Vì sao không nên uống trà xanh với khổ qua

Khổ qua [mướp đắng] không chỉ là thực phẩm quen thuộc mà còn được xem như dược liệu quý điều trị một số căn bệnh. Trong các loại rau củ, có thể nói khổ qua là loại khó ăn nhất bởi nó có vị đắng. Tuy nhiên, khi đã ăn quen thì bạn thậm chí còn “nghiện” loại quả này. Với những tác dụng tuyệt vời, khổ qua được sử dụng để làm trà. Vậy trà khổ qua có thực sự tốt cho sức khỏe? Xem thêm bài viết dưới đây để có câu trả lời trà khổ qua có tác dụng gì.

Công dụng tuyệt vời của trà khổ qua

Khổ qua thuộc họ bầu bí nên có bề ngoài thuôn dài, xù xì. Khi non trái màu xanh, chín có màu cam hoặc ngả đỏ. Khổ qua có vị đắng, có thể khó ăn với một số người nhưng thực chất loại quả này lại rất tốt cho sức khỏe. Mướp đắng được sử dụng để làm trà uống bởi nó mang lại những tác dụng tuyệt vời sau:

Trà khổ qua có nhiều tác dụng trong việc giảm dư thừa cholesterol, thừa cân, bệnh gout

Trà khổ qua giúp ổn định huyết áp

Tại sao những người bị huyết áp nên sử dụng trà mướp đắng? Lý do là loại quả này có chứa hàm lượng vitamin C lớn. Chất này có tác dụng ức chế sự phát triển của các gốc tự do gây hại. Từ đó sẽ giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh về tim, đột quỵ,...

Điều trị bệnh tiểu đường

Trà mướp đắng được coi là thần dược với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Trong trà chứa nhiều chất có tác dụng hạ đường huyết. Cụ thể như peptide, charantin,... Cả Đông y cũng như y học hiện đại đều ghi nhận tác dụng tuyệt vời này của trái mướp đắng. Vì vậy người bị bệnh tiểu đường nên bổ sung mướp đắng vào thực đơn hàng ngày để tình trạng bệnh được cải thiện.

Ngăn ngừa bệnh gout

Ngày nay, mức sống của người dân được cải thiện nên ăn uống thường “quá đà”. Điển hình là việc nạp vào cơ thể lượng đạm lớn thông qua các loại thức ăn như thịt, nội tạng động vật,... Điều này dẫn tới bệnh gout. Bệnh gout không quá nguy hiểm nhưng để điều trị khỏi hẳn rất khó. Quan trọng nhất vẫn là chế độ ăn uống của bệnh nhân.

Trà khổ qua là loại thức uống được các chuyên gia khuyên dùng đối với người mắc căn bệnh này. Bởi trong khổ qua có chứa các chất với tác dụng làm giảm lượng axit uric - Tác nhân khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Tốt cho gan

Để gan hoạt động hiệu quả thì chúng ta cần ăn uống điều độ, thải độc gan ra bên ngoài. Trong khi đó, trà mướp đắng có tác dụng chuyển độc tố trong gan sang thận và thúc đẩy quá trình thải độc ra ngoài. Không chỉ vậy, loại trà này còn có tác dụng loại bỏ các tác nhân sinh ra độc, giảm nồng độ men gan viêm.

Phòng chống bệnh ung thư

Theo nghiên cứu, trong trà mướp đắng chứa nhiều hoạt chất có tác dụng phòng chống bệnh ung thư. Những hợp chất này sẽ ức chế, giảm sự hình thành, phát triển của các tế bào gây ung thư. Đây chính là lý do những người bị bệnh ung thư nên uống trà mướp đắng hàng ngày để tình trạng bệnh thuyên giảm.

Giảm cân hiệu quả

Với nhiều chị em phụ nữ, trái khổ qua được xem như “vũ khí” làm đẹp vô cùng hiệu quả. Không chỉ chế biến dưới dạng thực phẩm, khổ qua còn được dùng để đắp mặt, pha trà uống với mục đích tìm lại vóc dáng cân đối.

Trong trà mướp đắng có chứa chất oxy hoá. Chất này có tác dụng giảm khả năng hấp thu glucose, giảm mỡ máu, từ đó tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Vì vậy, nếu đang có kế hoạch giảm cân thì bạn nên sử dụng trà khổ qua để nhanh thấy được hiệu quả.

Uống trà mướp đắng giảm cân hiệu quả

Hỗ trợ ngủ ngon

Nếu cảm thấy căng thẳng, khó đi vào giấc ngủ thì một ly trà từ khổ qua sẽ là gợi ý lý tưởng dành cho bạn. Loại trà này sẽ giúp bạn ổn định tinh thần, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi. Từ đó hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn vào giấc một cách dễ dàng.

