Chú thủy chửi hồng vân là ai

Sở thích : Bóng đá, sân khấu, kiến trúc, đọc sách, xem phim

Màu sắc yêu thích : Xanh nước biển 

Món ăn yêu thích : Canh thịt bò rau răm, mắm chưng. 

Thức uống yêu thích : Miễn ngon là được 

Chân ngôn : Những điều tôi biết chỉ là hạt cát trên sa mạc

Quan niệm sống : Kiếm tiền để sống chứ không sống để kiếm tiền 

Vai diễn yêu thích : Tất cả vai diễn 

Email :  

TT- - TTCT - Chiều 19-5-2008, đạo diễn trẻ Đỗ Đức Thịnh dắt tay diễn viên Thanh Thúy bước vào cuộc sống hôn nhân sau hơn ba năm sát cánh nhau qua sự sắp đặt khéo léo của ông tơ bà nguyệt là sân khấu Phú Nhuận [TP.HCM], nơi cả hai đang là những thành viên trụ cột. Đây là một mối tình đẹp mà điểm xuất phát và đích đến đều nằm trên một đường đua của hai người làm nghệ thuật nhiều tâm huyết.  Bên cạnh mối quan hệ đạo diễn - diễn viên, Đức Thịnh và Thanh Thúy còn là đôi bạn diễn ăn ý trong nhiều vở kịch do chính Đức Thịnh dàn dựng như Tuổi dậy thì, Chuyện tình mùa thu, Cánh đồng gió, Nhân danh công lý, Kẻ quấy rối... Dưới mắt Thanh Thúy, Đức Thịnh là một “cây tùng” vững chãi đáng để cô trao gửi phận liễu yếu đào tơ trong đời thường cũng như trong nghề nghiệp. Còn với công chúng, Đỗ Đức Thịnh là một trong số không nhiều những đạo diễn trẻ bản lĩnh và tiềm năng, đang lãnh nhận sứ mệnh của thế hệ mình trong việc kế thừa và phát triển những tinh hoa của nền kịch nghệ nước nhà.

Nhận ra hướng đi

Đỗ Đức Thịnh và Cao Minh Đạt [đóng vai bác sĩ Tạo trong phim Blouse trắng] vốn là đôi bạn thân từ nhỏ, ở cùng một xóm, học cùng một lớp và cùng đi chung một chiếc xe đạp. Cao Minh Đạt muốn trở thành diễn viên, còn Đỗ Đức Thịnh chỉ thích xem kịch. Xong cấp III, Đức Thịnh học khoa kế toán Trường cao đẳng Kinh tế đối ngoại, Cao Minh Đạt muốn ghi danh vào khoa diễn viên Trường cao đẳng Sân khấu - điện ảnh TP.HCM nhưng đi một mình hơi sợ nên rủ Đức Thịnh cùng ghi chung cho có bạn, nhân tiện nhờ bạn diễn phụ một vai trong tiểu phẩm dự thi của mình. Thi xong, ban tuyển sinh cho cả hai cùng đậu mà không cần xem tiếp phần thi tiểu phẩm của Đỗ Đức Thịnh. Vậy là bỏ ngang nghề kế toán, Đức Thịnh vào học lớp diễn viên. Nhưng ngay ở năm thứ nhất, Cao Minh Đạt đã được mời đóng phim Vua heo [vai vua heo] trong xêri phim Cổ tích VN, rồi tiếp theo là các phim Những đứa con thành phố, Bến sông trăng... còn Đỗ Đức Thịnh vẫn chưa được đạo diễn nào để mắt tới. Chỉ đến khi vở kịch ngắn Phòng trọ ba người do đạo diễn mới ra trường Lê Bảo Trung dàn dựng bất ngờ gây tiếng vang lớn trong Liên hoan sân khấu hài toàn thành [TP.HCM] năm 1998 thì Đức Thịnh mới được biết đến như một diễn viên trẻ triển vọng... hài. Câu chuyện kịch dựa theo một truyện ngắn của Nguyễn Nhật Ánh, nói về ba chàng sinh viên nghèo trọ chung một phòng, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu đủ thứ nhưng sống rất lạc quan, có nhiều khát vọng. Tiếng cười bao trùm vở kịch từ đầu đến cuối, trong đó nhân vật của Đức Thịnh đi làm gia sư cho một cô tiểu thư con nhà giàu. Thầy mang bụng rỗng đi dạy, trong khi cô học trò chảnh chẹ không chịu học, chậm rãi ngồi mút bánh kem khiến thầy lên cơn đói đến té xỉu. Những sinh viên sân khấu vừa tốt nghiệp tham gia vở kịch Phòng trọ ba người gây chấn động trong Liên hoan sân khấu hài mười năm trước nay đều đã thành danh: ngoài Lê Bảo Trung đạo diễn điện ảnh là ba diễn viên Đức Thịnh, Thái Hòa và Hữu Phúc [giải nhất diễn viên qua vai nam chính trong phim truyện nhựa Sống trong sợ hãi của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên]. - Năm 1998: tốt nghiệp diễn viên. - 2005: tốt nghiệp đạo diễn.

