng/phút và trả lời một câu hỏi có liên quan đến nội dung đoạn đọc trong các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34.

II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: [7 điểm].


Đọc bài văn sau:

Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô!– Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.
Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.


Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.
Câu 1 [M1]: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt ? [0,5 điểm] a. Vì bạn ấy bị đau mắt.                             b] Vì bạn ấy không có tiền c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt. d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

Câu 2 [M1]: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính ? [0,5 điểm]

a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm. b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn. c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác. d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .

Câu 3 [M2]: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? [0,5 điểm]


- Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô ! a. Đánh dấu những ý liệt kê.                                b. Đánh dấu bộ phận giải thích. c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật. d. Báo hiệu đó là các ý đối thoại trong đoạn văn.

Câu 4 [M2]: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? [0,5 điểm]

a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh. b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận. c. Cô là người luôn sống vì người khác. d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.

Câu 5 [M3]: Câu  chuyện muốn nói với em điều gì? [1 điểm]

..................................................................................................................................

Câu 6 [M4]: Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? [1 điểm]

..................................................................................................................................

Câu 7 [M1]: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” [0,5 điểm]

a. đơn giản             b. đơn điệu                          c. đơn sơ                         d. đơn thuần

Câu 8 [M2]: Câu nào sau đây là câu ghép: [0,5 điểm]

a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.  c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.

Câu 9 [M3]: Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ  trong câu sau: [1 điểm]

Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời. .....................................................................................................................................

Câu 10 [M4]: Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp và viết lại câu văn đó ? [1 điểm]

Tôi … cầm sách để đọc, cô giáo… nhận ra là mắt tôi không bình thường.

Qua một cuộc thi trên mạng in-tơ-nét, cô bé Lan Anh 15 tuổi được mời làm đại biểu của Nghị viện Thanh niên thế giới năm 2000 [tổ chức tại Ốt-xtrây-li-a]. Em đã đặt chân tới 11 quốc gia khi chưa tròn 17 tuổi và đã viết hàng trăm bài báo. Trong mọi cuộc gặp gỡ quốc tế, Lan Anh đều trình bày trôi chảy những vấn đề mà em quan tâm bằng tiếng Anh.
Nhìn vào những gì Lan Anh đã làm được hôm nay, có thể tin rằng em chính là một trong những mẫu người của tương lai.

Đề bài:  Tả cô giáo [hoặc thầy giáo] đã từng dạy em và để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp.

Câu 1 2 3 4 7 8
Ý đúng d c c b a b


Câu 5: Phải biết giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

Câu 6: Sống không chỉ biết nhận mà phải biết cho.

Câu 8: Em / thấy chưa,// cặp kính này đã được trả tiền / từ trước khi em ra đời.

            CN1      VN1              CN2                   VN2                      TN

Câu 10: vừa ... đã

I. Chính tả

II. Tập làm văn

Từ lớp một đến lớp năm, em được học rất nhiều thầy, cô giáo. Mỗi thầy, cô giáo đều có cách giảng riêng, hấp dẫn học sinh, không ai giống ai. Nhưng có lẽ cô giáo mà để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất là cô Tâm - cô giáo dạy em năm lớp 3. Năm nay, cô đã ngoài 30 tuổi. Dáng người cô thon thả, cân đối. Mái tóc cô để xoăn ôm lấy khuôn mặt trái xoan. Mái tóc ấy rất hợp với thời trang và phù hợp với lứa tuổi của cô .Đôi mắt cô tròn, đen láy luôn ánh lên vẻ dịu dàng, ấm áp. Miệng cô cười rất tươi. Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng đều tăm tắp. Giọng cô nhẹ nhàng, truyền cảm. Lớp chúng em được cô dạy dỗ từng li từng tí. Mỗi khi chúng em có bài khó, cô đều giảng đi giảng lại cho chúng em hiểu bài. Cô muốn cho học sinh phát huy được khả năng chủ động, sáng tạo nên những câu hỏi cô đặt ra luôn tạo sự hấp dẫn. Bạn nào còn đọc sai, cô đọc đi đọc lại để các bạn đọc theo. Chẳng bao giờ cô la mắng chúng em cả. Cô Tâm dạy chúng em bằng tất cả năng lực của mình. Giờ ra chơi, cô không nghỉ ngơi mà còn ngồi lại để rèn các bạn học kém. Khi có tiết phụ, cô cũng không ngơi tay mà ngồi chấm bài cho chúng em. Tuy thương yêu chúng em là thế nhưng cô cũng rất nghiêm khắc. Cô rất ghét tính lười biếng và ham chơi của học sinh. Đối với những bạn như vậy,cô cũng nghiêm khắc phê bình và kèm cặp các bạn. Bởi vậy, lớp em ai cũng cố gắng học tốt để cô vui lòng. Kết thúc mỗi buổi học, cô luôn dặn dò chúng em kỹ càng,chu đáo cách chuẩn bị bài ngày hôm sau. Nhìn cô, chúng em càng yêu mến và quý trọng cô. Cô đúng là người mẹ thứ hai của em. Bây giờ,em đã lên lớp năm. Tuy không được cô dạy dỗ nữa nhưng những cử chỉ, ánh mắt của cô làm em ghi nhớ mãi. Em thầm hứa: Em sẽ mãi là học sinh ngoan của cô​​​​​​

Video liên quan

Chủ Đề