Hướng dẫn cách làm trà khổ qua đơn giản

Trà mướp đắng có rất nhiều tác dụng với sức khoẻ, hơn nữa để làm loại trà này cũng rất đơn giản. Nguyên liệu chính của trà là trái mướp đắng. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể tự làm trà tại nhà, không những tiết kiệm mà còn đảm bảo an toàn. Nếu chưa biết cách làm trà khổ qua thì hãy “bỏ túi” các bước hướng dẫn dưới đây:

Chọn nguyên liệu làm trà mướp đắng

Cây mướp đắng rất dễ trồng, thích hợp với khí hậu ở cả 3 miền nên không khó để tìm nguyên liệu. Tuy nhiên, nếu muốn có loại trà mướp đắng tốt nhất thì bạn nên tìm mua mướp đắng rừng. So với loại thông thường thì mướp đắng rừng có hương vị ngon hơn rất nhiều.

Khi chọn mướp đắng làm trà, nên ưu tiên những trái vừa nhỏ, không nên chọn trái quá to. Phần thân quả có màu xanh đậm, gai nhiều thường là trái ngon. Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm chút lá và phần dây.

Chọn nguyên liệu tươi và sạch

Cách làm trà khổ qua rừng

Sau khi chọn được nguyên liệu, bạn đem rửa sạch tất cả, để ráo nước. Sau đó dùng dao bổ dọc quả để loại bỏ hạt. Lưu ý, cần bỏ toàn bộ hạt bởi chúng có chứa một số hoạt chất có hại. Với những trái nhỏ, bạn có thể cắt phần đầu, dùng chiếc đũa để loại bỏ hạt. Tiếp theo cần cát lát mỏng, mang phơi hoặc sấy khô. Tuỳ vào điều kiện cụ thể bạn có thể chọn một trong các cách làm khô như sau:

Phơi khô truyền thống

Đây là cách phơi khô đơn giản vì tận dụng ánh nắng mặt trời. Bạn hãy chuẩn bị tấm lót sạch để trải đều khổ qua đã cắt lát và phơi ở nơi có nắng to. Không cần phải phơi chỗ râm mát bởi ánh nắng càng gắt thì khổ qua khô càng nhanh.

Phơi tới khi khổ qua khô chuyển thành màu nâu, sờ thấy giòn, không còn ẩm. Ưu điểm của cách phơi truyền thống là đơn giản, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, vì phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời nên dinh dưỡng trong khổ qua chỉ còn lại khoảng 80%.

Sử dụng máy sấy thực phẩm

Nếu có máy sấy thực phẩm thì bạn hoàn toàn có thể sấy khổ qua bằng cách này. Chỉ cần chuẩn bị một khay sạch, trải các lát khổ qua lên, dàn thành lớp mỏng sau đó cho vào máy sấy. Nếu lượng khổ qua nhiều thì chia ra sấy thành nhiều đợt. Nhiệt độ sấy tốt nhất là khoảng 60 - 80 độ C, trong vòng 6 - 8 tiếng.

Có nhiều cách sấy khô mướp đắng khi làm tr

TPO - Trà xanh có chứa các chất chống oxy hóa ngăn ngừa sự phá hủy tế bào, phòng bệnh tim mạch, ung thư và ngăn ngừa quá trình lão hóa. Tuy nhiên, nếu uống không đúng thời điểm hoặc người uống trà xanh có bệnh lý thiếu máu, tiểu đường… thì sẽ rất nguy hiểm.

Ảnh hưởng tới dịch tiết dạ dày nếu uống ngay sau bữa ăn

Uống trà xanh ngay sau bữa ăn là một thói quen gây hại cho hệ tiêu hóa mà rất nhiều người Việt Nam đang mắc phải. Th.BS dinh dưỡng Nguyễn Thị Hải cho rằng cần phải bỏ ngay thói quen uống trà ngay sau bữa ăn vì trong trà có chứa chất tannin có thể gây rối loạn tiêu hóa. Kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Với người có bệnh lý viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản rối loạn tiêu hóa khiến cho bệnh nhân đau nhiều hơn.

Không uống trà xanh khi đói

Để không biến trà xanh thành thuốc độc, điều đầu tiên cần nhớ là: Không uống trà xanh khi đói. Thực tế, trà xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua. Chính vị chua này khiến người uống trà mất cảm giác ngon miệng, ăn ít đi và cơ thể cũng hấp thụ thức ăn kém hơn. Khi dạ dày trống rỗng mà uống trà xanh, trong trà có chất chát sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì vị, gây ra cảm giác cồn cào, nôn nao, hoa mắt chóng mặt, rất khó chịu. Bên cạnh đó, cũng không uống trà quá nóng hay quá đặc. Uống trà xanh nóng trên 60 độ C gây tổn thương vách trong của dạ dày, dẫn đến đau loét dạ dày; nhiệt độ lý tưởng để uống trà chỉ dao động từ 45 – 50 độ C là vừa. Uống trà quá đặc cũng không tốt cho sức khỏe vì trà chứa hàm lượng caffein và tannin, hàm lượng cao dễ gây đau đầu, mất ngủ. Trong trường hợp ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo [dầu, mỡ], đạm nếu uống trà xanh sẽ gây ra tình trạng táo bón do khó tiêu. Ngoài ra, không nên uống trà xanh khi đói bụng gây tăng tiết dịch axit tổn thương hệ thống tiêu hóa.