- Các vai tiêu biểu đã đóng:

Bảo [Mưa đầu mùa], Nhân lì [Ngõ tình], Thôi [Cô giáo Hạnh], Hoàng Minh [Thông điệp xanh], Tư lập lơ [Cô gái ăn cắp tức Bỉ vỏ], Tuấn [Chuyện tình mùa thu], Long [Cánh đồng gió], Cường [Nhân danh công lý], người chồng [Kẻ quấy rối]...

- Các vở đã dựng:

Sâm đắng sâm ngọt, Tuổi dậy thì, Người đàn ông của trời, Giấc mơ điện ảnh, Tứ hỉ lâm môn, Em và ngôi sao, Chuyện tình mùa thu, Thiên thần gõ cửa, Cánh đồng gió, Nhân danh công lý... Thành công ấy vẫn chưa đủ sức tạo cho Đức Thịnh một chỗ làm ưng ý nên anh rủ Thái Hòa và Khoa Nam lập nhóm tấu hài Ba Chú Nhóc. Kịch bản toàn tự biên tự diễn nhưng đi đến đâu Ba Chú Nhóc đều để lại những tràng cười sảng khoái với nhiều tình huống lạ và cách diễn hài hước. Chẳng hạn như ở tiểu phẩm Những tay đua kiệt xuất là hai chàng xích lô thay nhau chở một ông già say xỉn, bị ông chỉ đạo khiến phải đua ngoài đường; trong tiểu phẩm Ăn mày là hai cha con lười nhác giả què đi ăn xin gặp ông bác sĩ bị què thật; còn ở Đỉnh gió hú, hai chàng trai thất tình ra đứng trên đèo định tự tử, đến khi có một người điên đến bắt phải nhảy xuống thì hai chàng không dám nhảy nữa. Đối với những diễn viên chuyên nghiệp, hoạt động tấu hài thường được xem như một giải pháp tình thế với mục đích kiếm tiền là chính nên ít chăm chút cho nội dung song với Đỗ Đức Thịnh, tấu hài là một lớp học sân khấu nối dài, giúp anh thêm dạn dĩ, biết ứng biến trong mọi hoàn cảnh. Có nơi đang diễn anh được khán giả đưa rượu lên mời uống, có nơi sàn diễn chỉ rộng bằng mặt bàn, có nơi phải diễn trước một chiếc bục cao ngang ngực... Về nội dung tiểu phẩm, diễn chỗ nào thấy hơi đuối, khán giả ít épphê là hôm sau anh chuyển sang “miếng” khác liền. Nhờ vậy, những tiết mục của nhóm Ba Chú Nhóc luôn được người xem chờ đợi. Thế nhưng, ý thức rằng đây không phải là sự nghiệp của cuộc đời, sau ba năm Đỗ Đức Thịnh quyết định ngưng diễn tấu hài, chuyển hẳn sang kịch.

