Vì sao con nhện có thể đi trên mặt nước

Câu 1: -Do nước có tính liên kết,các phân tử nước có thể liên kết với nhau bằng liên kết hidro tạo thành màng phin nổi lên trên mặt nước. -Khối lượng cơ thể nhện nước nhỏ,có cấu tạo phù hợp như chân nhên nước có các lông nhỏ tạo tương tác vandevan... Câu 2:

Khi đưa cá tế bào sống vào ngăn đá thì nước trong tế bào sẽ đóng băng, các liên kết hidro giữa các phân tử nước rất bền, khoảng cách giữa các phân tử nước xa nhau hơn dẫn đến thể tích nước trong tế bào tăng quá mức--> chèn ép lên các bào quan, phá vỡ cấu trúc tế bào.

Câu 1: Vì sao nhện lại đi được trên nước?
câu 2: Hậu quả nếu như ta đưa các tế bào sốg vào ngăn đá trog tủ lạnh


1. Các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên sức căng trên bề mặt. Khi nhện nước đứng trên mặt nước, chân của chúng tạo thành chỗ trũng, và sức căng mặt nước giữ cho chúng nổi lên. Nước luôn tìm cách thu hẹp nhỏ nhất bề mặt tiếp xúc với không khí. Điều đó có nghĩa là nó hoạt động giống như tấm bạt lò xo, trũng xuống và hỗ trợ cân nặng của sinh vật. Sức căng mặt nước không những giữ cho nhện nước nổi lên mà còn giúp chúng có thể đứng và chạy trên mặt nước.

2. Khi đưa tế bào sống vào ngăn đá, nước trong nguyên sinh chất của tế bào đông thành đá, khoảng cách các phân tử xa nhau do đó không thực hiện được các quá trình trao đổi chất, thể tích tế bào tăng lên làm cho cấu trúc tế bào bị phá vỡ và tế bào bị chết.

1. Các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên sức căng trên bề mặt. Khi nhện nước đứng trên mặt nước, chân của chúng tạo thành chỗ trũng, và sức căng mặt nước giữ cho chúng nổi lên. Nước luôn tìm cách thu hẹp nhỏ nhất bề mặt tiếp xúc với không khí. Điều đó có nghĩa là nó hoạt động giống như tấm bạt lò xo, trũng xuống và hỗ trợ cân nặng của sinh vật. Sức căng mặt nước không những giữ cho nhện nước nổi lên mà còn giúp chúng có thể đứng và chạy trên mặt nước.


Nếu nói như thế này các sinh vật khi đứg dưới nước ko có sinh vật nào chìm hết, tuy nhiên trên thực tế lại khác vẫn có độg vật ở trog nước

Câu 1: Vì sao nhện lại đi được trên nước?

trọng lượng của con nhện này nhẹ hơn trọng lượng của nước cho nên nó có thể đi được trên mặt nước và quanh chân của chúng là hàng nghìn sợi lông tí hon, mỗi sợi chỉ dài khoảng 50 micromet. Các sợi lông này xù ra những chùm tơ cực nhỏ, "bẫy" không khí vào bên trong và tạo ra lớp đệm ngăn cách chân của nhện với mặt nước, đồng thời làm tăng sức nổi của con vật.

Khi nghiên cứu dưới kính hiển vi cực mạnh, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện thấy quanh chân của chúng là hàng nghìn sợi lông tí hon, mỗi sợi chỉ dài khoảng 50 micromet. Các sợi lông này xù ra những chùm tơ cực nhỏ, "bẫy" không khí vào bên trong và tạo ra lớp đệm ngăn cách chân của nhện với mặt nước, đồng thời làm tăng sức nổi của con vật.

"Tính kỵ nước của lớp bọt khí này có thể đã hỗ trợ chúng đứng vững trên mặt nước", Lei Jiang, thuộc Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh, đồng tác giả của nghiên cứu, nhận định.

"Các đụng chạm nhẹ hoặc nhiễu loạn có thể phá vỡ cân bằng này. Song, lớp đệm khí ở chân của nhện nước có thể giúp chúng di chuyển nhanh chóng và lấy lại thăng bằng trên mặt nước, ngay cả trong mưa bão hoặc các biến động khác".

Jiang lưu ý rằng những đặc điểm tương tự mà các động vật khác cũng có, như bộ lông trơn trên cơ thể vịt, đều hoạt động theo cùng một cách. Tuy nhiên, hầu hết chúng kém hiệu quả hơn.

Nhện nước [Gerris remigis] sống chủ yếu trong các ao, hồ, sông ngòi, là loài tiến bộ nhất trong tự nhiên về khả năng cư ngụ trên mặt nước. Hai cặp chân dài mảnh khảnh giúp chúng nổi và đi lại trên đó dễ dàng như ta đi trên cạn. Chúng còn có một đôi chân trước nhỏ hơn, sử dụng trong việc bắt mồi.

Đôi chân của chúng có thể tạo ra chỗ trũng tới 4 milimét mà vẫn không phá vỡ mặt nước, và mang tới 15 lần trọng lượng cơ thể mà không chìm. Khả năng nổi phi thường này cho phép con vật nhảy tưng tưng trên mặt nước, giống như quả bóng cao su trên đường, giúp nó dễ dàng tiếp cận với con mồi cực nhanh. Nhện nước có thể lao vào bữa ăn với tốc độ bằng cả trăm lần chiều dài cơ thể chỉ trong một giây. Hãy hình dung để làm được như thế, một người cao 1,8 mét sẽ phải bơi với tốc độ 644 kilomét mỗi giờ!

Thuận An [theo National Geographic]

Con, cháu mình đi học rồi và những tài liệu ngày xửa ngày xưa chia sẻ làm mình nhớ một thời sôi nổi quá..

Nhện hay nhền nhện [phương ngữ Nam Bộ], danh pháp khoa học là Araneae, là một bộ động vật săn mồi, không xương sống thuộc lớp hình nhện. Cơ thể của nhện chỉ có hai phần: phần đầu ngực và phần bụng, chúng có tám chân, miệng không hàm nhai, không cánh.

Phân tử nước có công thức cấu tạo H-O-H. Nguyên tử oxi có độ âm điện lớn hơn so với nguyên tử hiđro nên cặp electron dùng chung trong liên kết O-H bị lệch về phía nguyên tử O, làm cho nguyên tử O tích điện âm, còn nguyên tử H tích điện dương. Hãy tưởng tượng nếu hai phân tử nước được đặt cạnh nhau thì nguyên tử O của phân tử nước này sẽ hút nguyên tử H của phân tử nước kia [do mang điện tích trái dấu], lực hút đó được gọi là liên kết hiđro. Liên kết hiđro không chỉ hình thành giữa hai phân tử nước mà còn được hình thành giữa rất nhiều phân tử nước với nhau.

Liên kết hiđro giữa các phân tử nước trên bề mặt nước và giữa các phân tử nước trên bề mặt và lớp nước bên dưới tạo ra sức căng bề mặt cho nước.

Chân của con nhện nước gồm các chất kị nước [không phân cực], phân tử các chất này đẩy nước khiến cho chân của nhện nước không bị nước bao bọc và tụt xuống dưới nước. Vì vậy chúng có thể di chuyển trên bề mặt nước mà không làm vỡ bề mặt nước.

Video liên quan

Chủ Đề