Uống trà xanh khi uống thuốc có thể gây kích thích về hormone và kháng sinh trong cơ thể, không những khiến thuốc giảm tác dụng mà còn gây rối loạn tiêu hóa và nguy hiểm cho gan. Ảnh minh họa: Internet

Không uống trà quá nhiều Phụ nữ khi mang thai tuyệt đối không uống đến tách trà thứ hai trong ngày; một ly trà xanh có chứa nhiều caffeine nếu cứ uống nhiều sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Dù hàm lượng caffeine trong trà xanh ít hơn cà phê, nhưng nếu uống trà 4-5 lần một ngày thì người bình thường cũng có thể tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh như: Bệnh tiểu đường, tiêu chảy, táo bón, hội chứng ruột kích thích [IBS], tăng nhịp tim, mất ngủ, chứng run... Trà xanh còn ức chế cơ thể sử dụng canxi, khiến người uống dễ bị loãng xương. Ngoài ra, lượng catechin có trong trà xanh khiến người uống có thể bị thiếu sắt, từ đó dẫn đến thiếu máu. Nếu bạn là người nghiện uống trà xanh, cần bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C vào bữa ăn hàng ngày.

Không uống trà quá đặc

Trà xanh có hàm lượng tannin và caffeine cao nên uống quá đặc sẽ gây ra hiện tượng đau đầu, buồn ngủ. Nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Không uống trà xanh vào ban đêm Chất caffeine trong trà xanh sẽ khiến bạn mất ngủ, vì vậy tốt hơn hết không nên uống trà xanh vào ban đêm. Ngoài ra, buổi sáng sau khi thức dậy cũng không phải là thời điểm thích hợp để uống trà xanh vì lúc này bụng của chúng ta đang rỗng.

Trà xanh có hàm lượng tannin và caffeine cao nên uống quá đặc sẽ gây ra hiện tượng đau đầu, buồn ngủ. Nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet

Không dùng trà xanh để uống thuốc

Việc này vốn là hành động thiếu khoa học, có thể gây kích thích về hormone và kháng sinh trong cơ thể, không những khiến thuốc giảm tác dụng mà còn gây rối loạn tiêu hóa và nguy hiểm cho gan. Thêm vào đó, không uống trà 20-30 phút trước và ngay sau bữa ăn. Khi lượng protein và chất sắt trong thức ăn gặp acid tanna gây ra quá trình kết tủa, gây khó tiêu và giảm khả năng hấp thụ chất sắt cũng như protein.

Không uống nếu sức khỏe yếu
Người có thể mệt mỏi thiếu máu, da xanh tuyệt đối không uống trà xanh. Theo chuyên gia dinh dưỡng trong trà xanh có chứ tannin ảnh hưởng tới hấp thu sắt của cơ thể, khiến cho tình trạng thiếu máu trở nên trầm trọng hơn.

Phụ nữ đang mang thai không nên uống trà xanh nhiều vì có thể làm ảnh hưởng tới việc hấp thu acid folic của cơ thể. Thiếu acid folic ở giai đoạn dưới 12 tuần tuổi có thể gây dị tật cho thai nhi.

"Trà xanh không phải là loại nước uống thích hợp để bà bầu dùng nhiều. Bà bầu lạm dụng trà có thể gây ra tình trạng thiếu máu ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé, sinh non, thiếu cân…", bác sĩ Hải khuyến cáo.

Chất caffeine trong trà xanh sẽ khiến bạn mất ngủ, vì vậy tốt hơn hết không nên uống trà xanh vào ban đêm. Ngoài ra, buổi sáng sau khi thức dậy cũng không phải là thời điểm thích hợp để uống trà xanh vì lúc này bụng của chúng ta đang rỗng. Ảnh minh họa: Internet

Những người không nên uống trà xanh
Mặc dù trà xanh rất tốt cho sức khỏe và có khả năng ngăn ngừa ung thư nhưng không phải ai cũng hợp để uống trà. Những người mắc cao huyết áp, táo bón, sỏi thận, loét dạ dày... không nên uống trà để tránh bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Ví dụ như người bị cao huyết áp uống trà xanh sẽ khiến chất caffein trong trà kích thích tim đập nhanh hơn và làm cho huyết áp tăng cao thêm. Theo bác sĩ Hải bệnh nhân mắc bệnh gan, bệnh nhân tiểu đường không nên uống trà xanh. Vì chất caffein có thể tham gia vào quá trình chuyền hóa và làm suy yếu chức năng gan. Trà xanh không phải là loại nước uống thích hợp cho người già và trẻ nhỏ. Người già uống trà xanh có thể gây ra tình trạng khó ngủ.

Với trẻ nhỏ có thể ảnh hưởng tới quá trình hấp thu dinh dưỡng và trao đổi chất. Do các chất có trong trà xanh có thể gây ra phản ứng kết tủa với một số dinh dưỡng tăng tình trạng khó tiêu.

Video liên quan

Chủ Đề