Vinh danh tình yêu

Giữa lúc toàn bộ sân khấu TP như lao vào một cơn lốc hài kịch thì Đỗ Đức Thịnh cho ra mắt một câu chuyện tình yêu đậm chất lãng mạn. Đó là vở Người đàn ông của trời mà anh lấy cảm hứng từ nhân vật Hằng trong truyện ngắn Làn môi đồng trinh của nhà văn Võ Thị Hảo. Hằng là một cô gái mù khao khát hạnh phúc lứa đôi nhưng vì mặc cảm nên không dám tin vào tình yêu con người, chỉ ru mình trong tưởng tượng được người đàn ông của trời hôn mỗi khi cô ngửa mặt lên trời đón nhận những giọt mưa. Tự viết, tự dựng nhưng không dám nhận một vai nào, anh muốn ngồi ngoài nhìn ngắm tác phẩm đầu tay chưa mấy kinh nghiệm nhưng đầy ngẫu hứng của mình. Có lẽ những cảm xúc mới mẻ này của Đỗ Đức Thịnh đã phủ trùm lên diễn viên nên trong vở, người ta chợt nhận ra một Mỹ Uyên rất lạ trong vai Hằng, một Cao Minh Đạt hấp dẫn trong vai Huân nhạc sĩ, một Trung Dũng xuất thần trong vai Dũng... Và Người đàn ông của trời trên sân khấu 5B lúc ấy đã mang lại cho khán giả quen thuộc một làn gió mới trong cách viết và dàn dựng về tình yêu. Tiếng giày đêm [tác giả Lê Chí Trung] là vở kịch từng được đạo diễn Trần Minh Ngọc dựng và cũng được đánh giá là một vở hay của Nhà hát Kịch sân khấu nhỏ. Trong vở, nhân vật Thủy lúc đầu yêu cậu em nhưng khi cậu em đi tù vì nhận tội thay anh là một ngôi sao thì cô chuyển sang yêu người anh, vì vậy cô luôn bị mẹ mình chửi là... con đĩ. Vở kịch mang thông điệp phê phán gay gắt về lòng người, trách ông anh ngôi sao ích kỷ, chê cô gái không thủy chung. Mang Tiếng giày đêm về dựng lại trên Sân khấu Phú Nhuận với tên gọi mới Em và ngôi sao, Đức Thịnh muốn gửi vào đó một cách nhìn nhân ái hơn về nhân vật Thủy, cho rằng cô trước sau chỉ yêu người anh. Qua bản dựng của mình, anh cũng muốn có một định nghĩa mới về ngôi sao: ngôi sao không phải là người được chiều chuộng mà ngôi sao là người đem lại cái đẹp cho công chúng. Tương tự như vở Em và ngôi sao, Đỗ Đức Thịnh muốn có một cái nhìn khác khi cầm trong tay kịch bản Sân khấu cuộc đời [tác giả Sĩ Hanh]. Đây là vở từng thành công ở nhiều sân khấu phía Bắc và cũng là một vở hay khi được dựng trên sân khấu 5B với dàn diễn viên “thế hệ vàng” Thành Lộc, Minh Phượng, Thanh Thủy... Đọc xong kịch bản, anh quyết định cắt bỏ hẳn bốn nhân vật, sửa lại gần như toàn bộ các đường dây, biến một vở kịch nhằm lên án những dục vọng thành một vở mang màu sắc lãng mạn: tình yêu là điều quí giá, nếu đánh mất, người ta sẽ phải ân hận suốt đời. Trong vở Cánh đồng gió được dựng từ kịch bản Ngôi nhà mục của tác giả Hoàng Linh Hương, Đỗ Đức Thịnh cũng tước bỏ hết những chuyện gai góc trong kinh doanh để đưa nhân vật Long trở về với vùng quê Nam bộ, gặp lại mẹ và cô con gái bị thiểu năng. Anh muốn nhấn đến tình cảm cội nguồn, sự mát lạnh của đồng quê với hàng dừa nước, với ao cá quanh nhà. Cảnh bà Năm, mẹ của Long, giăng mùng cho “ông” con trai làm tới giám đốc công ty là cảnh chốt để diễn đạt tình cảm ấy và đó chính là ngọn gió mát lành cuốn phăng tất cả những ưu tư, phiền muộn người con đi xa gặp phải trên đường đời. Những vở kịch vinh danh tình yêu của Đỗ Đức Thịnh luôn đem lại cảm giác lãng mạn nhưng không kém phần ấm áp cho người xem, song anh cũng khó “đè nén” chất hài hước vốn tiềm ẩn trong con người mình. Ngoài một số vai mang tính “song tấu” với Thái Hòa nhằm tạo không khí vui vẻ cho các vở kịch ở sân khấu Phú Nhuận, Đức Thịnh cũng thể hiện chất hài bẩm sinh vào một số vở do anh dàn dựng. Thường khi nói đến cái dở của điện ảnh, người ta hay chê những người bất tài làm phim, nhưng trong vở kịch Giấc mơ điện ảnh do anh viết và đạo diễn thì vấn đề được đặt ngược lại. Mở đầu vở là cảnh những người làm phim đoạt giải thưởng quốc tế, nhưng năm năm sau, vì quá chú trọng đến mục đích thương mại, những tài năng này đã dần bị thui chột, làm ra những sản phẩm tồi. Trong vở không thiếu những tiếng cười nhưng là những tiếng cười cay đắng, xót xa đầy tiếc nuối.

Tình yêu... khó tính

Đỗ Đức Thịnh và Thanh Thúy biết nhau từ gần chục năm trước, khi Thúy mới vào Trường cao đẳng Sân khấu - điện ảnh TP. Về sân khấu Phú Nhuận, cùng diễn chung một vở nhiều lần nhưng không ai để ý đến ai. Chỉ đến khi dựng vở Em và ngôi sao đầu năm 2005, Đức Thịnh mới chú ý đến Thúy. Chú ý vì cô hay đến trễ do bận sô quá nhiều, làm ảnh hưởng đến tiến độ dựng vở. Đức Thịnh có thói quen khi đã vào vở là mọi ưu tiên phải dành cho vở nên Thanh Thúy luôn bị la rầy, có khi cô phát khóc. Nhưng sau khi vở ra mắt cũng là lúc bạn bè thấy họ thường đi chung một xe. Cầm tới một kịch bản nào, Đức Thịnh đều đưa cho Thúy để cô tự chọn vai cho mình. May mắn là cả hai khá giống nhau về quan điểm nghệ thuật, rằng điều quan trọng không phải là làm đào kép chính mà mỗi vai diễn phải đem lại được cho người xem một điều mới. Bằng chứng là Thanh Thúy đã có một bé Bì rất ấn tượng trong Cánh đồng gió [đoạt giải diễn viên xuất sắc nhất trong Liên hoan sân khấu xã hội hóa toàn quốc năm 2006], một Lan Anh đáng thương trong Chuyện tình mùa thu, hay vai Xeo khùng trong Em và ngôi sao. Sự thành công trong những vai tính cách của Thanh Thúy đã càng làm đậm thêm niềm yêu thương, mến phục trong lòng Đức Thịnh. Anh cho biết những sáng tạo của Thanh Thúy trong từng chi tiết diễn khiến anh bất ngờ và theo anh, vẫn chưa có vai nào lớn đủ để cô bộc lộ hết khả năng diễn xuất.

Sau đám cưới, Đức Thịnh sẽ rước Thanh Thúy về ở chung trong căn nhà của ba má anh để lại cho mấy anh chị em, chờ ngày kiếm đủ tiền xây tổ ấm riêng. Cuộc sống của họ chắc không có nhiều xáo trộn khi cả hai vẫn tiếp tục những công việc thường nhật: quay phim, diễn xuất...

Video liên quan

Chủ Đề